Không chất vấn Bộ trưởng Y tế, Thống đốc Ngân hàng nhà nước
So với nhóm các Bộ trưởng nhận nhiều phiếu chất vấn của đại biểu Quốc hội như Bộ trưởng Công thương, GTVT, Công an… Bộ trưởng Y tế và Thống đốc NHNN nằm ở nhóm các Bộ trưởng, Trưởng ngành nhận ít chất vấn hơn cả…
Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận ít chất vấn hơn cả.
Báo cáo tông hơp tình hình chât vân cua đai biêu Quốc hội va dư kiên danh sach ngươi tra lơi chât vân, nôi dung chât vân tại kỳ họp thứ 8 của UB Thường vụ Quốc hội nêu rõ, đến chiều 6/11, Văn phòng Quốc hội đã nhận được 102 văn bản chất vấn với 132 câu hỏi chất vấn của 50 đại biểu gửi đến Thủ tướng, các Bộ trưởng, Trưởng ngành.
Danh sách các Bộ trưởng nhận được nhiều chất vấn nhất gồm Bộ trưởng Công thương (14 chất vấn), Bộ trưởng LĐ,TB&XH (11 chất vấn), Bộ trưởng GD-ĐT (9 chất vấn), Bộ trưởng GTVT và Bộ trưởng Công an cùng nhận 8 chất vấn, Bộ trưởng Nội vụ (7 chất vấn)… Nhóm các Bộ trưởng nhận ít chất vấn nhất có Bộ trưởng Y tế và Thống đốc NHNN – cùng chỉ nhận 4 chất vấn.
Giải trình về tiêu chí lựa chọn người trả lời chất vấn, UB Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh căn cứ đầu tiên là Bộ trưởng, Trưởng ngành có những vẫn đề được nhiều đại biểu, cử tri và dư luận quan tâm hoặc có vấn đề đã được chất vấn nhưng trong thực tế chỉ đạo, điều hành, chuyển biến còn chậm. Căn cứ thứ 2 là chọn những người trong các kỳ họp gần nhất có đại biểu chất vấn nhưng chưa được trực tiếp đăng đàn. Tiêu chí sau cùng để lựa chọn là đảm bảo hài hoà giữa các lĩnh vực.
Theo đó, UB Thường vụ Quốc hội nêu rõ, qua tổng hợp tình hình chất vấn cho thấy, nhóm các cơ quan có nhiều vấn đề được đại biểu quan tâm gồm Bộ GD-ĐT, Tài nguyên – Môi trường, NN&PTNT, GTVT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Công thương. Còn nhóm các Bộ trưởng gần đây chưa đăng đàn gồm Bộ trưởng KH&CN, UB Dân tộc, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng.
Bài toán loại trừ tiếp tục được áp dụng khi nhóm các Bộ, ngành nhận nhiều vân đề dư luận quan tâm thì một số Bộ trưởng phụ trách lại mới được chọn chất vấn trong các kỳ họp gần đây như Bộ trưởng GD-ĐT, Tài nguyên – Môi trường,Tài chính…). Các vấn đề như nợ công, cải cách giáo dục… dù vẫn được quan tâm nhưng là các nội dung đang trong quá trình triển khai giải pháp khắc phục.
Đối với Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, dù mới được chọn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 26 của UB Thường vụ Quốc hội (tháng 4/2014) nhưng vẫn có nhiều nội dung nhận chất vấn, một số nội dung chuyển biến chậm.
Video đang HOT
Vì những lý do đó, kỳ họp này, UB Thường vụ Quốc hội đề nghị chọn Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, Bộ trưởng LĐ,TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền vào danh sách trình Quốc hội xem xét chọn đăng đàn để trả lời chất vấn tại kỳ họp này.
Bộ trưởng Khoa học – Công nghệ Nguyễn Quân, cũng có chất vấn của đại biểu, gần đây chưa được trực tiếp trả lời chất vấn, UB Thường vụ Quốc hội đề nghị đưa vào danh sách vì ông Quân cũng đã được UB Thường vụ Quốc hội đề xuất trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 7 nhưng sau đó không được chọn. Lĩnh vực của Bộ trưởng Quân phụ trách cũng có nhiều vấn đề được quan tâm, cần làm rõ.
Trong khi đó, cùng thuộc nhóm các vị chưa được đăng đàn trong khoá này nhưng Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộc Giàng Seo Phử thực tế lại chưa nhận chất vấn nào của đại biểu nên chưa được đề xuất chọn.
