Khống chế giới hạn vay của địa phương trên số thu đạt được
Thay vì khống chế mức huy động trên chi đầu tư xây dựng cơ bản như hiện nay, Luật Ngân sách Nhà nước đã quy định khống chế mức giới hạn vay của ngân sách địa phương tính trên số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai giải thích những điểm mới của luật Ngân sách nhà nước.
Đây là một trong những điểm mới của Luật Ngân sách nhà nước, vừa được công bố tại buổi họp báo của Văn phòng Chủ tịch nước sáng 17/7. Giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Ngân sách Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, luật đã quy định rõ toàn bộ lệ phí phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Còn đối với phí thu từ các hoạt động dịch vụ do Nhà nước đầu tu và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thì nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ. Đối với phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và pháp luật có liên quan.
Luật mới cũng quy định bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách Trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh.
Luật Ngân sách 2015 đã bổ sung những nội dung để bảo đảm quyền quyết định những vấn đề trọng yếu nhất về ngân sách nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, bà Mai cho biết.
Liên quan đến phân cấp quản lý ngân sách, theo nữ thứ trưởng, Luật đã quy định toàn bộ tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác phải nộp vào ngân sách nhà nước và phân cấp rõ dơ quan nhà nước thuộc cấp nào thu thì ngân sách cấp đó hưởng.
Lần sửa đổi này, luật cũng đã phân định cụ thể, rõ ràng đối với các khoản thu hồi vốn của nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế, thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu, thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Video đang HOT
Về nâng cao hiệu quả ngân sách – vấn đề luôn được đặt ra tại nghị trường – bà Mai cho biết luật đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan liên quan trong việc lập, quyết định khi xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách hằng năm. Quy định mới khác là quản lý ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện theo kết quả thực hiện nhiệm vụ và lộ trình thực hiện do Chính phủ quy định cụ thể.
Nguyên tắc về chi ngân sách nhà nước cũng đã được bổ sung và làm rõ hơn tại luật mới. Theo đó, các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.
Với luật mới, theo thứ trưởng Mai, tính minh bạch, công khai cũng sẽ được nâng cao cùng với quy định các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm công khai tình thực hiện dự toán ngân sách kèm báo cáo thuyết minh. Kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, các thủ tục ngân sách nhà nước cũng phải được công khai và ngân sách nhà nước chịu sự giám sát của cộng đồng.
Để phù hợp với thông lệ quốc tế, phương pháp tính bội chi ngân sách đã dược quy định bao gồm bội chi ngân sách Trung ương và bội chi ngân sách địa phương, trong đó chi trả nợ của ngân sách nhà nước chỉ bao gồm chi trả nợ lãi, còn trả nợ gốc được chi trả từ nguồn vay mới.
Trường hợp có bội thu ngân sách, tăng thu thực hiện so với dự toán, nguồn kết dư ngân sách được dành ưu tiên để chi trả nợ, cả gốc và lãi, bà Mai cho biết.
Mở rộng kiểm toán đến các cơ quan quản lý sử dụng nợ công Bên cạnh những đơn vị được kiểm toán như luật hiện hành, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015 đã bổ sung đơn vị được kiểm toán là cơ quan quản lý sử dụng nợ công, Phó tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa cho biết tại cuộc họp báo công bố Luật Kiểm toán Nhà nước, sáng 17/7. Vẫn ở phạm vi, đối tượng kiểm toán, ông Ngoạn còn cho biết luật đã bổ sung doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Còn doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống thì khi cần thiết, Tổng kiểm toán nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp. Điểm mới khác là luật đã quy định giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán. Theo đó, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Đồng thời, báo cáo kiểm toán cũng là căn cứ để Quốc hội, Chính phủ, cơ quan, tổ chức sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và là căn cứ để đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại. Luật mới cũng đã sửa đổi quy định về nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước từ 7 năm thành 5 năm cho phù hợp với các chức danh khác trong bộ máy nhà nước. Ông Vũ Văn Họa cũng cho biết, thời hạn của một cuộc kiểm toán, theo quy định tại luật là không quá 60 ngày. Trường hợp phức tạp, cần thiết thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần không quá 30 ngày. Còn đối với cuộc kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc thường cần thời gian kiểm toán dài thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định cụ thể thời hạn kiểm toán cho phù hợp.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội: Không cắt thưởng vượt thu ngân sách của địa phương
Chiều 8/4, trong khuôn khổ phiên họp thứ 37, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về luật Ngân sách nhà nước sửa đổi. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu không cắt phần thưởng 30% số vượt thu của địa phương nhưng phải chặt chẽ với vấn đề bội chi ngân sách.
