Không bắn pháo hoa, Đà Lạt ‘chiêu đãi’ nhạc nước ở hồ Xuân Hương
Thay vì bắn pháo hoa, lần đầu tiên đêm giao thừa Tết Nguyên đán năm nay, người dân và du khách ở TP.Đà Lạt sẽ được “chiêu đãi” nhạc nước ở thắng cảnh hồ Xuân Hương.
Ngày 29.1, ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng Văn hóa thông tin TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết đơn vị thi công đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng của dàn nhạc nước trên thắng cảnh hồ Xuân Hương để đêm giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 chính thức đưa vào vận hành phục vụ miễn phí người dân và du khách.
Dàn nhạc nước đang hoàn thiện các khâu cuối cùng. Ảnh GIA BÌNH
Đà Lạt chuẩn bị sân khấu nhạc nước phục vụ người dân và du khách đón tết
Hệ thống nhạc nước này (do Công ty CP đầu tư Lan Anh – Đà Lạt tài trợ) được thiết kế dưới dạng nhạc nước phao nổi (tổng vốn đầu tư gần 10 tỉ đồng). Phao nổi được thi công bằng chất liệu nhựa chuyên dụng nâng đỡ hệ thống bệ sắt vuông có diện tích 25 m x 25 m. Hệ thống dàn phun nước bao gồm tầm thấp và tầm cao có kết cấu hình tròn, đường kính lớn nhất 18 m, đường kính nhỏ nhất 15 m. Mức phun nước tầm cao khi biểu diễn đạt đến chiều cao tối đa 15 m.
Mức phun nước tầm cao khi biểu diễn đạt đến chiều cao tối đa 15 m. Ảnh GIA BÌNH
Theo UBND TP.Đà Lạt, hệ thống nhạc nước này tuy có diện tích không lớn nhưng được bố trí ngay tại một góc bên bến du thuyền ở thắng cảnh hồ Xuân Hương, sử dụng hệ thống phun nước nghệ thuật (được lập trình trên phần mềm điều khiển chuyên dụng), kết hợp với phong cảnh, các tiểu công viên hoa, âm nhạc, đèn chiếu sáng quanh hồ với nhiều hiệu ứng nhạc nước đa dạng, đẹp mắt sẽ tạo nên một điểm nhấn mới cho du lịch địa phương.
Hệ thống phun nước nghệ thuật kết hợp phong cảnh tuyệt đẹp ở thắng cảnh hồ Xuân Hương sẽ là điểm nhấn mới cho du lịch Đà Lạt. Ảnh GIA BÌNH
Thành phố không tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa, nên việc đưa vào vận hành hoạt động công trình nhạc nước này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ tinh thần cho nhân dân địa phương và du khách trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Dàn nhạc nước được lắp đặt ngay bên bến du thuyền ở thắng cảnh hồ Xuân Hương. Ảnh GIA BÌNH
Theo kế hoạch, đêm giao thừa Tết Nguyên đán, chương trình nhạc nước sẽ biểu diễn từ 00 giờ 00 phút đến 1 giờ sáng ngày 1.2.2022; tiếp đến, từ ngày 1.2 – 6.2 sẽ biểu diễn từ 20 giờ đến 21 giờ 30 hằng ngày. Sau đó, duy trì hằng tuần, sẽ biểu diễn vào tối thứ 6, 7 và chủ nhật, thời gian từ 20 – 21 giờ, bắt đầu từ ngày 11.2.
Chương trình biểu diễn nhạc nước bắt đầu từ đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2022 và liên tục đến mồng 6 Tết, sau đó duy trì hằng tuần đến hết năm 2024. Ảnh GIA BÌNH
Dự kiến chương trình nhạc nước này sẽ biểu diễn ít nhất đến hết năm 2024 và Công ty CP đầu tư Lan Anh – Đà Lạt sẽ hỗ trợ toàn bộ kinh phí vận hành trong ít nhất 2 năm đầu
Lâm Đồng: Số ca nhiễm Covid-19 giảm dù du khách đến Đà Lạt tăng cao
Số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn Lâm Đồng giảm, dù số du khách đến Đà Lạt tăng cao. Hiện TP.Đà Lạt có 433 ca Covid-19 điều trị tại nhà, trong đó 31 người kết thúc điều trị.