P.Thảo
Theo Dantri
Đề xuất Quốc hội chọn Thủ tướng, 4 Bộ trưởng trả lời chất vấn
Sáng 10/11, danh sách dự kiến 5 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp thứ 8 đã được gửi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội. Trong số 5 Bộ trưởng Công thương, Nội vụ, GTVT, KH&CN, LĐ,TB&XH được gợi ý, Quốc hội sẽ chọn 4 vị đăng đàn.
Ngoài 4 Bộ trưởng được chọn, theo thông lệ, tại kỳ họp cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng trực tiếp báo cáo, giải trình thêm một số vấn đề về hoạt động điều hành của Chính phủ và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp báo cáo, giải trình một số vấn đề về hoạt động điều hành của Chính phủ và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Văn bản gợi ý, xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về danh sách các Bộ trưởng trả lời chất vấn cũng nêu cụ thể các nhóm vấn đề cũng đã được dự kiến cho mỗi vị.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng sẽ trả lời về việc phát triển công nghiệp phụ trợ, phát triển công nghiệp chế tạo trong nước, các giải pháp quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hàng giả, buôn lậu.
Sự tham gia của Việt Nam đối với hệ thống phân phối bán lẻ trong nước, giải pháp để khắc phục những tồn tại hạn chế trong lĩnh vực này cũng là nội dung dự kiến dành cho Bộ trưởng Công thương.
Đối với Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, nhóm vấn đề đầu tiên được đặt ra là việc thực hiện cải cách hành chính, giảm thủ tục hành chính gắn với nâng cáo chất lượng công vụ.
Nhóm vấn đề khác là giải pháp thực hiện đề án tinh giản biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, khắc phục tình trạng cấp phó quá nhiều ở các cơ quan trung ương, nâng cao năng suất lao động, cải cách chế độ tiền lương.
Kết quả tổng kết, đánh giá toàn diện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xử lý các biểu hiện tiêu cực trong công tác uy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức là nhóm vấn đề thứ 3 đặt ra đối với Bộ trưởng Nội vụ.
Đoàn thư ký kỳ họp cũng gợi ý nhóm vấn đề thực hiện lộ trình tăng lương thích hợp để đảm bảo cuộc sống của công chức, của người có thu nhập thấp; xem xét vấn đề lương hưu, nhất là đối với những người về hưu trước năm 1995.
Nếu được chọn đăng đàn, Bộ trưởng Nội vụ sẽ được "chia lửa" từ người đồng cấp ở Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nhận đề xuất trả ời về tình trạng chung của hạ tầng giao thông; giải pháp đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, giải pháp sớm hoàn thành Quốc lộ 1A; Giải pháp hạn chế tai nạn giao thông trong tình hình hiện nay, đặc biệt là tai nạn giao thông đường bộ; trách nhiệm của Bộ và chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm an toàn giao thông.
Nhóm vấn đề khác sẽ dành cho Bộ trưởng Thăng là về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải.
Bộ trưởng KH&ĐT, Tài chính, Công an sẽ được huy động tham gia thêm trong phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng GTVT nếu vị này được chọn đăng đàn.
Bộ trưởng LĐ,TB&XH Phạm Thị Hải Chuyển nhận một số nhóm vấn đề để chất vấn như quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; Tình hình và công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Thực trạng thất nghiệp hiện nay, đặc biệt là sinh viên mới ra trường; giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu, tăng mức trợ cấp xã hội để đảm bảo an ninh xã hội.
Đối với Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân, có 3 nhóm vấn đề đặt ra. Trước hết là trách nhiệm của ngành KH&CN trong tăng năng suất lao động; giải pháp áp dụng có hiệu quả kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ đời sống, sản xuất, quản lý xã hội, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.
Vấn đề tiếp theo là trách nhiệm của Bộ trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện cơ chế, chính sách bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hoá, kiểm định công nghệ nhập khẩu theo quy định.
Nhóm vấn đề thứ 3 là việc thực hiện chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ; thực trạng, hiệu quả hoạt động của các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này sẽ bắt đầu vào thứ 2 tuần tới (ngày 17/11), dự kiến kéo dài 2,5 ngày.
P.Thảo
Theo Dantri
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh 'nóng' chuyện ngân sách Cho rằng một số đại biểu HĐND còn quan liêu, thiếu sâu sát khi cứ "đòi"Sở Tài chính phải tăng dự toán chi ngân sách cho Sở, ngành của mình, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính đã phản biện ngay trong phiên chất vấn của kỳ họp thứ 15 HĐND, khóa 12 tỉnh Quảng Ninh diễn ra từ 14-16.7 vừa...