Khống chế vốn ngoại tại DN trung gian thanh toán: Chưa đủ sức thuyết phục
Mặc dù quy định không chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ở mức 49% là phù hợp với cam kết trong các điều ước quốc tế, song cần có thêm giải trình rõ ràng và đầy đủ hơn cho doanh nghiệp để tăng tính thuyết phục cho quy định.
Việc thu hút vốn nước ngoài vừa giúp các doanh nghiệp trong nước có thêm nguồn lực tài chính vừa có cơ hội tiếp cận, tận dụng các công nghệ tiên tiến. (Trong ảnh: Hướng dẫn khách hàng mua xăng thanh toán qua ví điện tử).
Dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có đưa ra quy định “tỷ lệ tối đa phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả sở hữu trực tiếp và gián tiếp là 49% vốn điều lệ của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cung ứng dịch vụ”.
Khống chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là quy định mới tại Dự thảo và làm thay đổi hoàn toàn hiện trạng về vấn đề này. Vì vậy, quy định này nhận được nhiều ý kiến góp ý từ phía doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
Theo các doanh nghiệp thì quy định hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là chưa phù hợp với cam kết của Việt Nam trong một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (WTO, CPTPP…).
Video đang HOT
Trong khi đó, Ban soạn thảo cho hay, khái niệm và phạm vi trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật trong nước không thuộc phạm vi cam kết mở cửa của Việt Nam tại Hiệp định WTO và Hiệp định CPTPP. Do vậy, các quy định pháp luật để quản lý dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó có quy định tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để đưa vào dự thảo Nghị định không thuộc phạm vi cam kết và không chịu ràng buộc bởi các cam kết quốc tế đã dẫn ở trên. Việt Nam được quyền ban hành các biện pháp để quản lý hoạt động trung gian thanh toán mà không bị coi là vi phạm các nghĩa vụ cam kết quốc tế nêu trên.
Qua rà soát các cam kết của Việt Nam trong WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận thấy, đối với loại dịch vụ ngân hàng, tài chính, Việt Nam chỉ cam kết mở cửa đối với 11 dịch vụ cụ thể, trong đó có “mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng” nhưng không có dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, dịch vụ cổng thanh toán điện tử.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài đã có cam kết cho thành lập hiện diện thương mại trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, Việt Nam chỉ cam kết cho các chủ thể nhất định được thành lập các hiện diện thương mại trong các lĩnh vực tài chính nhất định. Ví dụ, chỉ có tổ chức tín dụng nước ngoài mới được phép hiện diện thương mại cung cấp các dịch vụ ngân hàng và tài chính mà Việt Nam cam kết; với mỗi loại tổ chức tín dụng – ví dụ ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, tổ chức cho thuê tài chính thì lại có giới hạn về loại hoạt động.
VCCI cũng đã rà soát các cam kết mở cửa dịch vụ ngân hàng, tài chính trong các FTA khác (EVFTA, CPTPP), theo đó mức mở cửa đối với dịch vụ ngân hàng, tài chính cơ bản không đổi so với mức mở trong WTO. Đồng thời, ngay cả ở các khía cạnh mở hơn, cam kết mở cửa trong EVFTA, CPTPP không tự động áp dụng chung cho nhà đầu tư nước ngoài từ các nước ngoài Hiệp định. Trong khi Nghị định này có giá trị áp dụng chung, vì vậy không nhất thiết phải theo các mức mở cửa của EVFTA, CPTPP hay bất kỳ FTA nào khác.
Như vậy, giải trình của Ban soạn thảo về cam kết là hợp lý, tuy nhiên, VCCI đánh giá những giải trình này chưa đủ rành mạch để lý giải cho doanh nghiệp. Vì vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo phân tích kỹ nội dung này để giúp doanh nghiệp hiểu rõ, đầy đủ và chính xác về cam kết của Việt Nam.
Nguyễn Hiền
Theo Haiquanonline.com.vn
Dòng vốn ngoại trở lại Đông Nam Á, Việt Nam liên tục hút vốn
Trong 3 tuần liên tiếp, đã có hơn 9,2 triệu USD đổ vào thị trường Việt Nam...
Ảnh: freepik
Theo số liệu thống kê của Công ty chứng khoán KIS Việt Nam (KIS), dòng vốn đã trở lại Đông Nam Á sau 4 tuần bị rút vốn, ghi nhận ở mức 1 triệu USD trong tuần trước. Cụ thể, dòng vốn rút khỏi Indonesia tiếp tục giảm, ghi nhận ở mức 4 triệu USD, giảm 70% so với tuần trước. Bên cạnh đó, Malaysia đón nhận 6 triệu USD trong tuần trước, cao nhất trong 6 tuần qua trong khi Thái Lan vẫn chịu áp lực rút vốn.
Số liệu: Bloomberg, KIS. Tổng hợp: NCĐT.
Một điểm tích cực khi thị trường Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn tích cực, đạt 1 triệu USD vào tuần trước, đóng góp chủ yếu từ VFMVN30 ETF với 1,14 triệu USD đổ vào thông qua chứng chỉ quỹ. Như vậy, trong 3 tuần liên tiếp, thị trường Việt Nam đã thu hút hơn 9,2 triệu USD.
Số liệu thống kê của KIS cũng chỉ ra rằng, trong tuần (30/12-06/01/2020), khối ngoại tiếp tục mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị 62 tỷ đồng, giảm 70% so với tuần trước đó.
Theo đó, nhóm cổ phiếu thuộc ngành Nguyên vật liệu và Tiêu dùng thiết yếu vẫn được mua ròng mạnh nhất, giá trị mua ròng lần lượt là 152 tỷ đồng và 52 tỷ đồng. Cụ thể, cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) dẫn đầu lĩnh vực Nguyên vật liệu với giá trị mua chiếm 85% toàn ngành. Với nhóm cổ phiếu Tiêu dùng thiết yếu, cổ phiếu của Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) và cổ phiếu của Vinamilk (HoSE: VNM) tiếp tục được mua mạnh.
Top 10 CP nước ngoài mua ròng trong tuần. Nguồn: KIS.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu thuộc nhóm Tài chính là lĩnh vực bị bán mạnh nhất, tập trung vào các cổ phiếu HDBank (HoSE: HDB); Chứng khoán Bản Việt (HoSE: VCI) và Ngân hàng BIDV (HoSE: BID). Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu Bất động sản vẫn bị áp lực bán chi phối, chủ yếu là cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC), trong khi Vincom Retail (HoSE: VRE) và Vinhomes (HoSE: VHM) được mua mạnh trong tuần trước.
Theo Nhipcaudautu.vn
Vốn ngoại hứa hẹn sẽ đổ vào cổ phiếu các thị trường Cận biên và Mới nổi trong năm 2020 Dòng vốn đầu tư thế giới đang có dấu hiệu xê dịch từ kênh trái phiếu trở lại cổ phiếu. Các thị trường Mới nổi và Cận biên trong đó có Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự chuyển dịch này. Ảnh minh họa. Dù bán ròng trong tháng 12/2019, khối ngoại trong cả năm 2019 vẫn mua ròng gần 6.000 tỷ...