Không áp giá sàn phí giao dịch chứng khoán: Cú huých lớn đối với các công ty chứng khoán
Việc Bộ Tài chính không áp mức phí sàn đối với giao dịch chứng khoán kể từ ngày 15/2 tới sẽ làm thay đổi cơ bản bức tranh của các công ty chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời gian tới, mang lại lợi ích lớn cho nhà đầu tư.
Trước khi Thông tư 128 ra đời, VPBS đã tiên phong miễn phí giao dịch chứng khoán phái sinh dài hạn cho khách hàng
Ngày 27 tháng 12, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 128/2018/TT-BTC (Thông tư 128) thay thế cho Thông tư số 242/2016/TT-BTC (Thông tư 242) quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ 15/2/2019.
Theo quy định mới, giá dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm áp dụng cho chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch tối đa chỉ là 0,5% giá trị giao dịch và không có mức sàn.
Việc không quy định mức phí môi giới sàn là một thay đổi lớn về tư duy quản lý tại Thông tư 128, bởi Thông tư 242 hiện đang có hiệu lực quy định mức phí sàn là 0,15%.
Theo nhiều nhà đầu tư, quy định này sẽ là một cú huých lớn thúc đẩy các công ty chứng khoán áp dụng công nghệ mới, cắt giảm tối đa chi phí trung gian, từ đó tiết kiệm phí giao dịch cho nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường phát triển.
Thực tế, gần đây trên thị trường đã có một số công ty chứng khoán đầu tư mạnh vào công nghệ, nhờ đó họ đã có thể miễn giảm phí giao dịch cho nhà đầu tư như VPBS, HFT…
Video đang HOT
Đặc biệt, trước khi Thông tư 128 ra đời, VPBS đã tiên phong miễn phí giao dịch chứng khoán phái sinh dài hạn cho khách hàng, đồng thời áp dụng chính sách phí giao dịch 0,15% cho nhà đầu tư mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở tại công ty này.
Trong năm 2018, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường là hơn 1,54 triệu tỷ đồng. Với mức phí bình quân nhân viên môi giới nhận được là 0,05% thì cả chiều mua và chiều bán nhà đầu tư sẽ phải chi một khoản tiền lên tới hơn 1.500 tỷ đồng. Đây là một khoản tiền rất có ý nghĩa với nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay.
Đây là động thái mở đầu, chắc chắn sẽ còn xuất hiện nhiều công ty chứng khoán nữa áp dụng công nghệ hiện đại để cho ra đời những nền tảng giao dịch mới dựa trên ứng dụng của công nghệ dữ liệu lớn và trí tuệ thông minh để từ đó giảm chi phí giao dịch cho khách hàng, mang lại lợi ích cho nhà đầu tư. Đây là điều đã và đang diễn ra tại nhiều thị trường phát triển.
Ở giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán, khi tiềm lực tài chính của hầu hết các công ty chứng khoán còn chưa mạnh, nhằm ngăn ngừa một số công ty chứng khoán lớn độc quyền thị trường làm phương hại tới lợi ích của nhà đầu tư, cơ quan quản lý đã áp dụng mức phí sàn 0,15% giá trị giao dịch cho mỗi giao dịch của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, giờ đây khi thị trường đã lớn mạnh, tiềm lực tài chính của các công ty chứng khoán cũng đã được nâng lên nhiều so với trước đây, nhiều công nghệ tiên tiến đã ra đời, việc bỏ mức phí sàn chắc chắn sẽ buộc các công ty phải đầu tư mạnh vào công nghệ để cắt giảm đội ngũ nhân viên môi giới, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng.
Chỉ cần các công ty chứng khoán áp dụng công nghệ hiện đại vào giao dịch chứng khoán để từ đó miễn hoặc giảm phần lớn mức phí môi giới nói trên thì nhà đầu tư cũng đã được hưởng lợi rất lớn.
Ngọc Quang
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Điểm khó của vốn ngoại
Toàn thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 2,167 triệu tài khoản nhà đầu tư, trong đó có 24.738 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.
Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Phú Hưng, ông Chen Chia Ken chia sẻ, ông không bất ngờ khi thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm mạnh đầu năm 2019 bởi trước đó, chứng khoán Việt Nam đã tăng mạnh trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, điểm ông mong muốn là thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng và dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài được quản lý cởi mở hơn hiện tại để tăng sức hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Ông Ken cho biết, dù nhiều nhà đầu tư tại ài Loan rất quan tâm, nhưng dòng đầu tư sang thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất hạn chế do họ có những tiêu chí chọn lựa rót vốn mà thị trường Việt Nam chưa đạt được.
