Không ai ngờ được tôi nghĩ ra được chiêu đánh ghen lợi hại ấy…
Trong mắt nhiều người, có lẽ tôi chỉ là một cô vợ hiền lành, nết na, an phận và nghe lời chồng răm rắp. Không sai, tôi đã từng như vậy. Nhưng từ sau khi phát hiện ra sự phản bội trắng trợn của chồng, tôi đã thay đổi.
2 ngày sau, tôi nghe tin cô ả kia và chồng tôi đã chấm dứt, chưa kể còn cãi nhau to một trận, anh ta đòi lại hết chỗ quà từng tặng.
Chồng tôi cặp với một cô nàng nào đó kém đến hơn chục tuổi, nghe đâu khá nổi trên mạng xã hội. Anh ta không tiếc tiền mua cho cô ả hết quần áo giày dép đến túi xách hàng hiệu. Mỗi lần vào facebook của cô ả, nhìn đống quà tặng được chụp ảnh kèm theo caption cảm động tôi tức đến run người chỉ muốn lao tới đánh cho cô ta và gã chồng bội bạc kia một trận.
Suốt những năm tháng làm vợ anh ta, tôi chưa từng một lần làm trái ý, luôn biết điều và chăm sóc anh ta cẩn thận. Tôi còn sinh cho anh ta 2 đứa con kháu khỉnh. Vậy mà, anh ta không những không trân trọng còn thường xuyên giả dối, lừa gạt tôi. Đọc đống tin nhắn anh ta thề non hẹn biển với cô ả, tôi chỉ biết cười nhạt. Và tôi nghĩ ra kế hoạch, để xem hai con người ấy yêu nhau đậm sâu đến đâu.
Qua vài bước tìm hiểu, tôi chẳng lạ gì mẫu người của cô ả tình nhân, thực sự rỗng tuếch, chỉ có chút nhan sắc để đi lừa tình người khác. Rất nhanh chóng, tôi vào vai một chàng trai trẻ có ngoại hình bắt mắt để nhắn tin làm quen với cô ta trên mạng. Chúng tôi trò chuyện cùng nhau, đến ngày thứ 3, cô ta đã nói nhớ nói thương và muốn gặp mặt. Tôi nhờ em họ tôi – vốn là chủ một shop thời trang khá nổi tiếng đến gặp cô ả. Cô ả “cắn câu” ngay.
Mọi tối, tôi vẫn lén kiểm tra điện thoại của chồng đọc tin nhắn. Quả không sai, cô ả tình nhân kia tỏ ra hờ hững, lạnh nhạt với chồng tôi hơn hẳn. Khổ thân anh ta, chỉ biết nhắn đi nhắn lại những câu yêu thương rồi nhận lại những câu trả lời nhát gừng và cụt lủn. Tôi bày cho em họ tôi kiểu cách nói chuyện “tà lừa”, lấy cớ này nọ để bắt cô ta phải xì tiền cho những buổi hẹn hò.
Tôi cười muốn vỡ bụng khi đọc được những tin nhắn cô ta hỏi tiền chồng tôi mà tôi biết thừa là đem đi cho ông em họ quý hóa của tôi chứ không ai khác. Yêu thương gì chứ, chẳng qua vớ được ông trai già lại còn ngu và giàu là chồng tôi thì cô ta mới ngoan ngoãn ở bên vậy thôi, có trai trẻ khác cô ta bám theo ngay. Chúng tôi cứ chơi trò “mèo vờn chuột” ấy đến gần 2 tháng rồi tôi quyết định ngửa bài.
Video đang HOT
Hôm đó là sinh nhật chồng tôi, anh ta có vẻ háo hức với ngày này thấy rõ. Tôi dặn trước em họ phải làm mọi cách để cô tình nhân kia không thể đi cùng với chồng tôi được. Quả nhiên, cuối ngày về nhà, chồng tôi tỏ ra buồn rầu, ủ ê như kẻ thất tình. Tôi lôi bằng được anh ta đi chơi, đến đúng nơi mà tôi và em họ đã bàn trước. Anh ta như kẻ mất hồn khi thấy cô tình nhân (vừa mới kêu ốm đau không đi được) đang tung tăng khoác tay người khác, dáng vẻ rất hạnh phúc.