Chiều 5.1 bà Trần Vũ Thị Loan, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết trên địa bàn hiện có 433 trường hợp mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được điều trị tại nhà, trong đó 31 người kết thúc điều trị.
Cụ thể, P.8 có số ca Covid-19 điều trị tại nhà cao nhất, với 68 ca; tiếp đó là X.Tà Nung 50 ca; các phường: 3 và 4 có 38 ca; phường: 7 và 9 có 28 ca...
Người dân TP.Đà Lạt chờ tiêm mũi 3 vắc xin phòng Covid-19. Ảnh LÂM VIÊN
Để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn và điều trị Covid-19 tại nhà, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt đã ký quyết định thành lập 16 Trạm Y tế (TYT) lưu động ở 16 xã, phường. Mỗi TYT lưu động có 5 người, do Trưởng hoặc Phó TYT phường, xã làm trưởng trạm; các thành viên là y, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế thôn bản, cán bộ y tế hưu trí, người hành nghề tại cơ sở y dược tư nhân tham gia.
Tùy tình hình thực tế, UBND xã, phường có thể huy động thêm các lực lượng khác để hỗ trợ cho TYT lưu động thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh tại địa phương. Theo bà Loan, các TYT lưu động này đã và đang hỗ trợ tích cực cho việc điều trị F0 tại nhà.
Thống kê ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
LÂM VIÊN
Theo báo cáo của Sở Y tế Lâm Đồng, trong 4 ngày đầu năm 2022 dù số du khách đến Đà Lạt rất đông (trên 55.000 lượt du khách), nhưng số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn tỉnh giảm.
Cụ thể mỗi ngày ghi nhận từ 210 - 228 ca/ngày, trong khi những ngày cuối năm 2021 số ca Covid-19 tăng cao, 3 ngày 27, 28 và 29.12, ghi nhận lần lượt là 358, 394 và 483 ca Covid-19.
Trong dịp đầu năm 2022, TP.Đà Lạt đón trên 55.000 du khách nhưng số ca nhiễm Covid-19 giảm so với tuần lễ cuối năm 2021
LÂM VIÊN
Ngày 5.1 tỉnh Lâm Đồng ghi nhận thêm 225 ca Covid-19, nâng tổng số lên 11.295 ca, trong đó có 32 người tử vong (tính từ đầu dịch đến nay); 7.050 ca được xuất viện, hiện có 4.198 ca đang điều trị.
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có khoảng 700 trẻ mầm non và học sinh (HS) các cấp nhiễm Covid-19 (F0). Cụ thể tuổi mầm non có 35 trẻ F0; bậc Tiểu học có 417 HS F0, THCS có 165 HS F0, THPT có 33 HS F0, Hệ Giáo dục thường xuyên có 4 F0 và Trường CĐSP Đà Lạt có 1 F0. Đến nay, các trường học trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã dạy và học trực tiếp tại trường; với các trường hợp F0 và F1 vẫn học trực tuyến tại nhà. Tỷ lệ trẻ Mầm non đến trường mới đạt 40,52%, bậc Tiểu học đạt 74,12%, THCS đạt 86,75%; riêng THPT có 42.896/44.915 học sinh học trực tiếp đạt tỷ lệ 95,51%.
Tỷ lệ học sinh bậc THPT của tỉnh Lâm Đồng đến trường học trực tiếp đạt 95,51%
LÂM VIÊN
Hà Nội không bắn pháo hoa, đếm ngược chào đón Tết dương lịch 2022 Hà Nội sẽ không tổ chức bắn pháo hoa, đếm ngược để chào đón năm mới 2022 nhằm đảm bảo phòng dịch COVID-19, trong bối cảnh địa phương này 10 ngày qua liên tiếp dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới ghi nhận trong 24 giờ. Bắn pháo hoa chào đón năm mới 2021 tại hồ Hoàn Kiếm - Ảnh: PHẠM...