Không cần cấm huy động vốn
Cấm huy động vốn từ một đến ba năm đối với pháp nhân thương mại là một loại hình phạt bổ sung, xuất hiện lần đầu tiên trong Bộ luật Hình sự năm 2015, nhưng đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý cần phải được xem lại.
Điều 81 về “Cấm huy động vốn” của Bộ luật Hình sự quy định: “Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội”. Việc cấm huy động vốn được áp dụng đối với 26 tội danh như tội buôn lậu; tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội đầu cơ; tội trốn thuế, tội vi phạm quy định về cạnh tranh; tội hủy hoại rừng;…
Ngân hàng cho vay, thì luôn phải tính toán, cân nhắc khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm, điều kiện an toàn vốn
Tờ trình số 186/TTr-CP ngày 274-2015 của Chính phủ “Về dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi)” đã giải thích rất ngắn gọn, sơ sài: Cấm huy động vốn là một biện pháp mạnh nhằm xử lý nghiêm, đồng thời ngăn ngừa khả năng pháp nhân tái phạm.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, huy động vốn bao gồm rất nhiều hình thức khác nhau, nhưng Bộ luật Hình sự chỉ cấm năm hình thức bao gồm: “Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư”; “cấm phát hành, chào bán chứng khoán”; “cấm huy động vốn khách hàng”; “cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước”; và “cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản”.
Như vậy, các pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn vẫn được quyền thực hiện một số giao dịch vay vốn của các tổ chức tài chính, doanh nghiệp, pháp nhân và cá nhân, gồm cả cổ đông, thành viên công ty, người lao động… (trừ vay của các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư và của khách hàng).
Cấm bất hợp lý.
Nằm trong năm trường hợp cấm huy động vốn nói trên, có nhiều tình huống rất bất hợp lý, không cần thiết. Thật vô lý khi cấm pháp nhân vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, trả nợ tiền hàng, điện nước, lương, bảo hiểm… thậm chí là trả tiền bồi thường hay thanh toán tiền phạt theo chính bản án cấm đoán vay vốn của tòa án.
Không thể nghĩ ra thứ logic nào mà luật phải cấm doanh nghiệp huy động vốn để tránh nguy cơ doanh nghiệp tái phạm tội buôn lậu hay tội trốn thuế. Mục tiêu ngăn ngừa nguy cơ tái phạm đối với các pháp nhân thương mại là không rõ ràng, không có cơ sở, trong khi việc cấm huy động vốn gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp. Riêng đối với các tổ chức tín dụng, nếu bị cấm huy động vốn, thì gần như đồng nghĩa với việc cấm hoạt động, vì sẽ nhanh chóng dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán.
Video đang HOT
Không cần thiết phải cấm việc huy động vốn của khách hàng (trong trường hợp bên bán cũng là khách hàng của bên mua), nhất là vay vốn thông qua việc mua hàng hóa, vật tư nguyên vật liệu trả chậm, trả dần, trong đó có việc vay nước ngoài dưới hình thức “hợp đồng vay, hợp đồng mua bán hàng trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính…” theo quy định tại khoản 1, điều 3 về “Giải thích từ ngữ” của Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26-12-2013 “Về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh”. Đặc biệt, đối với trường hợp đã được ngân hàng bảo lãnh thanh toán dưới hình thức L/C thì người cho vay coi như không có rủi ro.
Theo quy định trên, thì còn cấm đối với cả trường hợp công ty kinh doanh bất động sản nhận tiền ứng trước (kể cả tiền đặt cọc) theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, vì đó cũng là một hình thức huy động vốn của khách hàng theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành. Mặc dù, trong trường hợp bán nhà ở hình thành trong tương lai này, chủ đầu tư đã phải bảo đảm điều kiện là có bão lãnh của ngân hàng theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
Thậm chí, ngay cả việc việc pháp nhân thương mại không huy động mà đưa tiền và tài sản của mình vào góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh, cũng sẽ không được phép vì quy định “cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước”.
Bỏ hoặc sửa đổi
Ngoài Bộ luật Hình sự, thì việc cấm huy động vốn nói chung mới chi được đặt ra đối với doanh nghiệp kể từ khi đã có quyết định giải thể theo quy định tại điều 205, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Ngay cả khi doanh nghiệp đã có quyết định mở thủ tục phá sản cũng không bị cấm huy động vốn theo quy định tại điều 48 của Luật Phá sản năm 2014.
