Không cần ngày tận thế, địa cầu đang ‘chết dần chết mòn’ vì khí CO2
Nếu không có động thái nào làm giảm lượng khí thải CO2 trong những thập kỷ tới, một phần ba số động, thực vật trên trái đất sẽ sụt giảm số lượng nghiêm trọng.
Trái Đất xanh đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi khí thải CO2.
Các nhà khoa học khẳng định, số lượng lớn các loài động thực vật trên khắp địa cầu sẽ suy giảm mạnh mẽ trong thế kỷ này nếu thế giới vẫn nấn ná trong việc thi hành các biện pháp cắt giảm khí thải Carbon dioxide.
Các nhà khoa học khí tượng cảnh báo, lượng khí thải CO2 hiện đang ở mức cao nhất. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu thế giới không có bất kể động thái nào nhằm cắt giảm lượng khí thải CO2trong những thập kỷ tới, một phần ba số động, thực vật đang tồn tại trên trái đất sẽ phải gánh chịu sự sụt giảm số lượng nghiêm trọng.
Video đang HOT
Kết luận này được đưa ra sau khi các chuyên gia khảo sát số lượng của 50.000 loài, phân bố trên khắp thế giới nhằm theo dõi ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu tới giới hạnh lãnh thổ cũng như điều kiện sống của cá loài.
Nghiên cứu khẳng định, thực vật, động vật lưỡng cư như ếch, cóc, nháu và các loài bò sát nhỏ như thằn lằn là nhóm có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ hiện tượng biến đổi khí hậu cũng như dễ bị tổn thương bởi nhiệt độ cao do không có khả năng di chuyển nhanh nhằm tìm kiếm một vùng lãnh thổ mới khi môi trường thay đổi.
Nghiên cứu cũng khẳng định, cần phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm, nhằm ngăn chặn kịp thời thảm họa đối với sự đa dạng sinh học trên địa cầu. Nếu các biện pháp này càng được đưa vào áp dụng muộn, tác hại bởi sự ô nhiễm do con người gây ra sẽ càng trở nên to lớn và khó khắc phục.
Theo xahoi
Giải đáp bất ngờ chất lạ bầy nhầy hậu nổ thiên thạch
Chất nhầy kỳ lạ xuất hiện chỉ cách hiện trường vụ nổ thiên thạch khoảng 1.500km cuối cùng đã được các nhà khoa học nhận diện.
Chất bầy nhầy được cho là bí ẩn xuất hiện sau mưa thiên thạch ở Nga
Tuy nhiên câu trả lời lại đến từ một nhà sinh vật học, thay vì từ một nhà thiên văn học như nhiều người mong đợi.
"Những ngày qua chúng tôi nhận được hàng trăm câu hỏi tò mò về một thứ chất lỏng kỳ lạ xuất hiện ở Somerset sau vụ nổ thiên thạch", ông Peter Green, một nhà sinh vật học đến từ thành phố Devon, nước Anh, cho biết.
Chất nhầy dày khoảng 10cm và có màu trong đục này được phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Ham Wall, thuộc tỉnh Somerset, miền Nam nước Anh.
"Một vài du khách phát hiện thứ chất lỏng chỉ ít lâu sau vụ nổ thiên thạch khổng lồ. Ngay lập tức rất nhiều người đã đưa ra đủ loại giả thuyết về xuất xứ của nó".
Tuy nhiên chất nhầy này có xuất xứ từ các con ếch chứ không liên quan tới thiên thạch.
"Chúng tôi rất vui khi khu bảo tồn nhận được sự quan tâm từ công chúng. Tuy nhiên chất nhầy này có xuất xứ từ các con ếch chứ không liên quan tới thiên thạch", ông Peter tiếp tục giải thích.
"Hiện tại đang là mùa sinh sản của các loài lưỡng cư. Loài ếch đẻ trứng và nuôi dưỡng trứng trong một hợp chất lỏng có tên glucoprotein, được sản xuất trong cơ thể ếch cái".
"Khi một loài săn mồi như chim diệc chộp lấy ếch ăn thịt, nó sẽ không tiêu hóa chất glucoprotein của ếch được và nhả ra ngoài. Glucoprotein khi tiếp xúc với nước sẽ trương phình lên và trôi theo dòng. Đây chính là thứ chất dịch mà nhiều người đã hỏi trong vài ngày qua".
"Lý do nhiều người cảm thấy thứ chất này rất kỳ lạ là bởi thông thường, glucoprotein lưu giữ trứng ở trong và sẽ tự động tan đi khi trứng nở. Tuy nhiên khi ếch bị chim diệc ăn thịt, thứ glucoprotein bị nhả ra chưa được ấp trứng và có màu trong suốt".
"Bởi vậy nếu chúng ta được thấy những quả trứng ếch nhung nhúc ở trong thì hẳn 'bí ẩn' chất nhầy này sẽ không còn là bí ẩn nữa", ông Peter Green cười nói.
Theo xahoi
Bắc Kinh bị ô nhiễm nghiêm trọng Bắc Kinh đang bị làn bụi dày đặc bao phủ - Ảnh: AFP Chính quyền thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 30.1 khuyến cáo dân chúng, đặc biệt là người già và trẻ em không nên ra khỏi nhà vì ô nhiễm không khí, theo AFP. Hơn hai tuần nay, mức độ ô nhiễm ở thành phố này lên đến mức báo...