Không bao giờ ngã
Từng có một thời ấu thơ tôi mê trò chơi tung vụ. Con vụ (người Bắc gọi là con quay) được tiện bằng gỗ, tròn, trơn láng hình chóp nón. Đầu chóp con vụ cắm cây đinh mài nhọn để làm “chân” và thân vụ sơn nhiều màu. Không cần sơn giáp vòng quanh thân; chỉ một bệt sơn – lúc quay, nhờ hiện tượng lưu ảnh của mắt, vụ sẽ cho ta chiêm ngưỡng một vòng màu liền lạc.
ảnh minh họa
Bắt đầu, người chơi vụ dùng một đoạn dây nhợ quấn vòng quanh thân (quấn cẩn thận, lớp lang, đừng cho vướng; nếu vướng, sẽ không tung vụ được). Một tay cầm vụ, hai ngón kẹp chặt đầu dây, người chơi tung vụ xuống nền xi măng; ngón tay giữ đầu dây, lôi ngược. Tung thành công, vụ lao xuống, lảo đảo vài vòng rồi bắt đầu quay. Chế tác đúng tiêu chuẩn, nền xi măng trơn láng cộng với việc người tung “có nghề”, vụ sẽ quay rất “bình”, rất lâu. Con vụ “bình” (tức đạt trạng thái cân bằng tối ưu) quay mạnh, quay nhanh mà nhìn như thể đứng yên (thi đánh vụ, đáng gờm là những con vụ quay như thể đứng yên; chứ con nào quay mà thấy… đang quay thì kể như thua chắc). Chỉ bằng duy nhất một chân mà vụ lại có thể đứng yên, kỳ diệu chưa? Vậy nhưng, cái lạ lùng ở đây lại chính là chỗ vụ chỉ có thể đứng yên nhờ… chuyển động! Phải, còn quay là còn đứng, quay chậm hoặc không quay thì vụ sẽ ngã.
Ấy là những ngẫm nghĩ của tôi khi đã quá nửa đời người chứ ngày nhỏ thì chỉ biết say mê cái trạng thái diệu kỳ của món đồ chơi. Nhìn con vụ đứng bất động một chân mà tha hồ tưởng tượng, mộng mơ, cứ mong nó quay mãi, quay hoài để có thể đứng mãi trên chân, đừng bao giờ ngã. Có lần, tôi đem cái mong ước “không bao giờ ngã” thỏ thẻ với cha. Cha cười, bảo: vụ cũng như người. Sao lại như người hở cha? Con biết vụ không ngã nhờ đâu không? Nhờ… nó quay! Nếu nó quay, “làm siêng” quay, nó sẽ không bao giờ ngã. Người cũng vậy, người siêng làm lụng, học hành sẽ không bao giờ ngã. Chỉ người làm biếng mới ngã thôi.
Chẳng biết đầu óc trẻ thơ của tôi “ngộ” được bao nhiêu từ câu nói của cha nhưng từ bữa ấy, hình như tôi làm lụng, học hành siêng năng hơn. Cha tôi không được học hành bao nhiêu nhưng, ngẫm ra, mới thấy ông là một “nhà giáo dục” đại tài với tôi.
Bài học của cha tôi vẫn còn nhớ, còn dùng mãi đến hôm nay. Đôi khi, giữa nghiệt ngã đời thường, thấy bất lực, thấy nản lòng muốn buông xuôi; nhưng chợt nhớ mình là con vụ, tôi lại cố gượng quay; quay để giữ mình không ngã. Và những lúc ấy, từ trong sâu thẳm, bất chợt tôi nhìn ra bóng dáng cha tôi. Người đang cúi xuống tôi với nụ cười an ủi, yêu thương. Tai tôi dường văng vẳng câu nói năm xưa: vụ cũng như người.
Theo Thesaigontimes.vn
Video đang HOT
Đang chần chừ kí tên vào đơn ly hôn, nghe câu nói của đứa con trai 6 tuổi mà cả 2 vợ chồng đều buông bút
Cuộc hôn nhân của tôi từng là giấc mơ mà biết bao cô gái mong ước. Chồng tôi là người đàn ông thành đạt, có nhà lầu, xe hơi. Anh khá điển trai, nhã nhặn nên chẳng thiếu gì gái đẹp vây quanh.
Có thể nói thời gian đầu cuộc sống của chúng tôi khá hạnh phúc. Sau khi cưới được hơn 1 năm, tôi nhanh chóng sinh cho anh 1 cậu con trai kháu khỉnh. Những tưởng hôn nhân như thế là viên mãn, ngờ đâu nó cũng là bước ngoặt lớn cho cả 2 chúng tôi.
Ảnh minh họa
Từ sau khi có con, bận rộn với việc chăm sóc một đứa nhỏ khiến cả hai vợ chồng tôi mệt mỏi. Anh là công tử chính hiệu, từ nhỏ đến lớn chưa phải động tay động chân vất vả bao giờ. Do đó việc chăm nom con trai hầu hết do một mình tôi đảm nhiệm. Nhiều lúc mệt mỏi quá, tôi bực mình với chồng:
- Anh thật chẳng được tích sự gì!
- Sao em nói vậy, anh cũng cố gắng hết sức giúp đỡ em, nhưng có việc gì anh làm là em vừa ý đâu.
Đúng là anh cũng cố gắng phụ giúp tôi vài việc vặt những lúc ban đầu, nhưng sau khi thấy anh quá vụng về, đụng đâu hỏng đó, tôi liền không nhờ anh nữa mà tự mình làm cho xong chuyện. Nhưng ngày một ngày hai thì được, chứ về lâu về dài thì quả thực quá mệt mỏi cho tôi.
