Không chỉ cực hay, các tựa game sau cũng khiến nhiều người phải vò đầu bứt tai vì độ “khó hiểu”
Game không những hay mà còn hại não một cách bất ngờ nữa nhé.
Đôi khi, ngay cả những trò chơi được đánh giá là hấp dẫn nhất cũng khiến nhiều người chơi phải bối rối. Đó là bởi chúng sở hữu những cơ chế chơi kỳ quái, hay đơn giản chỉ là bởi những video game này được lựa chọn những tong màu cực kỳ khó nhìn, khiến cho các game thủ phải vò đầu bứt tai. Những tựa game dưới đây sẽ chứng minh cho mọi người thấy rằng không phải lúc nào một trò chơi điện tử cũng đem đến cho mọi người cảm giác được giải trí.
Shadow of the Colossus là trò chơi phiêu lưu hành động được đánh giá cao của nhà sang tạo Fumito Ueda. Video game này khai thác tối đa hiệu ứng về âm thanh, chính xác là sự tĩnh lặng để gợi lên cảm giác như chỉ có một mình cho người chơi, bởi cuộc hành trình của nhân vật chính qua The Forbidden Lands cũng là một hành trình đầy cô đơn. Shadow of the Colossus phát triển theo chủ nghĩa tối giản, hướng người chơi tự tìm ra lời giải thích cho những câu chuyện dang dở trong game.
Để tìm hiểu đầy đủ ý định của Ueda, các nhà phân tích trò chơi trên mạng đã xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết của Shadow of the Colossus và người tiền nhiệm của nó là Ico, để tìm kiếm ra những sự kết nối giữa hai cuộc phiêu lưu huyền bí và manh mối về bản chất của trò chơi này. Ví dụ: Ai là ác quỷ Dormin? Tại sao Mono bị hy sinh? Tại sao Wander lại liều mạng để quay lại thế giới loài người? Có phải chúng ta, những người chơi đã ra tay không thương tiếc 16 con quái vật to lớn, xinh đẹp trong trò chơi?
Chỉ đến khi chúng ta có bản làm lại của trò chơi này trên PS4 thì may ra những câu hỏi trên mới đc giải đáp. Nếu Ueda được làm theo ý mình và những đề xuất mà anh ấy đã gửi cho nhà phát triển Bluepoint được chấp nhận, thì có lẽ những điều khiến người hâm mộ băn khoăn có thể sẽ được giải đáp. Nhưng cho đến nay thì Shadow of the Colossus vẫn đầy bí ẩn.
Tựa game đã đưa ra cho người chơi hàng ngàn giả thuyết, Playdead của Limbo nói về cuộc hành trình của một cậu bé (có thể là đã chết) khi cậu tìm kiếm em gái mình (cũng có thể là đã chết). Limbo đã giành được nhiều sự ngợi ca cho sự rùng rợn và cách kể chuyện tối giản của nó, các nhà phê bình còn đánh giá rất cao việc Limbo cho phép người chơi diễn giải các sự kiện của trò chơi theo ý họ. Mặc dù trò chơi đã thành công về mặt thương mại, nhưng điều quan trọng là cốt truyện mở và kết thúc đột ngột của Limbo đã để lại một thứ gì đó được mọi người mong muốn.
Các game thủ cho đến ngày nay vẫn tranh luận về mọi thứ xung quanh Limbo, đặc biệt là về động lực thực sự của cậu bé giấu tên để tìm em gái của mình với lý do cô ấy bị mất ở Limbo ngay từ đầu. Giám đốc Arnt Jensen và Giám đốc điều hành Playdead là Dino Patti vẫn kín tiếng về “câu chuyện” của trò chơi, đặc biệt là kết thúc của nó, và hai người đã tuyên bố rằng sự mơ hồ là chìa khóa của họ. Vào năm 2012, Jensen đã nói với Christopher Nutt của Gamasutra , ” Tất cả mọi người đều thích cái kết mở mà tôi tạo ra cho trò chơi, và điều đó làm tôi hạnh phúc, và bởi vậy nên tôi sẽ không nói gì thêm về điều này nữa”.
