Không chỉ beefsteak, cả trà chiều kiểu Anh cũng có biết bao nhiêu thuật ngữ mà hội mê uống trà cần phải biết
Nếu như beefsteak có các thuật ngữ về độ chín, vị trí thịt thì trà chiều kiểu Anh cũng có những từ khoá về loại trà, cách pha trà mà có thể bạn chưa biết bao giờ.
Điểm qua một số những quán trà chiều xuất hiện như “nấm mọc sau mưa” ở Sài Gòn thời gian gần đây thì cũng đủ hiểu văn hoá uống trà chiều ngày càng phổ biến và được săn đón bởi nhiều người, nhất là phái nữ. Trà chiều có xuất xứ từ quý tộc Anh Quốc nên hiển nhiên việc uống trà chiều cũng có nhiều nguyên tắc về cách ăn mặc, cách uống… Tuy ở thời hiện đại thì chẳng ai bắt buộc phải mang găng tay bằng ren và mặc áo corset khi uống trà chiều, nhưng vẫn có một số thuật ngữ mà nếu biết thì sẽ giúp bạn thưởng trà như một “quý tộc” thật sự đấy!
Nếu đến những chỗ “chuyên nghiệp” về trà chiều như The Villa Royale hay TWG thì trong menu sẽ có lựa chọn “High Tea”. Nhiều người không rõ high tea là gì, cho rằng đây là một cái tên của set trà bánh buổi chiều nhưng điều này là sai. “High tea” thường chỉ những bữa tiệc trà sau giờ đi làm, nghĩa là tầm từ khoảng 5 đến 7 giờ tối. Vào lúc này thì bữa high tea đôi khi được xem như bữa tối nên có nhiều món ăn mặn hơn là chỉ bánh ngọt ăn nhẹ. Chính vì vậy mà trong các menu high tea, ta thường thấy nhiều món như sandwich gà, cá hồi hun khói hay các loại bánh mặn nhân thịt kèm với bánh ngọt.
Người Anh phân ra “high tea” và “afternoon tea”, trong đó “afternoon tea” có nghĩa là trà chiều như cái tên của nó. Trà chiều thường được uống vào tầm 2 tới 4 giờ chiều và ăn kèm những món bánh ăn nhẹ. Mục đích sơ khai của trà chiều là để dằn bụng chờ ăn tối nên bạn sẽ thấy rằng các món ăn kèm hầu như đều rất nhỏ, bánh sandwich sẽ được cắt ra theo dạng finger food để có thể nhâm nhi chậm rãi.
Flush
Đôi khi, bạn sẽ thấy những từ như “first flush” và “second flush” đứng trước tên trà. Flush ở đây là chỉ thời điểm thu hoạch trà trong năm. Cùng một loại trà nhưng chỉ cần khác thời điểm thu hoạch thì sẽ cho ra hương vị khác nhau, yêu cầu pha chế cũng khác nhau. Ví dụ như trà Darjeeling thu hoạch vào mùa Xuân từ tháng hai đến tháng tư sẽ cho vị nhạt, dịu nhẹ. Darjeeling thu hoạch từ sau tháng tư đến cuối tháng năm đầu tháng sáu sẽ có lá to hơn, có vị mạnh hơn, đậm đà hơn. Một số nơi chuyên nghiệp như TWG ở Takashimaya sẽ hỏi trước bạn chọn loại Flush nào mỗi khi gọi trà. Nếu khẩu vị của bạn hợp với loại nhẹ thì có thể chọn First Flush và ngược lại.
Tier
Tier ở đây có nghĩa là “tầng”, ý chỉ tầng trong các khay bánh kiểu truyền thống mà ta hay thấy. Khay bánh này thường xuất hiện trong các bữa high tea và mỗi tầng chứa một loại thức ăn khác nhau, ăn theo thứ tự khác nhau. Thông thường, tier chia làm ba loại, “top tier” là tầng cao nhất, bao gồm các loại bánh ngọt. “Second tier” là tầng ở giữa, bao gồm các loại bánh mì theo mùa, phô mai và bơ. “Bottom tier” là tầng dưới cùng, chứa sandwich và các món mặn. Theo nguyên tắc uống trà Anh, bạn nên ăn các món này từ dưới lên trên.
