Không cần quang hợp: Các nhà khoa học phát hiện ra loài thực vật có thể đánh cắp chất dinh dưỡng để tồn tại
Loài cây Thismia malayana mới được phát hiện trong rừng mưa nhiệt đới Malaysia ký sinh trên nấm để tồn tại trong bụi rậm râm mát.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài thực vật phi thường có thể sống sót bằng cách lấy chất dinh dưỡng từ nấm dưới lòng đất. Được đặt tên là Thismia malayana, loài thực vật kỳ lạ này gần đây đã được công bố là một loài mới trên Tạp chí PhytoKeys bởi các nhà thực vật học từ Viện nghiên cứu rừng Malaysia (FRIM) hợp tác với các nhà tự nhiên học và các bên liên quan tại địa phương.
Loài cây này không tự quang hợp như các cây thông thường. Thay vào đó, nó phụ thuộc vào nấm để lấy dưỡng chất.
Chiến lược sinh tồn độc đáo của Thismia malayana
Thismia malayana (T. malayana), được phát hiện trong các khu rừng mưa nhiệt đới của bán đảo Malaysia, thuộc nhóm thực vật được gọi là mycoheterotrophs. Không giống như hầu hết các loài thực vật, mycoheterotrophs không thực hiện quá trình quang hợp. Thay vào đó, chúng hoạt động như ký sinh trùng, lấy cắp tài nguyên carbon từ nấm trên rễ của chúng. Sự thích nghi này tận dụng lợi thế của cộng sinh nấm rễ, thường là mối quan hệ có lợi cho cả hai bên giữa nấm và hệ thống rễ của cây.
Hoa của T. malayana có hình ống màu nâu đậm, với các lá đài bằng nhau. Hoa còn có vòng hoa màu vàng sáng và những nhị hoa màu xanh tím sáng.
Môi trường sống và thụ phấn
Video đang HOT
Bằng cách lấy chất dinh dưỡng từ nấm, loài mới được phát hiện này phát triển mạnh trong điều kiện ánh sáng yếu của tầng cây bụi rậm rạp trong rừng, nơi ruồi nấm và các loài côn trùng nhỏ khác thụ phấn cho những bông hoa đặc biệt của nó.
Loài cây đáng chú ý này dài khoảng 2 cm và thường ẩn mình trong lớp lá mục và mọc gần rễ cây hoặc khúc gỗ mục cũ. Nhóm nghiên cứu đã xác định Thismia malayana ở hai địa điểm: vùng đất thấp của Khu bảo tồn rừng Gunung Angsi ở Negeri Sembilan và rừng cây họ dầu đồi núi Gunung Benom ở Khu bảo tồn động vật hoang dã Tengku Hassanal, Pahang.
Rễ của T. malayana giống như con giun và phát triển dưới lòng đất. Điều này giúp nó kết nối với hệ thống nấm và trao đổi chất dinh dưỡng.
Thách thức bảo tồn
Mặc dù có kích thước nhỏ, Thismia malayana rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường và được phân loại là loài dễ bị tổn thương theo tiêu chí Sách đỏ IUCN . Phân bố hạn chế và mối đe dọa tiềm tàng từ việc giẫm đạp do gần với những con đường mòn đi bộ đường dài nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực bảo tồn liên tục.
Theo hệ thống phân loại và tiêu chí của IUCN Red List, T. malayana tạm thời được xếp loại là Vulnerable (có nguy cơ).
Tại sao sư tử không tấn công người trong xe safari?
Không có nhiều trường hợp sư tử tấn công người trong xe safari hoặc xe jeep du lịch được ghi lại. Lý do chính đằng sau điều này là bản năng săn mồi tự nhiên.
Nếu bạn đang có kế hoạch thực hiện một chuyến du lịch, tham quan safari trong các khu bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là ở các nước châu Phi, rất có thể bạn sẽ bắt gặp những con sư tử trong chuyến tham quan này.
Sư tử là loài động vật ăn thịt đứng đầu chuỗi thức ăn ở châu Phi. Nhưng tại sao sư tử không tấn công người trong xe safari?
Sư tử là loài động vật họ mèo duy nhất sống theo bầy đàn. Mỗi bầy thường bao gồm từ hai đến 40 con sư tử. Ở những bầy lớn sẽ có khoảng ba hoặc bốn con đực, khoảng một chục con cái và các con non của chúng.
Không có nhiều trường hợp sư tử tấn công người safari hoặc xe jeep du lịch được ghi lại. Lý do chính đằng sau điều này là bản năng săn mồi tự nhiên.
Bạn có thể đã thấy sư tử tấn công hươu và linh dương, nhưng hiếm khi thấy chúng tấn công những con voi trưởng thành. Điều này chủ yếu là do sự chênh lệch về kích thước. Sư tử thường săn những con vật nhỏ hơn chúng khi đói.
Khi sư tử nhìn thấy con người, chúng có thể sẽ tấn công vì cảm thấy bị đe dọa. Những con vật này sẽ càng trở nên hung dữ hơn khi mọi người hoảng sợ và bắt đầu bỏ chạy.
Tuy nhiên, con người lại có thể an toàn hơn khi ngồi bên trong một chiếc xe jeep. Điều này là do sư tử coi xe safari và xe jeep là những "con thú lớn". Vì điều này, chúng sẽ không muốn tấn công họ.