Các trò chơi trong serie Souls là ví dụ điển hình về cách mà trò chơi và câu chuyện có thể kết hợp để tạo ra một trải nghiệm tương tác ngoạn mục. Serie game nhập vai hành động gothic của FromSoftware đã trở nên khét tiếng vì sự khó khăn mà các game thủ phải vượt qua, cùng với đó là hình ảnh ấn tượng với kiến trúc đổ nát và sự quái dị kỳ cục của những con quái vật, tất cả đã tạo nên tên tuổi cho loạt game này.
Sự hiểu biết về thế giới của các trò chơi trong loạt Souls là một việc gây khó khắn cho các game thủ, cho dù họ có được những khám phá đặc sắc, và những thông tin được tìm hiểu từ những người chơi khác, sau đó tổng kết hết những điều này lại cũng chưa hẳn đã đầy đủ. Chỉ những người hâm mộ cuồng nhiệt nhất của Souls mới có thể đủ kiên nhẫn để tìm hiểu toàn bộ những điều bí ẩn của loạt game này. Sự hấp dẫn của Souls là bởi câu chuyện của nó không nguyên vẹn ngay từ ban đầu, mà người chơi phải thu thập từng mảnh ghép nhỏ lại để hoàn thành nên câu chuyện ẩn giấu của nó.
Kingdom Hearts là đứa con tinh thần của Disney và Square Enix. Trò chơi là sự kết hợp giữa thế giới phép thuật và những bộ phim được yêu thích nhất của Disney với lối chơi hành động nhịp độ nhanh. Nhưng Kingdom Hearts lại có cốt truyện hết sức lộn xộn, khiến cho người chơi cảm thấy bị băn khoăn bởi rất nhiều câu hỏi.
Việc gây ám ảnh nhất với game thủ Kingdom Hearts là phát hiện và hiểu được động cơ thực sự của nhân vật phản diện Xehanort, mục đích thực sự đằng sau Tổ chức XIII, và ngay cả bản chất của Kingdom Hearts cũng khiến mọi người gặp khó khăn, khi phải hoàn thành mọi trò chơi trong serie này theo thứ tự chính xác mới có thể hiểu được. Ví dụ: nếu bạn chơi Kingdom Hearts và sau đó tiếp tục vào Kingdom Hearts II thì có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ các điểm cốt truyện chỉ có thể tìm thấy trong Kingdom Hearts: Chain of Memories, trò chơi độc quyền của Game Boy Advance. Để khiến mọi thứ trở nên khó hiểu hơn, một phần tiền truyện được bán trực tiếp khác cho Kingdom Hearts II có tên là Kingdom Hearts 358/2 Days, được phát hành ba năm sau khi trò chơi chính thứ hai trong sê-ri đã được xuất bản, có nghĩa là các nhân vật như Roxas, người đóng vai trò quan trọng trong Kingdom Hearts II đã không được giới thiệu chính xác trong quãng thời gian suốt 3 năm kể từ khi xuất hiện. Đúng là chỉ có những game thủ kiên nhẫn nhất, và chịu tìm hiểu nhất mới có thể hiểu được câu chuyện của loạt Kingdom Hearts.
Froong
Top 10 tựa game mà nhân vật chính cuối cùng vẫn gục ngã dưới tay kẻ ác
Motif anh hùng vượt nghìn trùng khổ ải, đánh bại thế lực độc ác được sử dụng rất nhiều không chỉ trong phim ảnh mà còn cả trong những tựa game.
Tuy nhiên, cũng có những nhà biên kịch đi ngược lại với câu trúc này, biến nhân vật phản diện thành kẻ chiến thắng, còn nhân vật anh hùng chính diện thì bị đại bại dưới tay đối thủ của mình. Có thể là do nhân vật chính cố tình làm thế, là do bị lừa, hoặc là vô tình "nối giáo cho giặc"; bằng cách này hay cách nọ thì nhà biên kịch đều muốn cho game thủ thấy rằng cốt truyện của game vẫn còn có nhiều thứ sâu xa hơn rất nhiều.
