Không bia, rượu vẫn… say xỉn và hỏng gan vì nguyên nhân khó tin
Thông qua trường hợp một thanh niên say đến nhập viện dù… không uống bia, rượu, các nhà khoa học đã tìm ra “kẻ giấu mặt” trong cơ thể nhiều người bị gan nhiễm mỡ.
Một nhóm khoa học gia từ Trung Quốc và Mỹ đã xác định được Klebsiella pneumoniae, một loài vi khuẩn và cũng là “kẻ nấu rượu lậu” tồn tại trong ruột rất nhiều bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ không do rượu.
Theo tác giả chính, GS-TS Jing Yuan, nhà vi trùng học tại Viện Nhi Khoa Thủ đô (Bắc Kinh, Trung Quốc), công trình khởi điểm từ một ca bệnh đặc biệt vài năm trước: nam thanh niên 27 tuổi, sau khi ăn một bữa no nê nhiều tinh bột và đường, không dùng một giọt bia, rượu nào bỗng dưng phải nhập viện vì… say xỉn quá mức.
Không uống bia, rượu, nhiều người vẫn bị hỏng gan do một “kẻ nấu rượu lậu” ngay trong ruột – ảnh minh họa từ internet
Từ đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra kẻ giấu mặt trong ruột anh này: Klebsiella pneumoniae đã lén lút nấu các thức ăn bột, đường thành rượu ngay trong cơ thể. Sau bữa ăn, bệnh nhân đã bị say bởi một lượng rượu tương đương với 15 shot rượu whisky độ cồn 40% (mỗi shot tương đương 1 ly hột mít nhỏ).
Đây là một phát hiện quan trọng bởi từ lâu, Klebsiella pneumoniae đã được biết đến nhưng bị coi là vô hại khi tồn tại trong ruột. Thí nghiệm tiếp theo trên chuột được thực hiện tại Đại học Duke (Bắc Carolina, Mỹ) cho thấy chuột khi cho ăn vi khuẩn Klebsiella pneumoniae và bị cho uống rượu thì có độ tổn thương gan như nhau sau một thời gian.
Nhóm nghiên cứu cũng lấy mẫu vi khuẩn ở hơn 40 người bị gan nhiễm mỡ không do rượu và 50 người khác để đối chứng. Kết quả cho thấy lượng Klebsiella pneumoniae ở những người bị gan nhiễm mỡ không do rượu tuy chỉ có quân số đông hơn người bình thường một chút, nhưng đa phần lại thuộc những chủng Klebsiella pneumoniae có khả năng sản xuất rượu mạnh mẽ hơn đồng loại.
Do Klebsiella pneumoniae “nấu rượu” với nguyên liệu là thức ăn thuộc nhóm tinh bột – đường nên bệnh nhân càng ăn nhiều những món này, lượng rượu được sản xuất ra càng nhiều, tích tụ chất béo trong gan và gây tổn thương gan cho dù họ có thể là người chưa từng dùng bia rượu.
Video đang HOT
“Trong giai đoạn đầu, bênh gan nhiễm mỡ có thể hồi phục. Nếu xác định nguyên nhân sớm, chúng tôi có thể điều trị đúng và ngăn ngừa tổn thương gan” – tác giả Yuan nhấn mạnh. Những người bị gan nhiễm mỡ không do rượu liên quan đến Klebsiella pneumoniae được cho dùng kháng sinh để tiêu diệt bớt vi khuẩn, cộng với thay đổi chế độ ăn uống.
A. Thư
Theo Live Science, Science/nguoilaodong
Cậu bé 6 tuổi không thể ăn được bất cứ thứ gì: Bác sĩ không thể gọi tên căn bệnh lạ và cậu bé là người đầu tiên mắc bệnh
Bác sĩ cho biết Cohen là người đầu tiên được ghi nhận mắc bệnh hiếm gặp này và hiện tại căn bệnh vẫn chưa có tên gọi cụ thể là gì.
Chia sẻ trên trang People, bố mẹ của Cohen Bramlee cho biết: Khi được 4 tháng tuổi, cha mẹ của bé đã cố gắng cho con chuyển sang ăn các thức ăn dạng rắn theo hướng dẫn của các bác sĩ nhi khoa.
Tuy nhiên, dạ dày của cậu bé không thể xử lý được thức ăn, và đó là lý do tại sao cậu bé thường không ngừng nôn mửa mỗi khi ăn.
Ngay từ nhỏ, Cohen Bramlee đã không thể tiêu hóa được thức ăn.
