Không bao giờ làm việc nhà vì nghĩ mình là trụ cột kinh tế – thói xấu đàn ông nên bỏ ngay
Theo một nghiên cứu của trường Kinh tế London, hôn nhân sẽ phát triển tốt nếu người chồng chịu làm việc nhà.
Nếu bạn là người trụ cột kiếm tiền nuôi gia đình, không có nghĩa là về nhà, bạn chỉ việc nằm dài trong khi vợ bạn tất bật với việc nhà và những đứa trẻ. Cô ấy không phải là người giúp việc của bạn, cô ấy là bạn đời và hai người là một nhóm.
Thế nhưng, nhiều đàn ông Việt hiện nay vẫn mắc phải lối suy nghĩ việc nhà là của đàn bà, đàn ông đi làm kiếm tiền về là đủ. Đây là một lối suy nghĩ sai lầm dẫn tới các vụ ly hôn.
Các anh nên nhớ rằng, đã qua lâu lắm rồi cái thời việc nhà đổ hết lên đầu phụ nữ. Các ông chồng nghĩ là mình đi làm 8 tiếng ở công sở rồi thì về nhà không phải làm gì nữa ư? Vậy các bà vợ, những người mà sức vóc không bằng các anh, làm ở công sở cũng 8 tiếng, về nhà lại một núi việc nhà, đêm thì không ngon giấc vì chăm con, con nhỏ, vì sợ con lạnh, lo con đái dầm…
Những người chồng vô tâm ích kỷ như vậy thì làm sao phụ nữ lúc nào cũng yêu nồng nàn cho được? Các anh hãy bỏ ngay cái suy nghĩ chỉ cần mỗi tháng đưa tiền lương thôi là là điều kiện đủ để được vợ yêu đi. Bởi nếu thiếu hành động quan tâm, yêu thương của chồng thì tình yêu chỉ là nghĩa vụ, là gượng ép.
Từ không còn tình cảm, phụ nữ cũng sẽ ngoại tình, cũng đi tìm một người đàn ông đích thực biết yêu thương chia sẻ (dù có thể chả bao giờ tìm được).
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Trong một khảo sát xã hội do Viện Nghiên cứu Phụ nữ Việt Nam thực hiện, các chuyên gia đã ghi nhận sự khác biệt giữa 2 giới trong việc sắp xếp thời gian biểu. Phụ nữ trung bình dành nhiều hơn đàn ông 2 giờ mỗi ngày để làm những công việc như chăm sóc bản thân; làm việc nhà; mua sắm các dụng cụ sử dụng trong gia đình; chăm sóc các thành viên khác trong gia đình; dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa; nhận và trả lời thư từ, điện thoại và những hoạt động khác.
Đối với phụ nữ Việt Nam, công việc nội trợ dường như đã trở thành một gánh nặng khi phần lớn các ông chồng đều xem việc bếp núc là của phụ nữ. Ngược lại với phụ nữ, trong khoảng thời gian 2 giờ mà phụ nữ dành để làm những công việc nhà thì các đấng mày râu trung bình sử dụng khoảng 40 phút mỗi ngày để chơi thể thao hoặc giải trí. Bên cạnh đó, họ sử dụng thêm khoảng 4 phút cho việc ăn uống, 2 phút dành cho các hoạt động giáo dục và 1 giờ 16 phút còn lại để làm việc.
Nếu có nhiều thời gian hơn cho các thú vui giải trí, tại sao các đấng mày râu lại không san sẻ chút thời gian cho người phụ nữ mình yêu thương? Câu trả lời, theo các chuyên gia về xã hội học nằm ở chính thói quen. Một trong những lý do đàn ông không làm việc nhà là vì người vợ đã “tranh” làm hết. Có nhiều phụ nữ đã thừa nhận họ phải dành ba giờ một tuần để làm lại công việc nhà mà “đức lang quân” của họ đã làm qua loa. Họ mặc định là việc nhà phải là mình làm và thậm chí còn cho rằng, đàn ông mà đụng vào việc nhà là “hư bột hư đường” hết.