Tôi còn cố tình để anh ta phải nghe thấy câu cô ả khoe khoang: “Anh đừng lo, lão già kia chẳng hay biết gì đâu, có tiền của lão chúng mình cứ đi ăn đi chơi thôi!”. Chồng tôi nổi giận, định lao tới túm cổ cả đôi thì sững lại khi phát hiện người đi cùng cô ả không ai khác chính là em họ tôi.
Tôi vẫn diễn rất tròn vai vở kịch do mình đạo diễn, tỏ ra chẳng biết gì, còn chúc mừng em họ có được cô người yêu xinh xắn, dễ thương. Nhìn biểu hiện sợ hãi, thất kinh của hai người họ, tôi nín cười trong lòng.
2 ngày sau, tôi nghe tin cô ả kia và chồng tôi đã chấm dứt, chưa kể còn cãi nhau to một trận, anh ta đòi lại hết chỗ quà từng tặng. Em họ tôi cũng rất nhanh chóng cắt đứt liên lạc với cô ta mặc cho cô ta than khóc, còn dọa tự tử. Lúc hai chị em ngồi cà phê với nhau, tôi hỏi, suốt mấy tháng qua giả vờ làm bạn trai cô ta mà không rung động gì à. Em họ tôi cười khẩy: “Loại con gái đấy chỉ những thằng ngu mới đâm đầu vào thôi chị. Em đâu có ngu!”. Tôi cười phì, phải rồi, chỉ có chồng tôi mới ngu ngốc thế thôi.
Theo Eva
Phải qua bao nhiêu lời hứa ta mới đủ niềm tin yêu?
Có những thứ qua thời gian sẽ chẳng thể nào giữ được dáng vẻ ban đầu của mình, hoặc là dòng đời xô bồ cứ vội vã cuốn đi một điều gì đó nhưng lại để sót lại những giá trị căn nguyên của nó. Phải chăng guồng quay của cuộc sống quá nhanh, khiến đôi khi ta quên trân trọng những điều nhỏ nhặt nhất, quên trau chuốt từng lời ta nói, cẩn thận từng điều ta làm, và quên đi giá trị đích thực của từng lời ta hứa?
Có bao nhiêu người hứa để rồi quên? Và bao nhiêu sự hứa hẹn được tạo ra nhưng rồi người hứa lại tìm mọi kẽ hở để lách qua? Lẽ nào "lời hứa không có giá trị mãi mãi- giá trị duy nhất của nó là làm yên lòng người nghe vào lúc được thốt ra"?
Lời hứa- nó luôn có những giá trị rất thiêng liêng của riêng mình, nhưng không phải ai cũng ý thức được điều đó, và càng không phải ai cũng hiểu được rằng mình cần làm gì khi những lời hứa đã được nói ra. Cuộc đời quá vội, bởi thế mà những lời hứa trao nhau cũng trở nên thật vội vã.
Có đôi khi suy nghĩ không theo kịp những lời đã nói, để rồi ta không kịp nhận ra mình đã hứa gì. Và lời hứa cứ thế trở thành gánh nặng cho nhau. Lời hứa đôi khi như một chiếc xích dây vô hình. Cho dù ta dùng chiếc dây lời hứa để giữ những hi vọng vào một người nào đó hay để cột chặt lấy mình thì điều đó cũng thật ngột ngạt, bức bối. Và ta lại đứng giữa hai bờ hứa và quên, lại ép mình hi vọng, chờ đợi về một điều nào đó, từ một người nào đó.