Nhiều game như thế có kết cục khá là bi quan, thường thì đây không phải là phần chính trong series, có thể là ngoại truyện, spin-off, hoặc là một phiên bản với kết thúc khác chẳng hạn. Sau đây là danh sách 10 tựa game mà nhân vật chính diện không phải là người giành phần thắng.
Resistance 2
Thường thì trong một bộ ba (trilogy), phần 2 là phần mang màu sắc ảm đạm nhất, tạo tiền đề cho nhân vật chính "comeback" hoành tráng trong phần 3. Resistance 2 là một tựa game như thế. Được phát triển bởi Insomniac Games, đây là một series "mất tích" từ thời PS3. Phần 2 này tiếp tục hành trình của Thượng sĩ Nathan Hale với bối cảnh tại nước Mỹ, chống lại cuộc xâm chiếm của lũ Chimeran.
Bạn sẽ là một thành viên trong đội lính tinh nhuệ The Sentinels gồm những người bị nhiễm virus Chimeran với sức mạnh phi thường. Về sau, Hale cố gắng chế ngự con virus này, ngăn chặn thủ lĩnh Chimeran là Daedalus nhưng sau đó lại vô tình lấy luôn những kỹ năng của hắn ta. Hale trốn chạy với một Sentinel khác là hạ sĩ Joseph Capelli. Tuy nhiên, con tàu của họ bị nổ và khi tỉnh dậy, Capelli thấy Hale đã hoàn toàn bị nhiễm virus Chimeran và buộc phải bắn anh ta.
Trong phần 3 thì tin vui là Chimera đã bị xóa sổ hoàn toàn, nhưng vào thời điểm Resistance 2 kết thúc thì đã có không ít game thủ tỏ ra buồn rầu, đau xót cho cả Hale lẫn Capelli.
Shadow Of The Colossus
Shadow of the Colossus là một trong những tựa game đình đám của hệ máy PlayStation. Trong game, bạn sẽ vào vai Wander đi tìm cách hồi sinh Mono, một người hầu gái bị đem đi cúng tế vì người đời cho rằng cô ta bị dính lời nguyền. Sau khi tìm đến một vùng đất xa lạ thì Wander đã thỏa thuận với Dormin, một thực thể bí hiểm với khả năng hồi sinh người chết. Để cứu sống Mono thì anh hùng của chúng ta phải làm một nhiệm vụ cho Dormin, đó là tiêu diệt 16 pho tượng khổng lồ (Colossi) nằm trên bản đồ.
Tuy nhiên, Wander không biết được rằng Dormin có kế hoạch riêng của hắn ta. Và khi con Colossi cuối cùng bị diệt thì Wander mới vỡ lẽ ra mọi chuyện. Mỗi con Colossi là các guardian, giam giữ linh hồn của Dormin không cho nó tác oai tác quái, và khi bị diệt thì Dormin sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu của mình. Kết quả là Wander bị Dormin nhập vào người và biến thành một người khổng lồ xấu xa. Nhưng sau đó Lord Emon đã kịp thời ra tay, nhốt Dormin (và Wander) ở lại vùng đất này vĩnh viễn.
InFamous
inFamous nổi tiếng với hệ thống đạo đức trong game. Bạn sẽ vào vai Cole MacGrath, một nhân viên chuyển phát bằng xe đạp, và sau khi sống sót trong một vụ nổ tại tòa nhà Empire City thì bạn có siêu năng lực về điện. Lúc này, bạn sẽ có 2 sự lựa chọn là dùng năng lực của mình để bảo vệ thành phố, "tích đức" cho bản thân, hoặc là trở thành một người ích kỷ và "tạo nghiệp".
Khi bạn chơi tiếp thì sẽ bắt gặp ông trùm Kessler, thủ lĩnh của nhóm The First Sons đã gây ra vụ nổ lúc trước. Sau vài lần đụng độ, kể cả lần mà hắn ta diệt bạn thân của Cole là Trish, thì cuối cùng người chơi cũng được đối đầu với Kessler. Và cho dù bạn có tích đức hay tạo nghiệp như thế nào đi chăng nữa thì Kessler cũng cho bạn biết rằng hắn ta chính là Cole đến từ một tương lai song song, một tương lai bị hủy hoại bởi chính hành động của hắn ta.