Phụ nữ cũng không nên tranh hết việc nhà của đàn ông. Ảnh minh họa
Ngoài ra, phụ nữ làm việc nhà nhiều hơn nam giới vì họ làm việc và quản lý công việc hiệu quả hơn. Một bài báo khoa học trên tạp chí BMC Psychology vào cuối năm ngoái cho thấy đàn ông chậm chạp hơn và kém tổ chức hơn phụ nữ khi chuyển đổi nhanh giữa các nhiệm vụ trong các bài kiểm tra.
Trong khi một người đàn ông chỉ nghĩ về việc đem đồ đi giặt thì một người phụ nữ vừa có thể giặt đồ vừa nghĩ đến các công việc tiếp theo như nấu cơm, quét nhà,… Nhiều người đàn ông bận bịu đi làm nên không có thời gian cho gia đình. Vì vậy, trước khi bắt tay vào làm “con ong chăm chỉ” trong việc nhà thì đàn ông cần học cách sắp xếp lịch làm việc hiệu quả để có thể cân bằng giữa công việc và gia đình.
Bên cạnh đó, các ông chồng nên biết giúp vợ làm việc nhà cũng là một cách giáo dục con cái theo hướng hiện đại, rằng con gái không nhất thiết phải luôn nữ tính, và con trai không được phép yếu đuối. Cũng như vậy, đàn ông làm việc nhà trông cũng rất ngầu chứ chẳng hề mất đi sự nam tính.
Bị mẹ chồng mắng vì nói hỗn với chồng, chị dâu thẳng thừng đáp trả khiến mẹ tôi giận dữ đến mức đuổi cả vợ chồng anh chị ra khỏi nhà
Câu nói này của chị dâu đúng là đã khiến "giọt nước tràn ly".
Tôi không biết con dâu/chị dâu của gia đình mọi người như thế nào? Nhưng riêng gia đình tôi, ai cũng quá mệt mỏi và chán ngán "bà dâu" trong nhà rồi. Một phần có lẽ cũng vì anh tôi dại quá, tìm vợ cứ phải tìm vợ đẹp, chân dài, da trắng, chê bai những cô gái thấp bé nhẹ cân nên bây giờ mới khốn khổ thế này.
Chị dâu tôi có ngoại hình rất ổn với nước da trắng bóc và vóc dáng cao. Chỉ là bây giờ, sau khi sinh hai đứa con, vóc dáng chị ấy cũng xuống sắc rất nhiều rồi. Hồi mới về làm dâu, chị ấy ỷ mình đẹp nên hay lên mặt với tôi lắm.
Cứ chạm mặt nhau trong bữa cơm là chị ấy lại cạnh khóe tôi các kiểu như: "Sao cô Ba không dùng kem dưỡng da nhỉ? Da cứ đen mốc ra, khiếp". Rồi: "Sao cô Ba không mua quần áo nhỉ? Có vài bộ mặc đi mặc lại không thấy chán à? Keo quá hóa thiệt thân đấy cô ạ". Tôi bực quá, nói lại vài lần nên giờ cũng đỡ nhiều rồi, không dám cạnh khóe công khai tôi như thế nữa.
Hồi mới về làm dâu, chị ấy ỷ mình đẹp nên hay lên mặt với tôi lắm. (Ảnh minh họa)
Mà kể cũng hay. Rõ ràng chị ấy đẹp, chị ấy ăn diện nhưng lại chẳng chịu đi làm. Anh tôi một mình đi làm nuôi ba miệng ăn. Con trai lớn học lớp 2 còn phải nhờ tiền ông bà nội đóng hộ học phí hoặc mua hộ sữa uống. Con trai bé mới 2 tuổi thì tháng nào tôi cũng phải bỏ tiền ra mua sữa, mua quần áo cho mặc. Ấy thế mà chị dâu tôi còn chẳng biết điều.