Từ khi còn là trẻ sơ sinh, các bác sĩ đã nghi ngờ rằng hệ thống miễn dịch của Cohen không được tốt và chính là nguyên nhân đằng sau các vấn đề sức khỏe mà cậu bé phải chịu. Không chỉ không thể ăn thức ăn, Cohen còn thường xuyên bị sốt và nhiễm trùng máu. Việc ăn uống của Cohen được đưa qua dây chuyền nuôi dưỡng và cậu bé gọi đó là "ăn qua trái tim".
Cậu bé được chuyển đến Undiagnosed Diseases Network (tổ chức Các bệnh không được chẩn đoán) tại đại học Duke ở Durham, North Carolina. Sau 5 năm, các nhà nghiên cứu cùng với iến sĩ Stella Davies của Bệnh viện Trẻ em Trung Quốc - đã biết rằng Cohen có đột biến gen làm rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể và điều đó khiến cho cậu bé không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách và hay bị nhiễm trùng.
Đột biến khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức mỗi khi cậu bé ăn thức ăn - giống như thể thức ăn là "kẻ xâm lược" từ bên ngoài vào cơ thể.
Việc ăn uống của Cohen được đưa qua dây chuyền nuôi dưỡng và cậu bé gọi đó là "ăn qua trái tim".
Căn bệnh này đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số cơ quan của Cohen bao gồm túi mật, gan và tuyến tụy. Cohen là người đầu tiên được ghi nhận mắc bệnh này nhưng các nhà khoa học cho rằng có thể còn nhiều trường hợp khác giống như Cohen nhưng chưa được báo cáo mà thôi.
Bởi vì tình trạng này không được chẩn đoán nên không có cách chữa trị được biết đến, nhưng các bác sĩ đang hy vọng cấy ghép tủy xương sẽ có thể có ích. Gia đình đang hi vọng cấy ghép tủy xương có thể là phương thuốc giúp cậu bé 6 tuổi có thể ăn uống được bình thường.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự hy vọng rằng bệnh này sẽ có cách chữa trị. Cohen bị bệnh nặng và chúng tôi dường như đã gần mất thằng bé nhiều lần, vì vậy, bây giờ - biết rằng có một cơ hội để con không chỉ khỏe mạnh hơn mà còn được chữa khỏi bệnh là điều không thể tưởng tượng được", Carrie, mẹ của Cohen chia sẻ trên tạp chí People.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự hy vọng rằng bệnh này sẽ có cách chữa trị. Cohen bị bệnh nặng và chúng tôi dường như đã gần mất thằng bé nhiều lần, vì vậy, bây giờ - biết rằng có một cơ hội để con không chỉ khỏe mạnh hơn mà còn được chữa khỏi bệnh là điều không thể tưởng tượng được", Carrie, mẹ của Cohen chia sẻ trên tạp chí People.
Mặc dù có vấn đề về sức khỏe nhưng Cohen là một đứa trẻ vui vẻ và hay cười, yêu thích khủng long, Legos và Star Wars.
Tất cả anh chị em của Cohen là Todd Christopher (TC) - 16 tuổi; Kayla - 14 tuổi; Addyson - 11 tuổi; và Anareese - 8 tuổi, đều đã được thử nghiệm để xem có phù hợp cho việc lấy tủy xương cấy ghép cho Cohen không. Cuối cùng, cả TC và Anareese đều được tuyên bố là những phù hợp và TC được chọn vì cậu bé có thể cho em nhiều tế bào hơn.
Cohen sẽ trải qua hóa trị để chuẩn bị cho ca phẫu thuật của mình, nhưng Carrie nói rằng con trai cô vẫn giữ thái độ tích cực.
Mặc dù có vấn đề về sức khỏe nhưng Cohen là một đứa trẻ vui vẻ và hay cười, yêu thích khủng long, Legos và Star Wars.
Theo trang Facebook "Super Cohen's Crusade", nơi gia đình Bramlee liên tục cập nhật thông tin về tình trạng và cuộc phiêu lưu của Cohen thì cậu bé sẽ được đưa vào bệnh viện vào ngày 26 tháng 8 để bắt đầu chuẩn bị cho ca ghép tủy xương dự kiến diễn ra vào ngày 11 tháng 9.
Theo MSN/DailyMail/helino
Top 5 loại thực phẩm giúp cải thiện lá gan nhiễm mỡ Những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp người mắc bệnh kiểm soát tốt lượng mỡ trong gan. Gan nhiễm mỡ là hậu quả của chế độ sinh hoạt không hợp lý và sử dụng nhiều đồ uống có cồn. Hiện nay, gan nhiễm mỡ đã trở thành một căn bệnh phổ biến. Có tới 20-30% người dân Việt Nam mắc căn bệnh...