Không cần phải VẮT ÓC NGHĨ NẤU GÌ cho con nữa, hãy lưu ngay THỰC ĐƠN TRỌN BỘ cho bé của bà mẹ 9X này!
Vượt qua tất cả những khó khăn ấy, đòi hỏi mẹ phải có sự kiên trì rất lớn và hơn hết là mẹ phải dành cho con cả tình yêu thương, cả tâm huyết của mình.
Làm mẹ, ai cũng muốn được chăm con bằng tất cả những điều tốt nhất. Chị Trần Thị Lương (sinh năm 1990, quê ở Quảng Bình) cũng vậy. Sau 6 tháng nghỉ sinh, chị Lương trở lại với công việc của mình, nhưng vì thương cô con gái nhỏ là bé Trần Nhã Anh Thư (bé Bắp) nên chị đã quyết định thay đổi. Từ một nhân viên quản lý an toàn thực phẩm làm ở huyện chuyển sang một nghề mới với nhiều trải nghiệm hơn. Đó là nghề làm mẹ. Chị đã dành toàn bộ quỹ thời gian của mình cho cô con gái nhỏ.
Chị tâm sự: “Đi làm mà thương con gái quá nên mình đã quyết định nghỉ việc. Như thế mình sẽ được chăm con theo ý mình và hoàn toàn yên tâm. Hơn nữa, khi Bắp 6 tháng, mình có liều mở shop kinh doanh online bán đồ ăn dặm cho bé vừa để con có sẵn đồ ăn, vừa để kiếm thêm thu nhập nên cũng không sợ nghỉ việc mà không kiếm ra tiền. Ít thì cũng đủ tiền tiêu vặt và bản thân không thấy bị quá nhàm chán. Giờ thì vừa chăm con, vừa bán hàng lại còn việc nhà nữa, nhiều khi mình còn chẳng có thời gian cho bản thân. Nhưng được tự tay chăm sóc cho tổ ấm của mình, mình thấy rất vui và hạnh phúc, có mệt đến mấy mình cũng cố gắng để làm”.
Chị Lương cho bé Bắp ăn dặm từ lúc bé được 5 tháng 15 ngày. Chị kể: “Trước khi Bắp ăn dặm, mình tìm hiểu rất nhiều sách dạy nấu ăn cho con, tìm đọc các kiến thức về ăn dặm, rồi các phương pháp ăn dặm cho con… Sau đó, mình tìm mua ghế ăn, yếm ăn, bộ bát thìa và một số dụng cụ cần thiết khi chế biến đồ ăn dặm cho con. Tất cả đều được cân nhắc kĩ lưỡng làm sao cho hợp lý tránh lãng phí”.
Sau khi tìm hiểu, chị Lương quyết định cho Bắp ăn dặm theo kiểu kết hợp cả 3 phương pháp. Chị chia sẻ: “Mình không rập khuôn ở 1 phương pháp nào cả. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ luôn phải dõi theo vào sở thích con để chủ động thay đổi phương pháp ăn cho phù hợp. Mình bắt đầu cho Bắp làm quen với cháo trắng rây mịn, bé sẽ làm quen từ những vị đơn thuần nhất, chứ không phải bắt đầu từ bột sẵn có vị ngọt, vị mặn. Sau 3 ngày cháo trắng, mình thay đổi thực đơn cho bé là cháo trắng rau củ hoặc rau củ mix sữa, cháo yến mạch mix chuối, lê, cháo yến mạch mix rau củ… Mình dựa vào thực đơn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhưng cái khác là mình nấu chung chứ không ăn riêng biệt các món. Để tạo vị ngọt tự nhiên, không dùng đến gia vị khi con dưới 1 tuổi, mình tự nấu nước dashi rau củ để tạo ngọt các món ăn cho Bắp. Song song đó, buổi tối mình cho bé tập ăn BLW trong bữa ăn cùng với gia đình. Lúc đó, Bắp khoảng 6 tháng tuổi, đây cũng là lúc Bắp tự ngồi vững và cứng cổ rồi”.
Sau 2 tuần ăn cháo – rau – củ – quả. 6 tháng, chị Lương cho con tập ăn chất đạm, rồi kết hợp ăn BLW vào buổi tối. Đến 8 tháng, Bắp được ăn cháo hạt. Lúc này, thực đơn BLW đa dạng hơn. Và 11 tháng, chị Lương bắt đầu cho con tập cầm thìa tự ăn. Sau 1 tháng rèn luyện, đến khi Bắp được 12 tháng thì con đã cầm thìa thành thạo và tự ăn hoàn toàn không nhờ đến mẹ nữa. Đây là thành quả mà 2 mẹ con Bắp đạt được sau một thời gian nỗ lực.
Bé Bắp 18 tháng đã có khả năng ăn đồ thô rất tốt, biết xử lý thức ăn một cách thành thạo và có nếp ăn trộm vía rất ngoan. Đến giờ ăn là ngồi vào ghế, ăn uống ngon lành và vui vẻ.
