Không ăn thực phẩm sống trong mùa dịch COVID-19, cần chế biến thế nào để thực phẩm sạch và tươi ngon
Sử dụng thực phẩm sống là thói quen tiềm ẩn nhiều mầm bệnh cho sức khỏe gia đình. Thay vì ăn các món ăn sống, bạn nên thay bằng cách ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình vào mùa dịch Covid-19.
Nếu không nên sử dụng thực phẩm sống vì tiềm ẩn nhiều bệnh thì các bà nội trợ còn có cho mình rất nhiều lựa chọn ăn chín, uống sôi tốt và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình khác trong mùa dịch. Đặc biệt, nếu khéo léo chế biến, các món ăn chín vẫn có thể giữ được nguyên hương vị và đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà.
Dịch Covid-19 xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc hiện nay đã lây lan trên toàn thế giới. Có hàng triệu người nhiễm virus corona, có cả trăm ngàn người chết vì loại virus này. Hiện nay, nguồn lây lan dịch bệnh vẫn là vấn đề đáng lo ngại đối với mọi người vì thực tế nguồn lây lan bệnh vẫn đang là ẩn số.
Do đó, cách để bảo vệ sức khỏe của gia đình cần chế biến thực phẩm sao cho đảm bảo sức khỏe, an toàn trong mùa dịch Covid-19.
1. Không nên sử dụng thức ăn sống, ăn tái để bảo vệ sức khỏe
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về dịch bệnh, tổ chức đưa ra lời kêu gọi đối với mọi người không nên sử dụng thức ăn tươi sống, chỉ sử dụng thực phẩm đã được nấu chín và đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
Mọi người đều có thói quen ăn các đồ tươi sống vì chúng tươi ngon, giữ được hương vị và độ ngọt vốn có. Thực tế, đồ ăn sốn vẫn là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua đặc biệt không thể từ bỏ một số món ăn khoái khẩu như: tiết canh, gỏi cá, hàu sống,…
Món gỏi cá được nhiều người ưa thích – Ảnh Internet
Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, virus corona đang lây lan trên diện rộng nhanh chóng, dịch bệnh được cảnh báo nguy hiểm trên toàn cầu thì mỗi người cần tự ý thức, tự giảm thiểu các món ăn sống, các món tái và các món ăn theo sở thích của mình mà cần giữ vệ sinh, đảm bảo an toàn để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm virus corona từ thực phẩm tươi sống không an toàn.
Việc lựa chọn món ăn sống và tái lúc này rất đáng lo ngại đối với mọi người, khi tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp và hết sức nguy hiểm.
2. Sử dụng thực phẩm chín thay thế thực phẩm sống và tái
Video đang HOT
Thay vì ăn sống, ăn tái bạn có nhiều giải pháp an toàn hơn bằng cách sử dụng các loại thực phẩm chín. Việc chế biến có thể khiến bạn có một món ăn vừa ngon, vừa đảm bảo loại bỏ được vi khuẩn, virus có khả năng gây bệnh.
- Trứng: Thay vì ăn trứng lòng đào, trứng trần bạn có thể cho gia đình ăn các món trứng chế biến theo các cách khác nhau như: luộc, rán, hấp,… các món trứng vừa đơn giản lại dễ làm này không phải lựa chọn quá tệ mà vẫn khiến các thành viên gia đình không bị ngấy, không chán và vẫn đủ hương vị bùi, thơm ngon của trứng.
Luộc trứng chín kỹ không nên ăn lòng đào – Ảnh Internet
- Gỏi cá: Bạn rất thích ăn gỏi cá và gỏi cá giúp bạn cảm thấy món ăn tươi ngon, ngon miệng hơn. Tuy nhiên trong mùa dịch Covid-19 đang diễn ra, an toàn vẫn là điều cần thiết. Bạn có thể thay vì sử dụng gỏi các cho bữa cơm gia đình bằng các món khác như: cá hấp, cá nướng, chả cá hoặc nấu canh cá. Đây là những món ăn thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh đối với người sử dụng.
- Hàu ăn sống: Hàu ăn sống giúp giữ được vị tươi ngọt, tuy nhiên hàu còn có thể chế biến với món: hàu nướng mỡ hành, hàu nướng phô mai, sử dụng hàu nấu cháo, canh chua hoặc mực và bạch tuộc hấp bia bạn vẫn có thể giữ được vị tươi ngon, thơm ngọt của các món hải sản này.
- Thịt: chế biến với nhiều món: thịt luộc, thịt nhồi măng, thịt cuốn bắp cải,…
Sử dụng các loại gia vị để thêm vào món ăn thêm phần đậm đà như hành, tỏi, ớt,… Tất cả những loại gia vị bạn sử dụng sẽ giúp món ăn thơm ngon, có đầy đủ dinh dưỡng và đậm vị hơn.
Nắng Mai
Cần làm gì để nhà bếp luôn an toàn trong mùa dịch COVID-19?
Các bà nội trợ thường cảm thấy bất an vì nhà bếp của mình không đủ an toàn, sạch sẽ cho cả gia đình trong mùa dịch Covid-19. Tuy nhiên, chỉ cần bạn thực hiện đủ những thói quen đơn giản dưới đây bạn có đã có thể bảo vệ được sức khỏe của bản thân và gia đình mình.