Scones
Có một câu nói rằng “đó sẽ không phải là bữa tiệc trà nếu không có scones”. Scones là một loại bánh mì đặc kiểu Anh, ăn kèm với kem bơ và mứt, là món ăn phổ biến gần như luôn phải có trong các bữa tiệc trà. Tuy nhiên khi văn hoá tiệc trà du nhập sang những nước khác thì người ta không còn câu nệ nữa mà thay vào đó là nhiều loại bánh khác như cheesecake, cupcake… Ở các tiệm trà cổ điển một chút đều có bánh scones cho thực khách, và nếu bạn chưa thử ăn scones cùng trà thì nên thử một lần. Bạn sẽ hiểu vì sao món bánh này lại được người Anh đề cao như vậy. Thật khó để giải thích nhưng scones là bánh nhạt, có vị mặn béo nhè nhẹ của bơ rất “nịnh” vị trà nói chung và gần như không kén bất kì loại trà nào.
Theo Trí Thức Trẻ
"Oanh tạc" gian bếp với cá hồi áp chảo cực ngon, nhà thiết kế hình ảnh vẫn bị Suri Thanh Nga từ chối tại Ẩm Thực Kỳ Duyên
Trổ tài nấu món cá hồi áp chảo sốt việt quất ngon chuẩn phong cách châu Âu, tuy nhiên đó vẫn chưa đủ để giúp anh chàng Đồng Thanh Tâm chinh phục được trái tim "hotgirl truyền thông" Suri Thanh Nga.
Chàng trai Đồng Thanh Tâm tiết lộ mình không giống Suri Thanh Nga, không thích đọc truyện ngôn tình mà chỉ thích làm những hành động ngôn tình. Minh chứng cho điều đó là việc Thanh Tâm đã tự tay gói tặng Suri một bó hoa hồng màu hồng phấn, trùng với màu chiếc váy Suri đang mặc khiến cô nàng hết sức cảm động.
Thanh Tâm tiết lộ sẽ mang đến chương trình món Cá hồi áp chảo sốt việt quất, thầy Quốc Y cho biết đây là món tương tự beefsteak nên khó là làm sao áp chảo vừa chín vì nếu chín quá sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng trong cá hồi.
Sau 30 phút "oanh tạc" gian bếp, món Cá hồi áp chảo sốt việt quất của Thanh Tâm được Suri Thanh Nga lựa chọn thử đầu tiên.
Thầy Quốc Y khen tay nghề của Tâm rất tốt, phần trang trí cũng chuẩn phong cách châu Âu tuy nhiên phần nước sốt lại hơn nhạt nên thầy cho món ăn 8 điểm. Thủy SaLa cũng đồng ý với thầy Quốc Y rằng món ăn hơn nhạt và giơ biểu tượng "Ngon miệng". Riêng Suri lại cho rằng vị món ăn tuy hơn nhạt nhưng cô vẫn thấy rất ngon và phần trang trí cũng rất bắt mắt nên tặng Thanh Tâm biểu tượng "Hài lòng".
Cuối vòng này, Suri Thanh Nga rất tiếc khi phải nói lời tạm biệt Thanh Sang và hi vọng cả hai có thể trở thành những người bạn tốt sau chương trình.
Đón xem tập 15 chương trình Ẩm Thực Kỳ Duyên, sẽ phát sóng vào lúc 20g30, Thứ 6, ngày 04/01/2019 trên kênh HTV7.
Theo bmbm
5 quán spaghetti chất lượng giá bình dân ở TP.HCM Các món kiểu Âu như pizza, spaghetti, beefsteak ngày càng được giới trẻ TP.HCM ưa chuộng. Những quán ăn ngon, không gian đẹp, giá bình dân sẽ là lựa chọn ưu tiên của các bạn trẻ. Hẻm Spaghetti: Mang danh có món spaghetti ngon, rẻ nhất Sài Gòn (giá từ 50.000 đồng), Hẻm Spaghetti thu hút khách bởi sự đơn giản, yên tĩnh...