Không ăn rau dền nếu hay bị đi ngoài
Theo Đông y, rau dền có vị hơi ngọt, tính mát. Rau dền có 2 loại trắng và đỏ, có công hiệu thanh nhiệt, cầm máu, chữa kiết.
Rau dền chứa nhiều protit, lipit, gluxit, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt, canxi cao nhất trong các loại rau tươi.
Ngày mùa hè, thời tiết oi bức nếu bữa cơm có đĩa rau dền luộc, quả cà muối, vừa ngon miệng, vừa giải nhiệt, hay dùng rau dền nấu canh cua thì thật tuyệt vời. Ngoài là món ăn bổ dưỡng, rau dền còn là vị thuốc khá hiệu nghiệm như:
Rau dền xào có tác dụng bồi bổ, giúp tăng trưởng, rất thích hợp cho trẻ em.
Cháo rau dền đỏ giúp thanh nhiệt chữa kiết…
Rau dền có tác dụng chữa bệnh
Rau dền luộc có công hiệu thanh nhiệt giải độc, tác dụng hỗ trợ điều trị cho người đau mắt đỏ, thông đại tiểu tiện, là thức ăn lý tưởng cho người táo bón do nhiệt.
Video đang HOT
Chữa vết ong đốt: Nếu bị ong đốt, nhất là giống ong to có độc, thì lấy rau dền vò nát, xát luôn vào chỗ bị ong đốt một lúc thì khỏi.
Chữa tăng huyết áp: Rau dền đỏ 20 g, lá mã đề non tươi 20 g, lá dâu non 20 g, nấu canh ăn hằng ngày.
Chữa lỵ ra máu: Rau dền đỏ 20 g, lá mơ lông 20 g, rau sam 20 g, cam thảo đất 16 g, sắc uống ngày một thang. Hoặc rau dền đỏ 30 g, rau sam 30 g, nấu canh ăn ngày 1 – 2 lần.
Tuy vậy, nhưng rau dền có vị lạnh nên những người tính lạnh, hay đi ngoài, hay ăn thịt ba ba xong không nên ăn rau dền.
Theo Bee
Những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt
Trong cuộc đời của chúng ta cũng có những lúc ốm đau phải uống thuốc, nhưng có một số thuốc mà chị em phụ nữ không nên uống trong khi có kinh nguyệt.
Do trong thuốc giảm béo có thành phần làm cho chán ăn nên trong lúc đang có kinh nguyệt nếu chị em phụ nữ sử dụng thuốc giảm béo thì sẽ có thể sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, thay đổi sự đòi hỏi về sinh lý, đi tiểu nhiều, tiểu rắt hoặc cảm thấy bồn chồn lo lắng, tim đập mạnh, tinh thần căng thẳng... Chính vì vậy, trong lúc có kinh nguyệt, thậm chí trước lúc có kinh nguyệt thì không nên uống thuốc giảm béo.
Thuốc chưa hormone
Sự hình thành các hormone và sự trao đổi chất cân bằng của cơ thể người phụ nữ có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì vậy, trong khi có kinh nguyệt thì chị em không nên uống các loại thuốc có chất kích thích để tránh làm mất sự cân bằng đó.
Nếu uống thuốc có các chất kích thích như hormone nam chẳng hạn, rất có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, ức chế sự rụng trứng, hơn nữa còn làm cho ngực đau căng, hoặc kinh nguyệt bị kéo dài...
Thuốc kháng sinh chữa viêm phụ khoa
Đo la cac loai thuôc tri viêm âm đạo, sử dụng thuốc rửa sát trùng, thuốc đặt vào cửa mình, thuốc viên, thuốc bột, thuốc con nhộng...
Thuốc cầm máu
Vì những loại thuốc này có thể làm hạ thấp việc lưu thông máu trong mao mạch, khiến cho mao mạch bị co lại, làm cho kinh nguyệt ra không đều. Ngoài ra, cũng cần phải thận trọng trong khi uống các loại thuốc dân gian có tác dụng cầm máu.
Thuôc chông đông mau
Để phòng tránh tử cung ra máu, trong khi có kinh nguyệt không nên uống thuốc chống đông máu.
Thuôc tri bệnh tuyến giáp trạng
Vì uống những loại thuốc này cũng có thể làm rối loạn kinh nguyệt, xuất hiện triệu chứng sợ nóng, ra mồ hôi, nhịp tim không đều, sút cân.
Thuốc trị tiêu chảy
Vì những loại thuốc này sẽ kích thích vành đường ruột làm chảy máu xương chậu.
Theo BS Nguyễn Phương - Bệnh viện Y Học Cổ Truyền
Dân trí