Kessler còn cho biết hắn ta diệt Trish là để ngăn chặn không cho bạn lập gia đình với cô ta, bởi vì chính gia đình này sẽ khiến Cole không thể ngăn chặn được mối nguy hiểm đang rình rập là The Beast. Mặc dù ý định của Kessler cũng là vì mục đích tốt nhưng cách hắn ta hành động ít nhiều cũng gây đau thương cho người khác, và sau cùng thì kế hoạch của hắn cũng thành công.
Halo Reach
Halo là một trong những game có vũ trụ rộng lớn nhất, thu hút đông đảo người chơi khám phá kể từ khi ra mắt phần đầu tiên vào năm 2001. Trong đó, The Fall Of Reach là một trong những cột mốc quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến giữa con người và lũ Covenant. Và đây cũng có thể là lý do vì sao Bungie đã chọn bối cảnh này cho tựa game Halo Reach, tiền truyện của phần đầu tiên Halo: Combat Evolved.
Bạn sẽ vào vai SPARTAN-B312, hay còn được gọi là Noble Six và là thành viên mới nhất của đội Noble Team. Bạn sẽ biết được rằng lực lượng Covenant đã tìm ra hành tinh Reach, nơi tạo ra chương trình Spartan-II, và bọn chúng đang dồn tổng lực để tấn công hành tinh này. Khi gặp được người tạo ra chương trình này, Dr. Halsey, thì Noble Team được giao nhiệm vụ vận chuyển trí thông minh nhân tạo Cortana (được cho là nắm giữ thông tin về một cổ vật có thể chấm dứt cuộc chiến này) đến con tàu UNSC Pillar of Autumn.
Đúng như tên gọi The Fall of Reach, lần lượt các thành viên trong đội Noble Team đều phải hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ được giao, và Noble Six phải ở lại Reach để đảm bảo con tàu Pillar of Autumn rời khỏi hành tinh an toàn, rồi cuối cùng cũng hi sinh tại chính nơi này. Lũ Covenant có thể bị tiêu diệt sau này, nhưng sự hi sinh anh dũng của Noble Team vẫn sẽ còn vang vọng đến mãi về sau.
XCOM: Enemy Unknown (2012)
XCOM: Enemy Unknown là một tựa game khá thành công của Firaxis Games. Với bối cảnh tại một Trái đất khác, bạn sẽ được giao nhiệm vụ điều khiển XCOM, một tổ chức quân sự với nhiệm vụ bảo vệ Trái đất trước sự xâm lăng của lũ ngoài hành tinh Ethereals với siêu năng lực phi thường. Sau khi phát hiện chúng sử dụng loài người để làm thí nghiệm, tìm ra một giống loài mới thì XCOM đã nhanh tay hành động và tiêu diệt thủ lĩnh Uber Ethereal, khiến con tàu của chúng nổ tung.
Tưởng rằng mọi chuyện đã xong xuôi, nhưng trong XCOM 2 (2016) thì bạn biết được là đã có một kết thúc hoàn toàn khác. 20 năm sau sự kiện Enemy Unknown, Hội đồng Council of Nations đã đầu hàng và con người đã chịu phần thua trong cuộc chiến này. Sau đó thì có một chế độ bù nhìn (puppet regime) được thiết lập, gọi là ADVENT, và XCOM trở thành một lực lượng kháng chiến ngầm.
XCOM 2 kết thúc với những tội ác của ADVENT được phơi bày trước ánh sáng và lực lượng của chúng bị áp đảo. Tuy nhiên, cuộc chiến lúc này vẫn chưa đến hồi kết, vì bản mở rộng War of the Chosen cho thấy sắp tới sẽ diễn ra thêm một cuộc chiến nữa.
Kingdom Hearts: Birth By Sleep
Series Kingdom Hearts khá là rối rắm nhưng riêng Birth By Sleep thì đây là một trong những phần sáng giá nhất trong series. Ra mắt vào năm 2010, đây là phần 6 trong series nhưng có bối cảnh tiền truyện, diễn ra 10 năm trước sự kiện trong phần đầu tiên. Trong phần này, thay vì tiếp tục với nhân vật chính trong các phần trước là Sora, Riku thì phần này có đến 3 nhân vật chính Terra, Aqua và Ventus với 3 phần chơi chiến dịch khác nhau.