Thực tế, việc để có một gian nhà bếp luôn sạch sẽ, đảm bảo an toàn, không bị bụi bẩn, nấm mốc và chứa virus, vi khuẩn gây hại cho cả gia đình chỉ cần các bà nội trợ tuân thủ những nguyên tắc giữ gìn vệ sinh dưới đây.
1. Vệ sinh bếp thường xuyên, giữ bếp khô ráo
Sau khi đi chợ hoặc nhận đồ ăn từ nhân viên giao hàng các bà nội trợ thường khá chủ quan bày bừa mọi thứ trên bàn. Đặc biệt sau khi kết thúc bữa ăn, những đồ ăn thừa bỏ lại để trong thùng rác vừa ẩm mốc lại chưa được đem đi vứt luôn. Chính điều này là nguồn sản sinh ra các vi khuẩn.
Do đó, thực hiện vệ sinh bếp thường xuyên chính là biện pháp giúp bếp của bạn luôn khô ráo, đảm bảo các thức ăn mua về và sử dụng đã được bảo quản cẩn thận. Lau chùi thường xuyên sẽ giúp nhà bếp khô ráo, tránh tạo môi trường ẩm dễ khiến vi khuẩn, virus phát triển.
2. Không sử dụng chung đĩa ăn, thìa hay bát đũa
Các chuyên gia y tế đã từng đưa ra khuyến cáo rằng con đường lây lan nhanh virus corona chính là việc tiếp xúc với các giọt bắn chứa virus. Do đó, việc sử dụng chung các vật dụng ăn uống như đĩa, bát, đũa, thìa đều là những vật dụng làm tăng nguy cơ nhiễm virus corona đối với mọi người.
Để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh, mỗi người không nên sử dụng chung bát đũa, đĩa, thìa để tránh việc lây lan dịch bệnh Covid-19 theo con đường này.
3. Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn
Trước khi chế biến thức ăn, bạn cần rửa tay thật kỹ với xà phòng. Những nơi bạn đến để mua lương thực, thực phẩm như siêu thị, khu chợ,... đều là những nơi tập trung đông người do đó nhiều người có thể mang theo virus về nhà sau khi mua sắm.
Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn - Ảnh Internet
Việc nghiêm túc rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi chạm vào lương thực, thực phẩm trước khi chế biến. Sau đó các loại thực phẩm cần được rửa kỹ, hành động này đảm bảo an toàn, vệ sinh đối với món ăn mà bạn chế biến cho cả gia đình trong mùa dịch Covid-19 đang diễn ra.
4. Sơ chế đồ sống trước khi sử dụng
Thực tế thực phẩm sống thường chứa rất nhiều virus, vi khuẩn có thể gây bệnh cho con người. Đặc biệt khi tình trạng dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra ngày càng căng thẳng thì việc sơ chế đồ sống với nước sạch và muối là biện pháp nên thực hiện.
Sơ chế đồ sống với nước sạch và muối sẽ giúp loại bỏ các bộ phận chứa nhiều vi khuẩn trước khi lưu trữ lại trong tủ lạnh hoặc đem ra sử dụng.
5. Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi
Ăn chín là nguyên tắc cần thực hiện lúc này các món như thịt, trứng. Ngoài ra, Bộ Y tế còn đưa ra khuyến cáo không nên sử dụng các dạng thịt động vật bị ốm hoặc chết vì bệnh. Cần sử dụng các loại thớt và dao khác nhau đối với các loại thịt tươi và thịt đã nấu chín. Điều này vừa đảm bảo vệ sinh vừa an toàn cho gia đình bạn.
Mỗi thành viên trong gia đình cần phải có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra cần uống nhiều nước lọc và uống nước đã đun sôi để đảm bảo sức khỏe.
6. Vệ sinh dụng cụ nhà bếp sạch
Các vật dụng nhà bếp luôn chứa nhiều vi khuẩn, virus bám lại. Dao, thớt, rổ,... trước và sau khi sử dụng cần được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn.
Vệ sinh dao, thớt sạch sẽ trước và sau khi sử dụng - Ảnh Internet
Sau đó, các vật dụng nhà bếp này cần được để tại nơi thoáng mát, khô ráo tránh vi khuẩn, virus bám lại.
7. Bổ sung đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh hay các phương pháp điều trị dịch Covid-19. Tất cả các biện pháp phòng tránh đạt hiệu quả cao và hữu hiệu nhất đến hiện tại chính là mỗi cá nhân, mỗi gia đình tự nâng cao sức đề kháng cho bản thân và gia đình mình.
Để có thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe mọi người cần phải bổ sung đủ chất dinh dưỡng như protein có trong thịt, cá, hải sản, o-mega 3, các loại vitamin A, B, C, D, E,.. có trong rau củ, quả,...
Lưu ý: Khi lựa chọn thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng cần lựa chọn những loại thực phẩm đảm bảo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra cũng cần tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
Nắng Mai
Cách để ăn nội tạng động vật không lo nhiễm giun sán Những loại động vật sau khi lấy da, thịt, xương thì phần lòng, ruột, gan, tim,.. của chúng sẽ không còn cần để sử dụng nữa, đó là đối với một số nước phương Tây, hoặc một vài nước khác trên thế giới. Còn ở Việt Nam, hầu như tất tần tật toàn bộ phận của động vật điều được xử lý và...