Không cần dùng ngay vũ khí từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ nên “cất S-400 vào trong kho” để hoãn “giờ hành quyết” từ Mỹ?
Thổ Nhĩ Kỳ có thể hoãn “giờ hành quyết” từ Mỹ và giảm thiểu thương tổn bằng cách cất vũ khí mới mua từ Nga vào trong kho, chờ đợi đến khi sóng yên biển lặng.
Tổng thống Trump đang cố gắng giúp Thổ Nhĩ Kỳ tránh lệnh trừng phạt vì S-400.
Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài thời gian đến bao giờ?
Cho đến thời điểm hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng xoay xở nhằm tránh các lệnh trừng phạt từ Mỹ, liên quan đến những tranh cãi về thương vụ S-400.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump cho đến nay vẫn chưa đưa ra bất kỳ biện pháp trừng phạt nào đối với Ankara. Tuy nhiên, đó là điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Vấn đề là ở chỗ, Thổ Nhĩ Kỳ có thể hoãn “giờ hành quyết” trong bao lâu và có thể giảm thiểu thương tổn như thế nào, theo Al-Araby.
Theo luật Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA), Tổng thống Mỹ có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với bất kỳ quốc gia nào thực hiện “giao dịch quan trọng” trong việc mua thiết bị quân sự của Nga.
Mặc dù vậy, chính quyền Trump được cho là đang tìm cách giảm đi “cơn đau” trừng phạt cho Thổ Nhĩ Kỳ về vụ mua bán S-400.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham mới đây đã đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ có thể tránh phải đối mặt với các lệnh trừng phạt với điều kiện hệ thống phòng không mà họ mua về không nên được kích hoạt.
“Nếu họ không kích hoạt S-400, các biện pháp trừng phạt không cần phải được áp dụng”, ông Graham nói. “Hy vọng của tôi là thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ không kích hoạt hệ thống vì nó gây xáo trộn cho mối quan hệ”.
Quan điểm của Thượng nghị sĩ Graham dường như có chung suy nghĩ với Tổng thống Trump, người phản đối việc đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Trump đã than thở về việc Thổ Nhĩ Kỳ là một thành phần quan trọng trong chương trình F-35, nói rằng trừng phạt không phải là “một tình huống công bằng”.
Video đang HOT
Hiện vẫn chưa rõ liệu Thổ Nhĩ Kỳ có được hoàn lại khoản thanh toán 1 tỷ USD mà họ đã thực hiện cho đơn hàng hơn 100 chiếc F-35 sẽ không được giao hay không.
Mới đây, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã phủ nhận rằng đất nước ông đang trên đường ra khỏi chương trình máy bay tàng hình F-35 của Mỹ.
“Loại bỏ chúng tôi khỏi chương trình F-35 sẽ không được thảo luận. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ tìm được sự đồng thuận. Nếu không, cả hai nước sẽ thực hiện các bước đi làm tổn thương mối quan hệ của chính mình”, ông cảnh báo.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố S-400 sẽ không được kích hoạt cho đến tháng 4 năm sau, mang lại cho Ankara một khoảng thời gian đáng kể để đàm phán một số thỏa hiệp với Washington.
Chính quyền Trump có thể sẽ cố gắng ngăn chặn các lệnh trừng phạt nhằm tránh một sự rạn nứt khác trong mối quan hệ ngày càng phức tạp giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa rõ ràng.
S-400 vừa là nguy cơ, vừa là đòn bẩy
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố chưa bỏ cuộc trong mục tiêu có được F-35.
Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đe dọa sẽ triển khai một chiến dịch quy mô lớn ở phía đông bắc Syria chống lại các chiến binh người Kurd – đồng minh của Mỹ. Washington đã nỗ lực ngăn chặn điều này và cả hai bên đã đạt được thỏa thuận sơ bộ để thiết lập một “vùng an toàn” dọc biên giới.
Có một số dấu hiệu cho thấy Tổng thống Erdogan dường như đang đe dọa hành động quân sự để tìm kiếm những nhượng bộ từ Mỹ trong việc bỏ các lệnh trừng phạt vì mua S-400.
Timur Akhmetov, một nhà phân tích các vấn đề Trung Đông từ Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga cho rằng đối với Thổ Nhĩ Kỳ, “vấn đề của S-400 đã được chứng minh là đòn bẩy đàm phán tốt đối với Mỹ”.
“Thổ Nhĩ Kỳ đang suy nghĩ về các lựa chọn chiến lược đến từ tranh cãi S-400 và sử dụng nó trong nỗ lực định hình lại quan hệ với Mỹ”, Akhmetov nói với tờ The New Arab.
“Gác những tuyên bố công kích sang một bên, không ai ở Ankara thực sự muốn một mối quan hệ rạn nứt nghiêm trọng. Điều này sẽ đặt Thổ Nhĩ Kỳ vào tình thế rất bấp bênh, đặc biệt là trong bối cảnh bất ổn đang diễn ra xung quanh biên giới nước này ở Trung Đông”, ông nói thêm.