Game mở màn với Terra và Aqua đang hoàn thành phần thi Mark of Mastery để đạt được cấp bậc Keyblade Master. Tuy nhiên, nhân vật phản diện là Master Xehanort đã "biến tấu" cuộc thi này, khiến bóng tối trong Terra dần trỗi dậy và thất bại trong cuộc thi. Sau đó Xehanort biến mất ngay khi lũ Unversed xuất hiện. Terra, Aqua, Ventus cùng nhau đi tìm Xehanort.
Khi cả 3 đối đầu với Xehanort thì Terra bị Xehanort nhập vào người và chiếm quyền kiểm soát; còn Ventus thì cũng bị kẻ khác nhập vào, sau khi "đấu tranh tư tưởng" và giành phần thắng thì Ventus không may rơi vào trạng thái vô hồn. Aqua buộc phải nhốt Ventus vào Castle Oblivion để bảo đảm Ventus không bị ai quấy rầy. Khi Aqua đối đầu với Terra thì Xehanort lại tự sát, khiến Terra bị rơi vào cõi u hồn. Aqua lao theo giải cứu Terra, nhưng rồi cũng bị mắc kẹt tại nơi này luôn.
Phải đến phần Kingdom Hearts 3 thì những nhân vật này mới có kết thúc tốt đẹp, nhưng dù vậy vẫn phải thừa nhận rằng Birth By Sleep có một kết thúc ảm đạm hơn bao giờ hết.
Crisis Core: Final Fantasy VII
Cứ mỗi phần Final Fantasy mới là có một bối cảnh, cốt truyện, và dàn nhân vật mới. Tuy nhiên, sau khi hậu bản của Final Fantasy X là X-2 xuất hiện vào năm 2003 thì năm 2007 xuất hiện thêm một trường hợp ngoại lệ nữa, lần này là Crisis Core: Final Fantasy VII trên hệ máy PSP. Với bối cảnh 7 năm trước sự kiện trong Final Fantasy VII, bạn sẽ vào vai Zack Fair, một chiến binh trong đội quân SOLDIER của tập đoàn Shinra và đồng thời cũng là chủ nhân đầu tiên của thanh bảng kiếm huyền thoại Buster Sword. Được giao nhiệm vụ đi tìm nhân vật SOLDIER Genesis, Zack dần phát hiện ra rằng có một âm mưu khác to lớn hơn và đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự kiện trong Final Fantasy VII.
Những ai đã chơi qua phần 7 sẽ biết Zack là tình đầu của Aerith; và sau khi đến thăm thị trấn Gongaga thì bạn biết đây chính là quê nhà của Zack sau khi gặp cha mẹ của anh ta, và cả 2 đều không biết được số phận của con trai mình sắp tới sẽ thảm kịch đến mức nào. Thức dậy sau khi bị Shinra bắt làm vật thí nghiệm, Zack đã cứu mạng Cloud nhưng lại hi sinh giữa trận chiến với toán quân Shinra. Zack đã trăn trối với Cloud, hi vọng Cloud sẽ là người tiếp bước giúp mình.
Superhot
Khi ra mắt vào năm 2016 thì game này đúng là siêu "hot". Game có phong cách đồ họa rất tối giản, cơ chế game cũng rất dễ làm quen: thời gian chỉ chuyển động khi bạn di chuyển. Game có cốt truyện khá là bí ẩn, bạn sẽ nhận được tin nhắn của một người bạn giới thiệu một tựa game hay tên là superhot.exe. Tất nhiên là bạn cũng tò mò mở tập tin đó xem thử nó có gì "hot", và rồi nhận ra rằng những hành động của bạn trong game đều bị "the system" theo dõi.