Ông Chen chia sẻ, thị trường chứng khoán Việt Nam mới hoạt động gần 20 năm, trong khi thị trường chứng khoán ài Loan đã hoạt động 60 năm nên không thể có sự so sánh tương đương. Khi thị trường chứng khoán ài Loan 20 tuổi, hình ảnh của thị trường này cũng không khác Việt Nam, tức là phát triển theo chiều rộng.
Tuy nhiên, ông Chen tin rằng, nếu thị trường chứng khoán Việt Nam tập trung phát triển theo chiều sâu và đạt được các chuẩn mực cao hơn trong đánh giá tín nhiệm quốc tế (chẳng hạn tại ài Loan, 100% doanh nghiệp thực hiện báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế) thì chắc chắn sẽ thu hút nhiều dòng vốn, trong đó có vốn ài Loan.
Tại ài Loan, lãi suất ngân hàng duy trì ở mức 1%/năm khiến đầu tư tài chính trở thành kênh được nhiều người có tiền ưa chuộng. Nhà đầu tư tại đây chỉ cần mở 1 tài khoản tại 1 công ty chứng khoán là có thể đầu tư liên thông nhiều thị trường.
Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư quốc tế cũng rất dễ dàng đầu tư trên thị trường chứng khoán ài Loan. Dòng tiền liên thông tạo nên tính hiệu quả cho toàn thị trường.
ến cuối năm 2018, nhà đầu tư ài Loan đăng ký gần 2.600 dự án đầu tư trực tiếp với số vốn trên 31 tỷ USD vào Việt Nam. Hàn Quốc có gần 7.500 dự án với trên 62 tỷ USD. Nhật Bản có 4.000 dự án với 57 tỷ USD...
Khối các tổ chức tài chính trung gian nhìn thấy cơ hội ở các doanh nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam khi họ có nguồn tiền nhàn rỗi lớn. Tuy nhiên, việc thu hút các nhà đầu tư này vào thị trường chứng khoán hiện còn hạn chế, một phần vì tính lỏng của dòng tiền ngoại đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn thấp, do chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ hiện hành.
Toàn thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 2,167 triệu tài khoản nhà đầu tư, trong đó có 24.738 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài năm 2018 vẫn vào ròng 2,8 tỷ USD và giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt trên 32,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, không gian thu hút nhà đầu tư ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất rộng lớn nếu nhìn từ hai phía: dòng tiền của nhà đầu tư tài chính bên ngoài Việt Nam và dòng tiền nhàn rỗi của chính các doanh nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Không phải vô cớ khối công ty chứng khoán đến từ ài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... xuất hiện ngày một rõ nét trên thị trường chứng khoán Việt. Nếu như trước đây, khối công ty này ở diện "nằm vùng" thì hiện nay, họ đang dần thể hiện sức mạnh về tài chính, về năng lực, đồng thời tương tác sâu hơn với nhà quản lý, với thị trường để tìm cơ hội kết nối vốn. Sức mạnh dòng tiền đầu tư nằm bên ngoài thị trường, việc của các tổ chức tài chính trung gian là nhìn ra và thúc đẩy dòng tiền nhập cuộc.
Năm 2019, nhà quản lý đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó có việc hợp nhất sở giao dịch chứng khoán, thêm sản phẩm mới, nâng hạng thị trường... Khác với khối công ty chứng khoán nội, lãnh đạo công ty chứng khoán ngoại không mấy sốt ruột khi VN-Index còn giảm, nhưng sẽ sốt ruột nếu như những yếu tố cốt lõi đánh giá sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam không tiến bộ đáng kể nếu để 1 năm nữa qua đi...
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Cổ phiếu bluechips lao dốc, Vn-Index tiếp tục trượt sâu Tiếp nối đà lao dốc ngày hôm qua, thị trường chứng khoán trong nước hôm nay (3/1) tiếp tục giảm sâu khi nhiều cổ phiếu bị bán tháo. Chỉ số Vn-Index đã để mất thới gần 14 điểm khi chốt phiên giao dịch. Bước vào ngày làm việc thứ 2 sau kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán trong nước diễn ra với...