Không chấp nhận hai loại giá trong khám chữa bệnh
Tại phiên thảo luận ở hội trường sáng qua về luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Bảo hiểm y tế (BHYT), đa số đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) tán thành quy định BHYT bắt buộc đối với toàn dân, nhưng đề nghị phải bổ sung các quy định liên quan đến cải thiện chất lượng khám chữa bệnh để thúc đẩy BHYT tự nguyện.
Ảnh minh họa
Theo ĐB Nguyễn Hữu Đức (Đồng Tháp), việc sửa đổi luật lần này cần có những quy định cụ thể để tạo điều kiện cho các thành phần ngoài nhà nước tham gia vào lĩnh vực BHYT tự nguyện, vì thực tế trong lĩnh vực khám và điều trị ở các cơ sở y tế tư nhân cũng đã có ký hợp đồng với BHXH để khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT. ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) “hiến kế” thêm là cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục mua BHYT như các loại hình bảo hiểm thương mại khác, đơn giản hóa việc cấp thẻ BHYT, thủ tục khám chữa bệnh và đặc biệt nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong các cơ sở cung cấp dịch vụ BHYT hiện nay. “Việc cấp thẻ có thể thực hiện được ở một địa phương, nhưng việc khám chữa bệnh phải được thực hiện linh hoạt để đảm bảo giải quyết cho mọi người dân có thể tiếp cận được các cơ sở khám chữa bệnh một cách thuận tiện”, ông Sinh đề nghị thêm.
Video đang HOT
Còn theo ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM), hiện nhà nước vẫn là chủ thể đóng BHYT nhiều nhất và nhà nước không thể chi trả BHYT đúng với giá trị thực tế của giá trị y tế khám, chữa bệnh, dẫn đến chất lượng không bảo đảm. “Cho nên, giá viện phí, BHYT phải được đưa về giá trị thực, không áp đặt và không có sự chênh lệch với giá dịch vụ, tức là không thể chấp nhận tồn tại trong một cơ sở y tế mà 2 loại giá khác nhau, sau đó chúng ta lại thấy nó là một mầm mống rất dễ phát sinh việc phân biệt đối xử và việc không bảo đảm chất lượng, không công bằng”, bà Lan kiến nghị.
* Cùng ngày, QH cũng đã thảo luận tại tổ về các dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi và luật Viện KSND sửa đổi. Một trong những vấn đề được nhiều ĐB quan tâm là mô hình tổ chức của các cơ quan này. Đa số các ĐB đồng tình với việc thành lập tòa án sơ thẩm cấp khu vực nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc tổ chức tòa cấp huyện hiện nay. Trung tướng Trần Văn Độ, Phó chánh án TAND tối cao, cho biết hiện các tòa án cấp huyện tại các vùng miền núi mỗi năm chỉ giải quyết 20 vụ án các loại rất lãng phí về nhân lực vật lực. Do đó, theo tinh thần dự thảo luật, thì mỗi tòa sơ thẩm cấp khu vực được thành lập trên cơ sở “gộp” địa bàn của 2 – 3 tòa án huyện hiện nay.
Theo TNO
Trung Quốc liên tục tấn công ngư dân ở Hoàng Sa
Sáng 22.5, tàu cá QNg 96345 TS của ngư dân Nguyễn Văn Chí, ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa đã cập cảng Lý Sơn, sau khi bị tàu của lực lượng chức năng Trung Quốc tấn công.
Ngư dân xã Bình Châu Ngư dân xã Bình Châu tập trung phản đối Trung Quốc -Ảnh: Hiển Cừ
Theo bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND H.Lý Sơn, từ đầu tháng 5.2014 đến nay, đã có 4 tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá, lấy tài sản trong khi hành nghề hợp pháp ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, gây thiệt hại cho ngư dân hàng tỉ đồng.
Chiều cùng ngày, hơn 1.000 ngư dân xã Bình Châu (H.Bình Sơn) đã tập trung phản đối hành động Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trên vùng biển Việt Nam.
* Tại Auckland, thành phố lớn nhất của New Zealand, các sinh viên VN vừa tổ chức biểu tình ôn hòa phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN.
Tại thủ đô Bucharest, Hội Người VN tại Romania đã tổ chức mít tinh phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981. Hội người VN tại Romania đã ra tuyên bố phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển VN.
Theo TNO
Không để sót lọt tin báo tố giác tội phạm Chiều 22-5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về 2 Dự án Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi). Sáng cùng ngày, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Bắt buộc mua...