Trong cuộc sống thường nhật, người ta không lấy pháp luật làm quy chuẩn, mà hay lấy lời hứa làm thước đo. Vậy phải chăng lời hứa cũng là một dạng luật pháp, để khi một ai đó bội hứa, ta lại lấy những lời đã nói ra để làm chứng cứ, để oán trách, thở than?
Nhưng tại sao lại cần đến một lời hứa?
Có những lời hứa thật ngọt ngào, trở thành một thứ gia vị mới của cuộc sống. Thế nhưng suy cho cùng, dù là lời hứa vô tình thốt ra, hay lời hứa với tràn đầy sự chân thành, thì đó vẫn là một sự cam kết thực hiện đến cùng. Mà nếu là vậy, thì đâu có sự cam kết nào không là ràng buộc, là trách nhiệm? Phải dùng đến lời hứa để ràng buộc nhau, lẽ nào niềm tin ta trao nhau là chưa đủ?
Thường thì, những người trao lời hứa sẽ quên đi, còn người nghe sẽ giữ lời hứa đó lại để mà hi vọng. Có lẽ hứa ra sao, thực hiện lời hứa đó như thế nào lại là một trong những bài học căn bản nhất để trưởng thành. Một người dù đã 18, 25 hay 50 tuổi, nếu như vẫn quên đi những lời đã hứa, thì cũng vẫn chỉ như một đứa trẻ lên 5 đang học cách làm quen với cuộc sống.
Tôi nhớ từng đọc ở đâu đó một câu chuyện rằng, một cô bé 11 tuổi vẫn đòi mẹ mua một con búp bê, dù cho cô bé không còn thích món đồ chơi đó nữa. Nhưng đó là món quà mà mẹ cô hứa sẽ trao tặng khi cô vào lớp một. Cứ tưởng chừng thật là vụn vặt, nhưng câu chuyện đó lại khiến tôi bất giác giật mình. Lời hứa từ khi 6 tuổi, giờ đã qua bảy năm, nhưng niềm hi vọng về lời hứa đó vẫn lớn lên theo cô bé từng ngày, và cô vẫn luôn mong chờ một ngày điều đó thành hiện thực.
Có thể với cô gái nhỏ đó, giá trị không nằm ở con búp bê, mà giá trị nằm ở lời người mẹ hứa. Lẽ nào sức mạnh của lời hứa lại lớn đến vậy, khiến người ta luôn ghi sâu, rồi mong đợi dù điều đó không còn giá trị? Có lẽ vậy, chỉ nên hứa khi đã trả về cho nó những giá trị ban đầu. Bởi những khi như thế, ta mới có thể trưởng thành, và những tin yêu mới thực sự ý nghĩa.
Nhưng dẫu vậy, hãy chỉ tin vào những lời đã hứa để ta biết hi vọng, biết tin yêu, chứ đừng vin vào đó để làm cái cớ buộc tội người khác. Bởi những điều họ mất nếu quên đi lời đã hứa sẽ còn nhiều hơn ta: ta mất đi một lời hứa, nhưng họ lại mất đi một cơ hội để trưởng thành. Lời hứa chỉ có giá trị thực sự khi cả hai cùng muốn nhớ, và dấu chấm chưa được đặt sau bất cứ mối quan hệ nào.
Có lẽ cũng có một chút tàn nhẫn, nhưng vẫn phải thừa nhận rằng, dù là lời hứa mãi mãi, cũng chẳng bao giờ đi được đến điểm tận cùng. Có bao nhiêu người vẫn chờ đợi một lời hứa dù người còn lại đã quên? Bao nhiêu người mòn mỏi trách móc vì vẫn nhớ những lời hứa đã không còn giá trị? Và có bao nhiêu người đi gieo những hi vọng không thành?
Phải đi qua hết nỗi đau, phải tự cảm nhận sự giằng xé khi lời hứa xưa cũ nay không còn, phải một lần trở thành một kẻ bội tín ta mới biết được rằng, đằng sau những lời đã hứa, dù to tát hay bé nhỏ, dù được trao nhau như thế nào, dù còn nhớ hay đã quên thì vẫn cứ luôn là một trách nhiệm nặng nề. Đâu ai biết trước được rằng sau những lời hứa, những gì ta để lại cho một ai đó là một kỷ niệm ngọt ngào hay những vết sẹo trong tim?