Akhmetov cũng tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể sử dụng chính S-400 như một đòn bẩy chống lại lập trường của Mỹ trong mối quan hệ song phương và những vấn đề hợp tác trong khu vực, nổi bật là tình hình ở miền Bắc Syria.
“Với khoảng thời gian từ triển khai S-400 mất từ 10-15 phút, Ankara có thể sử dụng nó để gây áp lực buộc Washington phải thỏa hiệp hơn nữa hoặc ít nhất là đối thoại chân thành hơn với các vấn đề làm phiền Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ”, ông nói.
Mặc dù vậy, giới chức ở Washington cũng tin rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đối với S-400 cũng nên thực hiện một hành động thiện chí.
Cụ thể, người Mỹ cho rằng, Ankara nên cất S-400 vào kho, tạm thời không quan tâm đến hệ thống này trong một thời gian, và sau đó hy vọng toàn bộ những bong bóng tranh cãi này sẽ xì hơi trước khi nó gây thiệt hại đến mức không thể khắc phục được cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ – Mỹ.
Theo nguoiduatin
Tên lửa "chết chóc" Nga vượt trội hơn hẳn vũ khí Mỹ, khiến Thổ Nhĩ Kỳ mua bằng được
Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá thấp việc Nga bán "rồng lửa" S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng các quan chức Mỹ và các chuyên gia quân sự lại bày tỏ quan ngại về tổ hợp tên lửa phòng không này.
Thổ Nhĩ Kỳ quyết mua S-400 bất chấp "cơn thịnh nộ" của ông Trump.
Theo Express, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ mới đây xác nhận lô tên lửa phòng không S-400 thứ hai sẽ được chuyển tới Ankara vào tháng tới. Điều này dẫn đến một số mối lo ngại bên trong Nhà Trắng rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngả về ông Putin hơn là người đồng cấp Donald Trump.
Mỹ muốn Ankara mua tên lửa Patriot, nhưng các chuyên gia nhận định rằng "rồng lửa" S-400 vượt trội hơn nhiều và thỏa thuận có thể còn mang cả yếu tố chính trị.
Bất chấp sức ép từ Mỹ, Thổ Nhĩ kỳ đã chọn tên lửa Nga và theo các chuyên gia, đây nhiều khả năng là lựa chọn đúng đắn. Tổ chức phân tích tình báo phi chính phủ Stratfor ở Mỹ, đánh giá S-400 là một trong những hệ thống phòng không tốt nhất thế giới, với các cảm biến tinh vi, khả năng nhắm bắn chính xác, đa dạng và có thể chống lại cả mục tiêu tàng hình.
Stratfor kết luận: "S-400 có thể được coi là tổ hợp phòng không đáng tin cậy nhất đang hoạt động ngày nay".
Tổ hợp phòng không này có khả năng đánh trúng mục tiêu trên bầu trời ở khoảng cách 400km, tầm cao 27.000 mét. Mỗi tổ hợp có 12 bệ phóng, với nhiều lựa chọn đạn tên lửa khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu, theo chuyên gia quân sự Richard Connolly.
S-400 có tầm bắn và tầm cao vượt trội hơn hẳn tên lửa Patriot của Mỹ.
Đánh giá của Stratfor cũng được một cựu phi công Kapil Kak đồng tình. Kak coi đây là tên lửa phòng không tốt nhất thế giới. "Theo đánh giá của tôi, S-400 vượt trội hơn các hệ thống phòng không khác, kể cả tên lửa Patriot của Mỹ".
"Patriot từng thực chiến trong Chiến tranh Vùng vịnh và liên tục được nâng cấp, nhưng vẫn không thể bằng được S-400", Kak nói, nhấn mạnh rằng tên lửa phòng không Mỹ hoạt động không đáng tin cậy, không tiện dụng bằng mà còn đắt hơn.
Trong cuộc chiến Iraq năm 2003, các tổ hợp Patriot chỉ đánh chặn được mục tiêu cách 70km, tầm cao 24.000 mét.
Điều đó có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hứng chịu cơn thịnh nộ của ông Trump, để được sở hữu tên lửa phòng không tốt nhất, theo nhà phân tích Abdullah Masri. "Độ tin cậy của Patriot chỉ là 1 trên 4, rất khó để Thổ Nhĩ Kỳ có thể chấp nhận".
Thổ Nhĩ Kỳ tọa lạc ở vùng đất giao thoa giữa Âu-Á, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, nên cần có vũ khí uy lực và S-400 rất phù hợp, Masri nhận định.
Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ cũng đang cân nhắc mua tên lửa S-400 của Nga. Trung Quốc đã tiếp nhận các tổ hợp S-400. Binh sĩ được gửi đến Moscow để trực tiếp được hướng dẫn cách sử dụng loại vũ khí phòng không uy lực này.
Theo Danviet
Nga tiếp tục chuyển giao 'rồng lửa' S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ Nga sẽ tiếp tục chuyển giao các lô thiết bị của hệ thống phòng không S-400 thứ hai cho Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 8 và tháng 9/2019. Ảnh: RIA Novosti Trên đây là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar trên kênh truyền hình NTV. Trước đó Nga đã hoàn thành việc vận chuyển phần đầu tiên...