Không bổ sung quy hoạch vùng trời, không gian ngầm dưới lòng đất
Quốc hội không bổ sung thêm quy hoạch vùng trời và quy hoạch không gian ngầm dưới lòng đất vào dự thảo Luật Quy hoạch vừa được thông qua.
Sáng nay (24/11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch với tỷ lệ tán thành 88,19% (tương ứng với 433/455 đại biểu tham gia biểu quyết).
(Ảnh minh họa: KT)
Trong báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung “quy hoạch vùng trời”, “quy hoạch không gian ngầm dưới lòng đất” vào hệ thống quy hoạch.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Luật Biên giới quốc gia đã khẳng định biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của Việt Nam.
Ông Thanh nêu rõ: Các khái niệm quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia đều được định nghĩa theo hướng là việc phân vùng và liên kết vùng, chia sẻ sử dụng không gian mang tính chiến lược và thống nhất, trong đó có không gian biển, không gian mặt đất, không gian ngầm dưới đất, không gian trong lòng biển, không gian đáy biển, không gian dưới đáy biển và không gian vùng trời của lãnh thổ quốc gia.
Riêng đối với vùng trời ở một độ cao nhất định còn chịu sự điều chỉnh của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không bổ sung thêm quy hoạch vùng trời và quy hoạch không gian ngầm dưới lòng đất vì đã được bao hàm trong các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, ông Vũ Hồng Thành trình bày.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Video đang HOT
Về điều chỉnh quy hoạch, có ý kiến đồng tình với quy định cho phép quy hoạch thấp hơn điều chỉnh trước quy hoạch cao hơn và việc điều chỉnh này có thể ảnh hưởng đến quy hoạch cao hơn sau khi đã xin chủ trương của cơ quan quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch cao hơn. Quy định này bảo đảm tính linh hoạt trong trường hợp quy hoạch cấp dưới cần phải điều chỉnh, có thể ảnh hưởng tới quy hoạch cấp trên mà quy hoạch cấp trên chưa được điều chỉnh kịp thời. Một số ý kiến đề nghị không cho phép điều chỉnh quy hoạch thấp hơn nếu việc điều chỉnh này ảnh hưởng đến quy hoạch cao hơn.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để bảo đảm tính nguyên tắc và kỷ luật trong hệ thống quy hoạch quốc gia, dự thảo Luật Quy hoạch không cho phép điều chỉnh quy hoạch thấp hơn nếu việc điều chỉnh này ảnh hưởng đến quy hoạch cao hơn.
Ngoài ra, có ý kiến cho rằng các căn cứ điều chỉnh quy hoạch có sự chồng chéo và khó áp dụng trên thực tế.
Ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh: Việc quy định các căn cứ để điều chỉnh quy hoạch vừa cần bảo đảm linh hoạt khi xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển vừa phải chặt chẽ để tránh tùy tiện trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
Đây chỉ là các căn cứ để điều chỉnh, còn việc điều chỉnh phải tuân thủ các điều kiện và trình tự, thủ tục, thẩm quyền đã quy định trong dự thảo Luật Quy hoạch. Về cơ bản, cấp có thẩm quyền quyết định và phê duyệt quy hoạch có quyền điều chỉnh quy hoạch thấp hơn trước mà không cần phải chờ điều chỉnh quy hoạch cao hơn khi phát sinh các điều kiện trên thực tế, bảo đảm nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến quy hoạch cấp cao hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội giải trình./.
Luật Quy hoạch vừa được Quốc hội thông qua quy định rõ về Hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm:
Quy hoạch cấp quốc gia.
Quy hoạch cấp quốc gia gồm quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia.
Quy hoạch vùng.
Quy hoạch tỉnh.
Quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệtdo Quốc hội quy định.
Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
Theo Trần Ngọc
Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch: Đảm bảo kỷ luật trong điều chỉnh quy hoạch
Quốc hội hôm nay (24/11) đã thông qua Luật Quy hoạch với tỷ lệ ĐBQH đồng ý là 88,19%. Đáng chú ý, Luật này không không cho phép điều chỉnh quy hoạch thấp hơn nếu việc điều chỉnh này ảnh hưởng đến quy hoạch cao hơn...
Luật Quy hoạch gồm 6 Chương, 59 Điều, 3 phụ lục và có hiệu lực thi hành chậm nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2019. Luật này quy định việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; quản lý nhà nước trong hoạt động quy hoạch.
Luật áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Theo quy định của Luật Quy hoạch, hệ thống quy hoạch quốc gia bao gồm: Quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch vùng; Quy hoạch tỉnh; Quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; và Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.
Quy hoạch ngành quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Quy hoạch vùng phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch tỉnh phải phù hợp quy hoạch vùng, quy hoạch cấp quốc gia. Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
Trước khi thông qua Dự thảo luật, QH đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày.
Một vấn đề lâu nay được cả đại biểu và cử tri quan tâm đặc biệt, đó là vấn đề điều chỉnh quy hoạch. Theo đó, có ĐB lo ngại Luật này khiến cho "cơ quan nào cũng có thể điều chỉnh quy hoạch". Theo báo cáo giải trình, để bảo đảm tính nguyên tắc và kỷ luật trong hệ thống quy hoạch quốc gia, Dự thảo luật tiếp thu ý kiến của ĐBQH theo hướng không cho phép điều chỉnh quy hoạch thấp hơn nếu việc điều chỉnh này ảnh hưởng đến quy hoạch cao hơnnhư quy định tại Điều 51 và Điều 53 của dự thảo Luật Quy hoạch.
Với ý kiến cho rằng các căn cứ điều chỉnh quy hoạch có sự chồng chéo và khó áp dụng trên thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích: việc quy định các căn cứ để điều chỉnh quy hoạch vừa cần bảo đảm linh hoạt khi xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển vừa phải chặt chẽ để tránh tùy tiện trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
Đây chỉ là các căn cứ để điều chỉnh, còn việc điều chỉnh phải tuân thủ các điều kiện và trình tự, thủ tục, thẩm quyền đã quy định ở Mục 3, Chương IV của dự thảo Luật Quy hoạch.
Về cơ bản, cấp có thẩm quyền quyết định và phê duyệt quy hoạch có quyền điều chỉnh quy hoạch thấp hơn trước mà không cần phải chờ điều chỉnh quy hoạch cao hơn khi phát sinh các điều kiện trên thực tế, bảo đảm nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến quy hoạch cấp cao hơn. Trình tự, thủ tục điều chỉnh, công bố và cung cấp thông tin điều chỉnh quy hoạch được thực hiện như đối với việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và cung cấp thông tin quy hoạch quy định tại Chương II và Chương III của Luật này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xin phép QH không bổ sung thêm quy hoạch vùng trời và quy hoạch không gian ngầm dưới lòng đất vì đã được bao hàm trong các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia.
Về quy hoạch Thủ đô, Theo báo cáo giải trình, do khoản 2 Điều 8 Luật Thủ đô quy định quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc hội nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến của ĐBQH, bổ sung quy định "Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Thủ đô sau khi có ý kiến của Quốc hội."
Về ý kiến đề nghị làm rõ về quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong khi Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt chưa được ban hành và chưa rõ đơn vị nào là đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đang được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp này đã dành 1 chương quy định về quy hoạch của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến ĐBQH để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Theo Xuân Hưng
Bảo hiểm tiền gửi 100% khi phá sản ngân hàng? Một lần nữa, vấn đề cho phá sản ngân hàng yếu kém và hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi được bàn đến... Theo chương trình dự kiến, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng sẽ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội kỳ họp này. Cũng trong khuôn khổ kỳ họp, Quốc hội thảo luận về sửa đổi,...