Điều kiện 2 bên ông bà nội ngoại đều không thể lên chăm cháu. Thế nên có mấy lần anh rủ tôi thuê osin về đỡ đần công việc. Tôi toàn gạt đi. Tôi lạ gì cái kiểu osin trẻ cướp chồng nữa. Còn những người già cả, không đau yếu thì cũng chẳng làm được gì nên chuyện. Lúc xảy ra vấn đề mình lại khó nói.
Rồi con trai cũng ngày một lớn. Quá bận rộn với guồng quay công việc - nhà cửa - chăm con, tôi không còn nhiều thời gian chăm sóc bản thân nữa. Một cô gái xinh đẹp, thời thượng ngày nào giờ luộm thuộm, nhếch nhác với nhan sắc tàn phai. Còn chồng tôi vẫn hào hoa lịch thiệp như trước. Bạn bè thân thiết thỉnh thoảng lại rỉ tai tôi:
- Mày không lo mà tút tát lại nhan sắc đi. Lúc nào cũng lôi thôi thế này có ngày chồng nó chán nó chạy theo con khác đấy. Đàn ông như chồng mày ra ngoài gái nó bám như đỉa.
- Tao có muốn thế đâu, nhưng quả thật chẳng có thời gian mà lo cho bản thân nữa. Biết lấy chồng mà khổ thế này, tao chả thèm!
- Mày đúng là được voi đòi tiên.
Tôi suốt ngày than vãn về chồng, nhưng anh thì khéo lắm, ra ngoài rõ biết đường xây dựng hình ảnh nên mọi người toàn quay sang đổ lỗi tại tôi không biết quý trọng này nọ. Nhiều lúc tôi thấy chán, ghét chồng là đằng khác. Nếu như anh thực sự yêu thương vợ thì đã không có kiểu tối ngày lao đầu vào họp hành, tiệc tùng, bạn bè, bỏ mặc mẹ con tôi muốn làm gì thì làm, đói no gì cũng kệ.
Thấy tôi thường xuyên than vãn, trách móc, anh cũng tỏ ra bất bình. Tôi cảm tưởng tình cảm vợ chồng ngày một nhạt nhẽo khi giữa 2 đứa thường xuyên có những trận to tiếng với nhau. Chúng tôi sỉ vả nhau, đổ lỗi cho nhau, than oán về những vất vả của mình.
Lần ấy con trai sốt cao, tôi điện thoại giục chồng về nhà đưa con đi khám. Anh nhất mực không nghe, kêu tôi tự đi 1 mình vì đang còn bận đi gặp đối tác. Tôi như giọt nước tràn ly, cứ ôm con khóc nấc. Tối ấy vợ chồng tôi đã cãi nhau rất to. Cuối cùng anh nói:
- Đó toàn là những việc em có thể chủ động được. Tại sao lại đổ lỗi cho anh? Anh làm cũng vì em, vì con thôi. Nếu em mệt mỏi vì cái nhà này như vậy, thế thì ly hôn đi. Anh sẽ nuôi con.
- Ly hôn thì ly hôn. Con sẽ do tôi nuôi. Anh nghĩ mình có đủ khả năng chăm nom cho nó sao? Nó đau ốm như vậy mà còn bỏ mặc được!
Nói rồi tôi lấy giấy ra viết ngay tờ đơn ly hôn, cứ viết đến đâu khóc đến đó. Còn anh thì ngồi một góc vừa hút thuốc vừa thở dài.
- Tôi viết xong rồi, anh đến kí đi, mau chóng giải thoát cho nhau.
Anh cầm tờ đơn, mắt liếc xuống nhìn mục tên tôi vẫn chưa kí, anh cũng chẳng nói gì. Anh cầm chiếc bút trong tay hồi lâu, nấn ná mãi chẳng chịu đặt xuống. Đúng lúc này, con trai tôi từ trong phòng đi ra vừa mếu vừa nói:
- Con xin lỗi. Tại con mà bố mẹ cãi nhau. Bố mẹ đừng bỏ nhau, con không muốn giống như bạn Nim không có mẹ nấu cơm cho ăn, cũng không muốn giống bạn Tũn chẳng bao giờ được bố đưa đón đi học. Con hứa từ nay con sẽ ngoan, sẽ không bị ốm nhiều nữa. Con nghĩ ra cách rồi, con sẽ sang nhà ông bà nội vài ngày, rồi lại sang nhà ông bà ngoại vài ngày để mẹ không phải lo nhiều cho con nữa. Như thế có được không?
2 chúng tôi trân người, kinh ngạc chẳng biết phải trả lời con như thế nào. Tự nhiên tôi thấy hối hận, tội lỗi vô cùng. Tôi ôm con vào lòng, bật khóc, luôn miệng nói xin lỗi con. Lát sau anh cũng tiến đến ôm chặt 2 mẹ con tôi, nghẹn ngào bảo:
- Bố xin lỗi 2 mẹ con. Bố biết mình không tốt. Từ nay bố hứa sẽ sửa đổi, bố không như thế nữa...
Theo WTT
Dừng lại đi em... Có đôi lúc, sau một cuộc hẹn gặp riêng em ở quán cà phê lãng mạn trở về, anh cũng như gã si tình, cũng mộng mơ và ao ước giá như thời gian có thể quay trở lại vài năm trước, để anh lại có thể bắt đầu yêu đương và hò hẹn. Anh thừa nhận đã có những phút giây anh...