Sau các màn chơi thì "the system" sẽ dần cảnh báo với bạn rằng không nên chơi trò này nữa, nó cố gắng "đá" bạn ra khỏi game vài lần và thậm chí còn lập trình để nhân vật trong game đột nhập vào chính căn phòng mà bạn đang ngồi để chơi superhot.exe và đập một phát vào đầu khiến bạn bất tỉnh. Tuy nhiên, bạn vẫn ngoan cố chơi tiếp, và lần này "the system" không những không cản bạn mà còn khuyến khích bạn chơi tiếp là đằng khác. Sau khi đột nhập vào phòng lab chứa hệ thống cốt lõi của "the system" thì bạn sẽ được đồng hóa với nó sau khi làm một nhiệm vụ cuối cùng, đó là bạn bị bắt buộc quay trở lại căn phòng chung cư đang ngồi và lần này phải bắn chính bản thân mình luôn để hoàn thành việc đồng hóa.
Khi xem đến phần credit thì bạn được hướng dẫn để giới thiệu superhot.exe cho bạn bè của mình, gửi đi những tin nhắn y như lúc ban đầu mà bạn nhận được. Đây là một cái kết không tốt đẹp chút nào, nhưng vì bạn đã nhiều lần không chịu nghe lời cảnh báo của "the system" nên suy cho cùng bị như vậy cũng là đáng đời.
Diablo
Đây là dòng game trứ danh của Blizzard và nó cũng là ngọn cờ đầu trong thể loại chặt chém hack-n-slash. Tuy nhiên, cốt truyện của series có kết cục không mấy tốt đẹp cho nhân vật chính, và phần đầu tiên cũng không phải là ngoại lệ. Ra mắt vào năm 1997, Diablo có bối cảnh ở thành phố Tristam, thủ đô của Kingdom of Khanduras. Người chơi sẽ có nhiệm vụ giải thoát thành phố này khỏi bàn tay của cái ác và trong trận chiến cuối cùng, bạn sẽ phải đối đầu với chính Diablo, Chúa tể của nỗi sợ hãi. Sau khi diệt được thân xác của hắn thì nhân vật chính sẽ nhốt linh hồn của Diablo vào một hòn đá soulstone, đặt nó vào trong đầu của mình và rồi hi sinh luôn. Tuy nhiên, đến Diablo II thì bạn sẽ biết được là mọi thứ đều công cốc.
Phần 2 sẽ kể lại câu chuyện về một chiến binh cố gắng nhốt linh hồn của Diablo vào bên trong thân xác của mình. Tuy nhiên, mọi chuyện lại đi ngược với dự tính ban đầu, Diablo bắt đầu kiểm soát được thân thể của chiến binh này và cuối cùng trở thành một nơi để cho Diablo "trú ngụ" luôn. Vì thế, thay vì ngăn chặn được con ác quỷ này thì những nỗ lực dũng cảm của bạn đều không mang lại kết quả gì cả.
Red Dead Redemption
Red Dead Redemption có bối cảnh diễn ra vào năm 1911, bạn sẽ vào vai John Marston cố gắng giải cứu vợ và con trai sau khi bị 2 đặc vụ liên bang là Edgar Ross và Archer Fordham bắt cóc. Để đảm bảo vợ con được an toàn, John bị ép buộc phải đi tìm và tiêu diệt những người đồng đội của mình trong băng nhóm cũ.
Nhưng dù đã giữ đúng lời hứa của mình, John vẫn bị chính quyền phản bội. Sau khi giúp vợ con chạy trốn đến nơi an toàn thì John bị hàng chục mũi súng xả đạn vào người mình. Đây là một đoạn kết buồn cho một kẻ từng sống ngoài vòng pháp luật, và mặc dù sau đó con trai Jack đã diệt Edgar Ross để báo thù cho cha nhưng điều này cũng không an ủi được gì nhiều cho lắm.
Axium Fox
5 tựa game siêu hay, nhưng chắc chắn sẽ khiến người chơi khó lòng giữ được sự bình tĩnh Chơi game thôi mà cũng phải tức! Thỉnh thoảng tôi chơi game với tâm trạng thảnh thơi như đang đi dạo. Đôi khi một chút thử thách cũng tốt. Nhưng có những lúc, tôi muốn nhai mọi thứ có thể, đập bàn phím hay làm cái gì đó cho thoả cơn giận bởi cái trò chơi tôi đang chơi làm tôi muốn phát...