Không “ăn cơm trước kẻng” mới là… có vấn đề?
(24h)”Thời buổi bây giờ, không ăn cơm trước kẻng mới là… có vấn đề”, K.Hằng (Đại học TM) nói thẳng tưng với bạn bè. Và cô cũng chẳng ngại ngùng gì khi nói rằng, mình và người yêu đã “ăn cơm” mà chả cần biết có cần “kẻng” hay không.
Cái sự thoáng của giới trẻ hiện nay về “chuyện ấy” không còn là
điều gì quá mới mẻ… (Ảnh minh hoạ)
Video đang HOT
Không “ăn cơm trước kẻng” mới là… có vấn đề?
Cái sự thoáng của giới trẻ hiện nay về “chuyện ấy” không còn là điều gì quá mới mẻ. Giới truyền thông một dạo đã sốt xình xịch về trào lưu sống thử quá phổ biến trong giới sinh viên hiện nay hay chuyện những cô gái sẵn sàng qua đêm với người lạ chỉ để đổi lấy vài chục nghìn đồng trả tiền net. Có thực sự tiếp xúc nhiều với những người trẻ hiện nay, những người trong mắt bố mẹ và người thân vẫn luôn được coi là “con ngoan trò giỏi” mới hiểu được rằng, quan niệm về tình dục của giới trẻ hiện nay mới “thoáng sao mà thoáng” quá. Và họ cũng có đủ “lý do, lý chấu” biện hộ cho sự thoải mái của mình.
K.Hằng quê Lạng Sơn xuống Hà Nội học được 3 năm. Ở Lạng Sơn, bố mẹ Hằng thuộc dạng có khá giả nên khi con gái đỗ đại học, hai ông bà đã mua luôn một căn hộ chung cư ở Hà Nội để con gái không phải sống cảnh thuê nhà chật chội, khổ sở. Những tưởng được đầu tư “tận răng” như thế thì con gái sẽ ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành cho bằng bạn bằng bè. Hai năm đầu tiên của cuộc đời sinh viên, Hằng thực hiện đúng như ước nguyện của bố mẹ, ngày ngày chăm chỉ lên lớp, tối đến lại học thêm ở những trung tâm Anh ngữ có tiếng. Sang đến năm thứ ba, khi đã quen hơi bén tiếng với đời sống thị thành, Hằng biến ngay căn hộ chung cư trên tầng 6 của ba mẹ thành một cái “tổ chim cu hạnh phúc” theo đúng nghĩa khi vài ba bữa lại có cậu người yêu đến ở chung với cô hàng tuần trời.
Những cô gái khác luôn giấu giấu giếm giếm khi sống chung với bạn trai nhưng Hằng thì không hề ngại ngùng. Cô nói: “Ở lớp em, có đến 2/3 con gái trong lớp đã từng “ăn cơm” mà chẳng thèm đợi “kẻng”. Và bọn em cũng không hề phải giấu giếm làm gì vì đứa nào mà chả như đứa nào. Mà chuyện đó bây giờ là điều tất yếu rồi”. Để lý giải cho cái sự “tất yếu” đó, Hằng và những người bạn của cô còn đưa ra hẳn một lô lý do mà nghe qua có vẻ rất hợp lý.
Thứ nhất, xu hướng giải phóng tình dục đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Ngay cả những nước có nền văn hóa lâu đời và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi nền giáo dục Nho Khổng như Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã diễn ra xu hướng đó thì ở Việt Nam, điều đó là đương nhiên.
Tình yêu nếu chỉ trong sáng, lãng mạn “thuần túy” thì rõ ràng là
kém sức hấp dẫn hơn nếu có thêm gia vị là chữ “x” thứ ba…?!
(Ảnh minh hoạ)
Thứ hai, ngày trước, tuổi kết hôn của nam thanh nữ tú là rất trẻ: có khi chỉ 16, 18 tuổi trong khi bây giờ con số đó phải cộng thêm với 10 mà nhu cầu của con người thì vẫn như thế, có khi còn tăng hơn do ảnh hưởng của các loại phim ảnh và ấn phẩm báo chí không lành mạnh, vậy tại sao lại cứ phải “nhịn” cho đến hôn nhân?
Thứ ba, tình yêu nếu chỉ trong sáng, lãng mạn “thuần túy” thì rõ ràng là kém sức hấp dẫn hơn nếu có thêm gia vị là chữ “x” thứ ba…
Và hậu “tất yếu”…
Mỗi người được quyền lựa chọn cho mình một cách sống và phải chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn của mình. Ở đây, suy nghĩ “Tây nó thế thì ta cũng nên thế” đã khiến không ít bạn trẻ suy nghĩ rất đơn giản về hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân. Họ quan niệm đơn giản rằng yêu là phải dâng hiến, yêu là phải hết mình và vội vàng hưởng thụ trái cấm trong khi quên mất một điều rằng, quyền bao giờ cũng phải đi với nghĩa vụ, hưởng thụ luôn luôn đứng cạnh trách nhiệm. Có nghĩa là khi đã xác định “ăn cơm” thì cả hai bên cần phải đủ nhận thức cũng như hiểu biết để chịu trách nhiệm trước hành vi của mình. Trách nhiệm đó là sự đảm bảo về mặt sức khỏe, thể chất lẫn tinh thần cho bản thân và người bạn đồng hành với mình.
Không ít nam thanh niên chỉ nghĩ đến quyền lợi, đến sự hưởng thụ ích kỉ của bản thân mà khiến cho bạn gái phải chịu những hậu quả đau lòng từ việc mang thai ngoài ý muốn: bị buộc phải làm mẹ khi tuổi đời còn quá trẻ, tương lai, sự nghiệp bị đình trệ hết tất cả vì những phút bồng bột hay tệ hại hơn nữa là có những bạn gái vĩnh viễn mất đi quyền làm mẹ chỉ vì nạo phá thai không an toàn… Đó còn chưa kể tới nguy cơ lây nhiễm những căn bệnh nguy hiểm khi quan hệ không an toàn. Thêm một điều nữa, xã hội ta hiện nay vẫn còn có quan niệm khắt khe đối với những đôi nào được cho là “ăn cơm trước kẻng” nên không thể tránh khỏi những săm soi, kì thị từ phía cộng đồng. Những điều này, khi “vô tư ăn cơm”, liệu có mấy bạn trẻ nghĩ đến?