Đó là lý do tại sao mọi người được yêu cầu ở lại xe trong chuyến đi. Hơn nữa, khách du lịch được khuyến cáo không được "tách mình" khỏi chiếc xe. Điều này có nghĩa là họ được cảnh báo không được xuống xe hoặc mạo hiểm một mình trong chuyến tham quan mà không có hướng dẫn viên địa phương.
Tất cả những con sư tử cái trong một bầy thường có sự quan hệ huyết thống với nhau, chúng thường sẽ ở lại đàn của mình sau khi trưởng thành. Mặt khác, những con đực sẽ bị đuổi đi khi chúng được 2-3 tuổi để tự xây dựng bầy đàn mới cho riêng mình. Những con đực nhìn chung sẽ đảm nhận vai trò bảo vệ lãnh thổ của bầy đàn. Trong khi sư tử cái là những kẻ săn mồi, chúng sẽ làm việc cùng nhau để vừa bắt mồi vừa nuôi đàn con của chúng.
Sư tử tấn công chủ yếu vì hai lý do - khi chúng đói và khi chúng cảm thấy bị đe dọa. Do đó, chiến lược quan trọng để đảm bảo an toàn cho con người trong các chuyến tham là thực hiện các biện pháp phòng ngừa để sư tử không cảm thấy bị đe dọa.
Để đạt được điều này, các quan chức địa phương và hướng dẫn viên thường huấn luyện sư tử làm quen với các phương tiện di chuyển như một phần của cảnh quan trước khi mở cửa khu bảo tồn thiên nhiên cho khách du lịch. Do đó, sư tử tại đây sẽ có xu hướng phớt lờ những phương tiện này khi chúng đi ngang qua vì chúng không cảm thấy bị đe dọa.
Trong những dịp hiếm hoi khi sư tử tiếp cận xe jeep, hướng dẫn viên địa phương sẽ yêu cầu khách du lịch đứng yên và im lặng. Họ cũng cảnh báo khách du lịch không được đứng lên hoặc thò đầu ra ngoài khi những kẻ săn mồi này ở gần phương tiện di chuyển, vì nó làm thay đổi vẻ ngoài ban đầu của chiếc xe và khiến những con vật cảm thấy bị đe dọa.
Lý do chính để sư tử thành lập liên minh là để bảo vệ lẫn nhau. Khi chúng bị loại khỏi bầy ban đầu, mỗi ngày trôi qua đối với chúng là một cuộc đấu tranh để tồn tại bởi chúng gặp phải rất nhiều khó khăn khi vừa cố gắng săn mồi vừa cố gắng tự vệ trước những con sư tử đực khỏe mạnh hơn. Đây là lý do tại sao những con sư tử đực bị loại bỏ khỏi bầy ban đầu cùng một thời điểm sẽ hình thành mối liên kết bền chặt được củng cố nhờ cuộc đấu tranh chung của chúng. Bằng cách liên kết với nhau, chúng sẽ có cơ hội sống sót cao hơn.
Mặc dù sư tử tại các khu bảo tồn của châu Phi hiện đã quen với các phương tiện di chuyển, nhưng chúng vẫn chưa quen với khách du lịch. Bởi vậy sư tử vẫn coi con người là mối đe dọa, đó cũng là lý do chính khiến chúng tấn công con người. Ngoài ra, sư tử thường hung dữ hơn bình thường khi chúng ở cùng với đàn con của chúng, vì chúng đang bảo vệ con của mình.
Hơn nữa, sư tử chủ yếu là động vật sống về đêm. Theo đó chúng cũng sẽ mất đi nỗi sợ hãi cố hữu đối với con người vào ban đêm. Vì vậy, khách du lịch tránh cắm trại ở những nơi có mật độ sư tử cao, đặc biệt là vào ban đêm.
Gặp phải một con sư tử trong tự nhiên có thể là một trải nghiệm không mấy dễ chịu, nhưng nếu biết cách phản ứng thích hợp thì có thể tăng cơ hội sống sót của bạn. Điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và tránh hoảng loạn bỏ chạy, vì điều này có thể kích hoạt bản năng săn mồi của sư tử và khiến nó trở nên hung dữ hơn.
Thay vào đó, hãy cố gắng làm cho mình trông to lớn hơn bằng cách giơ tay và mở áo khoác, đồng thời tránh những cử động đột ngột có thể khiến sư tử giật mình. Điều quan trọng nữa là duy trì giao tiếp bằng mắt với sư tử - không nhìn chằm chằm với thái độ đe dọa. Hãy nhớ rằng sư tử thường tấn công khi chúng cảm thấy bị đe dọa, vì vậy điều quan trọng là phải cho chúng không gian và tránh khiêu khích chúng. Nếu bạn làm theo những hướng dẫn này và lắng nghe hướng dẫn của hướng dẫn viên địa phương, bạn có thể yên tâm tận hưởng chuyến tham safari của mình ở trong môi trường sống của sư tử.
Loài động vật rất hiếu thắng và dễ nổi nóng nhất trong giới tự nhiên Lừa hoang Tây Tạng trông rất mạnh mẽ và oai phong với thân hình có cơ bắp cuồn cuộn. Chúng cũng được biết đến là loài động vật thích hơn thua và dễ nổi nóng nhất trong giới tự nhiên. Lừa hoang Tây Tạng là loài lớn nhất trong số các loài lừa hoang ở Trung Quốc, đồng thời cũng là một loài...