Không phải lần đầu tiên được trình xin ý kiến nhưng dự thảo luật Ngân sách nhà nước sửa đổi vẫn nhận ý kiến trái chiều liên quan đến quy trình quyết định ngân sách. Chủ nhiệm UB Tài chính (cơ quan thẩm tra dự luật) Phùng Quốc Hiển cho biết, UB và cơ quan soạn thảo (Bộ Tài chính) đã thống nhất giữ nguyên như quy trình hiện hành.
Quy định được điều chỉnh đôi chút là thời gian lập dự toán sớm hơn, bắt đầu từ 1/5 hàng năm, thay vì 15/5 như dự thảo luật đã trình Quốc hội.
Vẫn phân vân về điều này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng lo, nếu dự toán gửi trước 20 ngày so với thời điểm khai mạc kỳ họp Quốc hội (theo thông lệ, kỳ họp Quốc hội giữa năm bắt đầu vào ngày 20/5) thì khó khăn cho Chính phủ. Mốc giới hạn gửi dự toán trước 15/5 (trước khi kỳ họp bắt đầu 5 ngày) đỡ hơn cho cơ quan lập dự toán và cũng phù hợp với Luật đầu tư công.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cảnh báo, bội chi ngân sách hiện đã 5%, cộng với nợ công là 6-7%.
Một trong những vấn đề cơ quan thẩm tra xin ý kiến UB Thường vụ Quốc hội và cơ quan thẩm tra là thưởng vượt thu ngân sách.
Ngoài khoản thưởng tính trên số thu các khoản phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương như quy định hiện hành, UB Tài chính - Ngân sách đề nghị thêm phương án quy định mức thưởng không quá 20% các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100%, trừ thu từ dầu thô, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu.
Nêu quan điểm về vấn dề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thẳng thắn: "Không thể không thưởng cho địa phương được, nếu không có cấp ủy và chính quyền địa phương thì bộ trưởng tài mấy cũng không hoàn thành nhiệm vụ được, tôi làm bộ trưởng mãi tôi biết".
Tuy nhiên, để tránh tình trạng "ông nào cũng đòi thưởng", Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần có mức khống chế.
"Phần vượt mà địa phương được thưởng 20% thì xứng đáng quá còn gì nữa. Tôi nghĩ phải hơn nữa, 30% như quy định hiện hành là hợp tình, hợp lý không nên bớt đi. Đừng nên căng thẳng với địa phương" - Chủ tịch Quốc hội nói.
Nội dung khác khiến Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chưa yên tâm là quy định về bội chi ngân sách nhà nước.
Dự thảo luật quy định, bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách Trung ương và bội chi ngân sách địa phương.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cơ quan thẩm tra và ban soạn thảo tính thêm xem luật ban hành thì bội chi sẽ lên bao nhiêu, có cao hơn mức 5% GDP không rồi từ đó mới tính ra mức cho địa phương.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý: "Giờ bội chi khoảng 5% GDP rồi, tính thêm nợ công thì lên 6 -7% , làm cục bội chi địa phương nữa thì ra 10% à? Lúc này làm ngân sách phải rất chặt chẽ với bội chi chứ chỉ nói áng chừng thôi là không được".
P.Thảo
Theo Dantri
TPHCM đề nghị được Thủ tướng xét thưởng gần 8.000 tỷ đồng UBND TPHCM vừa có văn bản kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết thưởng vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2014 cho TPHCM theo đúng quy định với số tiền 7.994 tỷ đồng. Kiến nghị trên của TPHCM căn cứ theo quy định về thưởng thu vượt dự toán của Luật...