Khách hàng cho vay, kể cả bán hàng cho trả chậm, trả dần thì đã phải cân nhắc kỹ rủi ro trong từng trường hợp cụ thể. Ngân hàng cho vay, thì luôn phải tính toán, cân nhắc khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm, điều kiện an toàn vốn. Doanh nghiệp muốn huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phần, trái phiếu thì cũng phải bảo đảm các điều kiện phát hành chứng khoán riêng lẻ hay phát hành ra công chúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán.
lẻ hay phát hành ra công chúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán. Các bên tham gia giao dịch trong nền kinh tế thị trường buộc phải nhận thức rõ và chấp nhận rủi ro về đầu tư, kinh doanh, giao dịch, trong đó có việc cho vay vốn. Bên cho vay sẵn sàng cho pháp nhân thương mại vay vốn, nếu khả năng rủi ro thấp, vì có tài sản cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh của ngân hàng một cách an toàn, chắc chắn. Quy định trên còn tạo thêm rủi ro cho bên cho vay vốn vì giao dịch vay vốn sẽ bị vô hiệu, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, mà rõ nhất là không được tính lãi, nếu như không biết lệnh cấm của tòa án.
Hình phạt cấm pháp nhân thương mại huy động vốn trong Bộ luật Hình sự là một quy định thừa, không cần thiết và bấthợp lý, vì vậy, cần xem xét bãi bỏ hoặc chỉnh sửa theo hướng, chỉ cấm các trường hợp huy động vốn nào dễ dẫn đến rủi ro và nguy hại lớn cho xã hội.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Bi kịch của người phụ nữ xinh đẹp 11 năm trốn truy nã
Do làm ăn thua lỗ nợ nần hơn 1 tỉ đồng, từ người đàn bà đẹp, nhà cao cửa rộng, chồng hiền con ngoan, Hoa đã trở thành người phụ nữ lam lũ, vất vả, sống lang bạt khắp nơi, hòng lẩn trốn sự truy nã của pháp luật suốt 11 năm qua.
Từ một phụ nữ xinh đẹp có cuộc sống hạnh phúc với chồng hiền, con ngoan, Nguyễn Thị Hoa (57 tuổi, ngụ khối phố 3, thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã phải sống chui lủi trong suốt 11 năm dài lẩn trốn sự truy nã của cơ quan Công an. Cho đến ngày ra đầu thú, người phụ nữ này mới hối tiếc về một quãng thời gian đã qua, vì cạn nghĩ mà bỏ trốn, đánh mất cơ hội sửa chữa lầm lỗi...
Cuộc trốn chạy 11 năm trước...
Năm 2005, thị trấn Núi Thành xôn xao bởi thông tin Nguyễn Thị Hoa bỏ trốn. Hàng chục chủ nợ hằng ngày kéo đến nhà Hoa để đòi tiền mà Hoa vay mượn trước đó. Không những thế, gia đình luôn phải tiếp các cuộc điện thoại với lời lẽ khó nghe, có hôm họ còn nhận được cả tờ rơi đe dọa, bởi vì Hoa đã "ôm" tiền của họ bỏ trốn.
Theo hồ sơ, từ 12-5-2000 đến 12-12-2005, bằng thủ đoạn gian dối, Hoa đã huy động vốn của nhiều người quen. Hoa nói với mọi người, cửa hàng xăng dầu nơi cô ta công tác đang cần tiền để kinh doanh nên mượn tiền. Hoa tự ý lấy con dấu của cửa hàng đóng vào các giấy vay mượn khiến các chủ nợ rất tin tưởng. Đối với những người có quen biết với cán bộ cửa hàng xăng dầu thì Hoa nói rằng mình vay tiền để mua tàu đánh cá...
Với kịch bản hoàn hảo và dựa vào danh tiếng tốt của gia đình, Hoa đã vay mượn 24 người, 1 ngân hàng số tiền 1.113.402.000 đồng. Đó là số tiền rất lớn vào thời điểm bấy giờ.
Số tiền trên một phần Hoa đầu tư vào nuôi tôm, một phần tiêu xài cá nhân. Nuôi tôm thất bại, tiền tiêu xài cũng chẳng đẻ ra được đồng nào. Cứ như vậy, hết vay người này Hoa vay người khác, lãi mẹ đẻ lãi con thành con số nợ khổng lồ. Thay vì tìm cách khắc phục hậu quả và nhận trách nhiệm trước pháp luật thì Hoa lại tìm cách lẩn trốn.