Chị ấy ăn nói với anh tôi cứ như dân chợ búa đúng kiểu. Là vợ chồng mà cứ mở miệng ra là chê bai anh tôi không bằng chồng người ta, kiếm ít tiền, để vợ con sống túng thiếu. Bố mẹ tôi gai mắt lắm nhưng ráng nhịn vì không muốn xen vào chuyện vợ chồng con trai. Tôi cũng nhắc anh vài lần chuyện dạy vợ thì anh cứ cười cười cho qua nên tôi cũng nản, mặc kệ anh bị vợ chửi luôn.
Nhưng ngày hôm qua, có lẽ chịu không nổi "bà dâu" nên mẹ tôi quyết định dạy dỗ con dâu một lần cho biết phép tắc. Chẳng là chị dâu tôi ở nhà chỉ trông con thôi mà chẳng làm việc gì. Kể cả nấu ăn, quét nhà, giặt giũ đều chờ anh tôi về làm cả. Hôm qua anh tôi mệt quá nên nằm xem ti vi, không nấu ăn, bảo chị đi mua gì về ăn cho qua bữa. Thế là chị dâu tôi to tiếng mắng chồng. Anh tôi bực quá, quát lên, hỏi chị ở nhà làm gì mà đến nồi cơm còn không nấu được cho chồng ăn? Thế là chị thét lên: "Ông im cái miệng ông lại đi, ông biết cái gì mà nói, tôi ở nhà sướng lắm à". Khi buông ra câu nói đó có nghĩa là mẹ tôi rất tức giận.
Nhìn chị dâu gào khóc ầm ĩ mà tôi chán đến tận cổ chứ chẳng thấy thương chút nào. (Ảnh minh họa)
Mẹ tôi mắng thẳng, bảo chị dâu cấm không được nói hỗn với chồng, cái nhà chứ không phải cái chợ, sống không được thì li dị. Chị dâu đanh mặt lại, bình thản nói: "Nếu không có hai đứa nhỏ thì con li dị lâu rồi". Câu nói này như "giọt nước tràn ly", bao nhiêu kìm nén bấy lâu của mẹ tôi như bị vỡ tung ra.
Và tôi được chứng kiến một cảnh dạy dâu, dạy cả con trai hùng hổ nhất 8 năm nay của mẹ mình. Bà mắng cả anh tôi là thứ đàn ông đội váy vợ, nhu nhược, hèn hạ. Nói một hồi, bà đuổi luôn hai vợ chồng họ ra khỏi nhà, đi thuê trọ, tự ở với nhau. Chị dâu tôi kêu gào, khóc lóc ầm ĩ. Đúng là mệt thật các chị em ạ.
Giờ họ vẫn "mặt dày" ở nhà chứ không đi. Nhưng bố mẹ tôi thì đang có kế hoạch chia đất cho họ cất nhà rồi ở riêng cho khuất mắt đi. Mà tôi lại không tán đồng. Sao lại phải chia đất cho người con dâu như thế? Rồi lỡ có sổ đỏ trong tay, chị ta đem bán đất bán nhà thì anh tôi phải làm sao? Có cách nào trị "bà dâu" này, mọi người hiến kế giúp tôi với.
"Gửi mấy cô vợ đang thần thánh hóa việc chồng rửa bát: Từ lúc nào mà việc ông chồng to xác làm một việc bé tí teo lại biến thành cao siêu như thế!" Việc một ông chồng rửa bát bỗng nhiên trở thành một việc to tát, cao siêu cứ như biểu diễn xiếc là sao? Tình cờ rảnh rỗi online, tôi lạc vào một hội nhóm của chị em phụ nữ. Dạo này chị em đổi trend rồi, không đắm đuối vào những chuyện tình lãng mạn sến sẩm, không kiểu mơ tới "giá mình...