Có lẽ không chỉ riêng tôi, mà còn nhiều người nữa cũng muốn hỏi: hứa để làm gì? Để cho ta an lòng, cho những hoài nghi trong lòng người tan biến, hay lời hứa đã trở thành thói quen, trở thành một câu đùa cửa miệng? Không phải điểm kết thúc nào của lời hứa cũng là sự phản bội hay lãng quên của một người. Thế nhưng, tại sao ta phải cần đến một lời hứa mới có thể tin? Hay là vì trong lòng ta vẫn còn nhiều nghi ngại? Nếu thực sự cảm thấy yên lòng, sao lại cần hứa hẹn, để rồi ta lại hi vọng về nó, rồi lại đau khổ nếu lỡ một ngày, người đó quay lưng bỏ đi? Có phải ta đã sống quá gấp gáp không, khi phải cần đến ngôn ngữ mới có thể khiến ta chậm lại, để ta vững lại niềm tin?
Qua biết bao lâu rồi cái thời chỉ cần nhìn vào mắt nhau ta hiểu đó chính là một lời hứa? Và đã bao lâu rồi ta có thể cảm nhận sự cam kết của một người qua từng hành động? Là vì ta lười cảm giác, hay là vì ta chưa đủ hiểu nhau? Phải làm sao để quay về ngày đó, khi ta hứa và cảm nhận lời hứa bằng chính con tim?
Hãy cứ hứa đi, vì dù thế nào lời hứa vẫn luôn có những giá trị của nó. Nhưng hãy chỉ nên hứa khi hiểu ta đã hứa gì và sẽ có thể chắc rằng sẽ không bao giờ bỏ đi khi lời hứa chưa thành hiện thực. Và cũng hãy cứ tin vào những lời ai đó hứa, nếu như ta biết dùng lời hứa đó để nuôi lớn bản thân, chứ không dùng nó để quy trách nhiệm. Và dù lời hứa có đến từ ai, thì cũng đừng giữ lời hứa đó bằng sự cả tin của con tim, mà còn phải biết tin bằng sự tỉnh táo của lý trí. Nhưng nếu bạn không thể hoàn thành, thì cũng xin đừng cố ở lại và thực hiện lời hứa, vì điều đó càng khiến lòng người đau hơn.
Đừng cố ở bên một ai đó chỉ vì một lời đã hứa. Bởi cao hơn lời hứa, thứ người ta cần là sự yêu thương. Chỉ có sự sánh đôi giữa thương yêu và trách nhiệm mới có đủ tư cách để đền đáp lại những tin yêu và hi vọng.
Cảm nhận đi, cả những lời hứa mãi không là sự thực, cả những lời hứa xuất phát từ trái tim để hiểu hết những điều kỳ diệu của nó- để biết tin, biết yêu, biết hi vọng, biết sống có trách nhiệm một cách trọn vẹn hơn. Và hãy học cả cách bao dung cho những lời hứa không thành. Để mang lời hứa trả về đúng với những giá trị thiêng liêng ban đầu của nó. Để biết tin và biết hứa bằng chính lòng thành. Để khi đó ta không còn phải loay hoay tự hỏi mình rằng: phải qua bao nhiêu lời hứa, ta mới đủ tin yêu?
Theo Guu
Cám ơn đã hầu hạ chồng chị trên giường đây là lương trả em Cô ả tái mặt vội vã mặc lại váy rồi bỏ đi. Tôi quay lại nhìn chồng và gào lên: "Tôi trả tiền rồi, anh mau mặc quần áo rồi về, chờ đơn ly hôn từ tôi". Năm nay tôi đã 29 tuổi và có một bé gái 5 tuổi. Tôi là nhân viên bán hàng của một cửa hàng thời trang thủ...