Để nhận được quả ngọt ấy, chị Lương cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tập cho con ăn. Đó là những ngày con lười ăn sinh lý, mọc răng, ốm sốt, rồi những món con không thích nên không hợp tác vui vẻ, rồi có quãng thời gian con ăn BLW mà chỉ cầm lên rồi bóp nát, vứt đi… Vượt qua tất cả những khó khăn ấy, đòi hỏi mẹ phải có sự kiên trì rất lớn và hơn hết là mẹ phải dành cho con cả tình yêu thương, cả tâm huyết của mình.
Với những ngày như thế, chị Lương luôn tự dặn lòng mình phải thật kiên nhẫn chờ đợi con sẵn sàng trở lại. Chị nói: “Con cũng như mình, cũng phải có những ngày chán ăn, con cũng được quyền từ chối món con không thích nên mình không bao giờ ép con ăn”. Đó cũng chính là bí quyết chăm con của chị Lương.
Hiện giờ, con gái đã 18 tháng, 2 mẹ con đã vượt qua thời gian ăn dặm một cách khá thành công. Chị bày tỏ quan điểm: “Tập cho con ăn dặm, mình không quan trọng là bé ăn được bao nhiêu và tăng cân thế nào, mình chỉ chú ý xem 6 tháng bé ăn được món gì, 8 tháng bé ăn được thô như thế nào, 11 tháng thói quen ăn uống của bé như thế nào, bé đã học được những kỹ năng nào trong quá trình ăn dặm. 12m bé đã tự xúc muỗng ăn thành thạo chưa? chứ không phải là vấn đề cân nặng”.
Dưới đây là các món chị Lương đã làm cho con và lưu lại làm kỉ niệm, các bé từ 7 tháng là có thể ăn được (mẹ chỉ cần điều chỉnh độ thô phù hợp với con là được). Các mẹ cùng tham khảo để làm cho con nhé!
Video đang HOT
Hạnh Vân
Theo emdep
3 cách nấu cháo yến mạch thơm ngon cho cả gia đình
Với nguồn chất xơ và protein dồi dào, yến mạch từ lâu đã được xem là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của người già lẫn trẻ nhỏ. Cháo yến mạch là món ăn dễ làm, phù hợp cho bữa sáng và các bữa ăn nhẹ trong ngày.
Các bạn tham khảo 3 công thức đơn giản dưới đây để nấu cho gia đình mình món cháo yến mạch thật thơm ngon và bổ dưỡng nhé!
1. Cháo yến mạch rau củ
Nguyên liệu:
- 50 gr yến mạch ăn liền
- 1 củ cà rốt, 60 gr bí đỏ, ngô đã tách hạt, rau cải
- Hạt nêm, muối, hạt tiêu
Thực hiện:
- Sơ chế và luộc qua các loại rau củ như thông thường, xắt miếng nhỏ
- Đun môt nồi nước sôi nhỏ, đổ yến mạch vào quấy đều tay đến khi hơi sánh đặc
- Cho phần rau củ vào nồi, đảo đều với phần cháo, nêm nếm cho vừa miệng và đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
2. Cháo yến mạch thịt băm
Nguyên liệu:
- 50 gr yến mạch ăn liền
- 30 gr thịt băm
- 20 gr cà rốt
- 500 ml nước hầm xương
- Hành lá và các gia vị phổ biến
Thực hiện:
- Thịt băm đảo sơ qua trên bếp cho săn lại
- Cà rốt luộc nhanh, thái hạt lựu nhỏ. Hành lá rửa sạch thái nhỏ
- Cho yến mạch vào nồi nước hầm xương, quấy đều tay
- Đổ thịt băm và cà rốt vào nồi, thêm gia vị vừa miệng, tiếp tục quấy đều
- Rắc hành lá đã thái nhỏ lên trên và tắt bếp.
3. Yến mạch trộn trái cây sữa
Nguyên liệu:
- Yến mạch ăn liền
-Sữa bột
- Bất kì loại trái cây nào: chuối, dâu tây, kiwi, táo...
- Nước sôi
Thực hiện:
- Trái cây rửa sạch, xắt miếng nhỏ vừa ăn
- Trộn yến mạch với nước sôi đến khi yến mạch nở ra và sánh đặc
- Cho hoa quả và sữa bột vào yến mạch
- Trộn đều các nguyên liệu lên là có thể ăn ngay được.
Hy vọng với 3 cách làm yến mạch cực kì dễ dàng này, bạn sẽ có thể bổ sung thêm một món ăn thật dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày cho gia đình mình.
Theo amthuc365.vn
Quán ăn gốc Quảng Nam không tên vẫn đắt khách ở Sài Gòn Góc hàng nhỏ vỏn vẹn 10 mét vuông của bà Sáu bán bánh bèo và bánh đập mang hương vị đặc trưng xứ Quảng. Quán bánh bèo, bánh đập ở Sài Gòn. Video: Di Vỹ. Hàng ăn nhỏ của bà Phan Thị Sáu (63 tuổi) được mệnh danh là "Quảng Nam thu nhỏ" giữa lòng Sài Gòn. Quán nằm trên đường Ca Văn...