Đối tượng Nguyễn Thị Hoa đầu thú cơ quan Công an sau 11 năm trốn truy nã.
Trong một đêm tối, Hoa đã âm thầm mang túi ra khỏi nhà mà không một ai hay biết. Sau khi xác định Hoa đã rời khỏi địa phương, ngày 24-3-2005, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định truy nã toàn quốc đối với Hoa.
Hoa từng là một phụ nữ xinh đẹp, hát hay, nói chuyện có duyên. Hoa gần như là hình mẫu của chị em phụ nữ lúc bấy giờ. Không những biết giữ gìn nhan sắc, Hoa còn biết cách ăn mặc đẹp nên cô ta lúc nào cũng sáng bừng giữa đám đông. Hoa còn khiến chị em ghen tị bởi cô có nghề nghiệp ổn định, chồng là quân nhân, con cái đều ngoan, học giỏi.
Thế nhưng, chỉ vì tiền, Hoa đã phạm pháp, gây đau khổ cho gia đình. Những ngày đó, mọi người trong gia đình Hoa không dám ra đường vì xấu hổ. Cậu con trai cũng vì chuyện này mà đã 2 lần đòi tự vẫn.
Cô con gái lớn của Hoa lấy chồng cũng không có sự tham dự của mẹ. Xót xa nhất là mẹ của Hoa, trước khi mất, bà chỉ ao ước được gặp người con gái mà bà mang nặng đẻ đau. Lúc này, Hoa như "chim trời cá nước", không ai biết ở nơi nào...
Sau khi tiếp nhận quyết định truy nã, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Quảng Nam đã gặp từng bị hại xác định lại hành vi của Hoa, dựng lại các mối hệ của người đàn bà này và ra Bắc vào Nam để truy tìm.
Đến tháng 5-2016, các trinh sát đã tìm ra manh mối về Hoa ở tỉnh Bình Dương và vận động gia đình kêu gọi đối tượng ra đầu thú. Một trinh sát cho biết, việc Hoa đầu thú là một nỗ lực lớn của gia đình và mọi người đều mong Hoa ra đầu thú. Sau khi được gia đình vận động, ngày 5-6-2016, Hoa đã trở về Quảng Nam trình diện cơ quan Công an.
Đối tượng Nguyễn Thị Hoa trước đây.
Tiếp xúc chúng tôi, Hoa kể rằng, 11 năm qua, cô ta đã phải sống trong đau khổ, dằn vặt và hối hận cho hành vi của mình. Sau khi rời địa phương, Hoa lên Đắk Nông xin làm thuê bằng nghề chăm sóc cà phê, tiêu. Được một thời gian ngắn, Hoa đến tỉnh Trà Vinh và xin nấu cơm từ thiện cho một bệnh viện ở địa phương này.
Làm việc ở đây gần 3 năm, mặc dù công việc rất thuận lợi, nhưng để tránh sự phát hiện của cơ quan Công an, Hoa lại thay đổi chỗ ở, lên TP Hồ Chí Minh và lang thang khắp nơi để bán vé số kiếm sống. Chừng 1 năm sau, Hoa về tỉnh Bình Dương làm nghề tách vỏ hạt điều...
Cứ như vậy, suốt 11 năm trời, Hoa sống chui lủi, lang bạt khắp nơi. Từ người đàn bà đẹp, nhà cao cửa rộng, chồng hiền con ngoan, Hoa đã trở thành người phụ nữ lam lũ, vất vả, sống nay đây mai đó, hòng lẩn trốn sự truy nã của pháp luật.
"Mãi cho đến khi ra đầu thú, tôi mới nhẹ lòng và nghĩ rằng, mình vẫn còn có ngày mai...", Hoa tâm sự trong nước mắt.
Theo Công an Nhân dân
Trả hồ sơ vụ án giám đốc HAIC lạm quyền huy động vốn Sau nhiều ngày nghị án kéo dài, Hội đồng xét xử (HĐXX) bất ngờ quay lại phần xét hỏi, làm rõ thời điểm huy động vốn và ban hành điều lệ công ty. Vụ án Lạm quyền trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà...