Khốn khổ vì mụn nhọt, mẩn ngứa ngày hè
Mới vào đầu hè, chị Nguyễn Minh Lê (30 tuổi) đã nổi mụn bọc khắp mặt, vùng lưng, ngực. Đã đi khám bác sĩ da liễu hai lần, uống đơn thuốc tiền triệu nhưng tình trạng cũng chỉ cải thiện một phần.
“Bác sĩ dặn uống thuốc, uống nhiều nước, giữ vệ sinh vùng mặt, cơ thể nhưng đặc thù công việc đi lại nhiều, cứ chạy ra đường nửa tiếng về nhà mặt mình lại bóng nhẫy mồ hôi, rửa mặt, uống nhiều nước, đúng theo đơn nhưng mặt vẫn nổi mụn mới, chỉ ít đi chút xíu”, chị Lê cho biết.
Theo dược sĩ Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyên trưởng khoa Dược, BV Y Học Cổ Truyền Bình Dương, hè sang là thời điểm nóng trong người (nội nhiệt) bộc phát mạnh. Biểu hiện là thường xuyên thấy nóng trong người, da khô, miệng khát, tiểu tiện nóng, táo bón,…nặng hơn là trường hợp viêm nhiễm cục bộ như mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa hoặc chảy máu cam, nổi ban đỏ ở trẻ em. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người cứ hè về là nổi mụn tùm lum, mẩn ngứa khắp người rất khó chịu.
Nguyên nhân của bệnh nóng trong ng ười
Dược sĩ Sơn cho biết, theo y học cổ truyền, có rất nhiều nguyên nhân gây hiện tượng nội nhiệt, nóng trong người. Trong đó, yếu tố nội nhân là do chức năng hoạt động của các tạng phủ suy giảm nên không thể thải hết chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Gan và thận suy yếu nên không thể thanh lọc giải độc làm độc chất tích tụ lại. Chính những độc tố này tạo môi trường thuận lợi phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.
Nha đam, mủ trôm, collagen có trong thức uống từ thiên nhiên Purify
Ngoài ra, tình trạng tăng nhiệt cũng còn do sự tác động của chế độ ăn uống như uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá (chất kích thích); Ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất béo, chất đạm, thực phẩm ngọt, thức ăn cay, nóng; Làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức khiến các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người. Ngoài ra, nếu sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong giai đoạn điều trị bệnh) cũng có thể là nguyên nhân sinh nhiệt trong người.
Chính vì nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết (gây chứng huyết nhiệt) có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch. Cũng do thiếu tân dịch, mất nước lâu ngày khiến da khô, nổi mụn.Vì thế, cứ dịp hè đến, nhiều người lại xuất hiện mụn nhọt, mẩn ngứa.
Những thực phẩm giúp giảm nội nhiệt
“Đã có yếu tố nội nhân, lại thên các tác động bên ngoài môi trường bụi bẩn, nóng bức, mồ hôi nhiều nên tình trạng mụn phải rất kiên nhẫn, giữ gìn mới có thể chữa được. Không chỉ uống thuốc mà luôn phải giữ vùng mặt sạch sẽ, thoáng, tránh bụi bặm, uống nhiều nước, chế độ ăn uống khoa học và quan trọng làm giảm nội nhiệt”, dược sĩ Sơn cho biết.
Video đang HOT
Nha đam là vị thuốc được dùng trong cả đông và tây y. Nha đam có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc do tăng cường chuyển hoá tại gan, thận giúp loại trừ độc tố và tăng cường sức đề kháng. Nha đam giúp tái sinh tế bào, tái sinh các mô mới nên nhanh chóng làm lành vết thương và cho làn da tươi trẻ. Ngoài ra, nha đam còn có tác dụng kích thích tiêu hoá giúp nhuận trường.
Mủ trôm ngoài tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, còn giúp làm lành vết thương. Về mặc y học, mủ trôm có tính hút nước mạnh nên có tác dụng trương nở gây kích thích nhu động ruột giúp đẩy phân ra nhanh vì vậy mủ trôm được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu quả. Ngoài ra mủ trôm còn có tác dụng chống oxy hoá, làm chậm tiến trình lão hoá da, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn da, cho làn da tươi sáng và mịn màng.
Collagen là một một loại protein, chiếm 70% cấu trúc da, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và đặc biệt là làn da. Collagen cung cấp nền tảng giúp da duy trì elastin và axit hyaluronic, hai thành tố chịu trách nhiệm cho sự đàn hồi, săn chắc, trẻ trung và giữ ẩm của da.
Việc kết hợp dùng nha đam, mủ trôm với collagen với tỉ lệ hợp lý sẽ giúpthanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết (đặt link ẩn).
Bên cạnh đó, ăn uống đúng cách cũng sẽ giúp chữa trị tình trạng này. Hằng ngày phải bổ sung vào thực đơn các loại rau quả có tính mát như: rau mồng tơi, dâu tươi, dưa leo, bí đao, khổ qua, cà chua, rau diếp cá, bột sắn dây… và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Cần hạn chế các loại thực phẩm có tính cay nóng, kích thích như tiêu, ớt, rượu bia, cà phê… Ngoài ra cũng cần có chế độ sinh hoạt điều độ – không thức khuya, tránh căng thẳng, stress, năng vận động cơ thể để giảm thiểu nguy cơ nhiệt phát trong người.
Trung tâm tư vấn : 08.3.850.68.68
Theo Dân trí
Thực hư về "huyền thoại" sừng tê giác chữa ung thư
Thời gian gần đây, "cơn sốt" săn tìm sừng tê giác để làm thuốc kích dục hoặc dùng để chữa khỏi bệnh ung thư đang rộ lên trong giới đại gia Việt. Liệu y học hiện đại có thể đưa ra những lý giải làm rõ thực hư xung quanh những đồn đoán này?
Từ những huyền thoại mang tính hoang đường ...
Từ hàng ngàn năm trước, người Trung Quốc đã tin và sử dụng sừng tê giác như một dược liệu quý hiếm. Kinh nghiệm dân gian này nhanh chóng được du nhập vào Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhiều nước châu Á lân cận, trong đó có Việt Nam.
Trong dược liệu Trung Quốc cổ xưa, có gần 70 bài thuốc cổ có sử dụng thành phần từ sừng tê giác, chủ yếu chữa các bệnh như thanh nhiệt, an thần, giảm đau, hôn mê nói nhảm, co giật, các chứng xuất huyết do huyết nhiệt,... Được biết, vào thời kỳ đó, khi chưa có thuốc kháng sinh hiện đại, một số trường hợp nhiễm trùng yếm khí như cam tẩu mã, buộc phải dùng sừng tê giác mới giúp bệnh nhân phục hồi.
Theo thực nghiệm của y học hiện đại, sừng tê giác có tác dụng cường tim, hạ nhiệt, an thần, chữa sung huyết, chảy máu cam, sốt vàng da, mụn nhọt,...
Các bác sĩ, nhà nghiên cứu y học cổ truyền tại buổi hội thảo Y dược Cổ truyền chung tay bảo vệ loài Tê giác.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, "cơn sốt" sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam có chiều hướng tăng cao bởi những tin đồn sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh ung thư, đái tháo đường, làm thuốc kích dục và kéo dài cuộc sống trường thọ! Trước những tác dụng kỳ diệu được tung hô, các đại gia Việt chi tiền tỷ không tiếc tay để có được "thần dược" sừng tê giác. Được biết 1 lạng sừng tê giác có giá khoảng 6000 USD (xấp xỉ 127 triệu VNĐ).
Bên cạnh đó, còn có những câu chuyện mang tính hoang đường hơn như, bát đĩa làm từ sừng tê giác đựng đồ ăn không bị thiu, bị hỏng. Muốn giữ thức ăn ngon, quý hiếm lâu, ngay cả trong ngày hè nắng nóng, chỉ cần để trong bát, đĩa làm từ sừng tê giác, mà phải là loại sừng cắt từ con tê giác khi còn sống. Loại bát "kỳ diệu" này nếu để gạo, thóc,... vào trong, đặt ra giữa sân nhà thì chim chóc, động vật cũng tuyệt đối không dám đến phá, ăn. Thậm chí, có lời đồn, dùng bát đĩa làm từ sừng tê giác, có khả năng chống độc trong thực phẩm?!
"Huyền thoại" này cũng góp phần khiến thị trường mỹ nghệ, chạm khắc sừng tê giác tăng cao tại các quốc gia châu Á. Liên tiếp từ năm 2011, cơ quan tình báo Liên minh châu Âu báo cáo có 56 vụ trộm cắp sừng tê giác trọt lọt từ các bảo tàng, các bộ sưu tập tư nhân, các đồ cổ vật. Cùng với sự giàu có ngày càng gia tăng ở Đông Nam Á, sừng tê giác trở thành một trong những thứ hàng hiệu xa hoa, thể hiện đẳng cấp đại gia và ngày càng được săn lùng ráo riết.
GS.TS Hoàng Bảo Châu khẳng định: "Không có bất cứ một tài liệu y học nào ghi chép về tác dụng chữa bệnh ung thư."
Các nhà khoa học lên tiếng: Đâu là sự thật?
Vừa qua, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực y dược Việt Nam đã cùng tham dự hội thảo "Y dược cổ truyền chung tay bảo vệ loài tê giác" tại Hà Nội, được phối hợp tổ chức giữa Bộ Y tế và Tổ chức Mạng lưới Giám sát buôn bán động vật, thực vật hoang dã (TRAFFIC tại vùng Đông Nam Á).
Cuộc hội thảo nhằm làm rõ những nghi vấn xung quanh tác dụng chữa bệnh của sừng tê giác và đưa ra những biện pháp khắc phục tình trạng buôn bán, săn bắt sừng tê giác phi pháp ở Việt Nam hiện nay.
Cuộc hội thảo có sự tham gia của ThS.BS Phan Thị Thu Hiền, Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền, Bộ Y tế; PGS.TS Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Y dược Cổ truyền, Bộ Y tế; GS.TS Hoàng Bảo Châu, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương; PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền; ThS. Vương Tiến Mạnh, Đại diện cơ quan Quản lý CITES Việt Nam; TS.Naomi Doak, tổ chức TRAFFIC; và các đại diện đến từ các bệnh viện lớn trên cả nước.
Trong khuôn khổ cuộc hội đàm, các nhà nghiên cứu khẳng định sừng tê giác có tác dụng thanh nhiệt, do đó giảm sốt và trị mụn nhọt công hiệu. Có 6 trên tổng số 7 nghiên cứu về tác dụng của sừng tê giác giảm sốt được thử nghiệm trên động vật đã được y khoa hiện đại ghi nhận. Một thử nghiệm không cho kết quả. Trong 6 thử nghiệm trên, chất thay thế sừng tê giác đều cho kết quả tốt tương tự, thậm chí 2 trong số 3 thử nghiệm cho thấy kết quả thuốc chống viêm không steroid cho kết quả tốt hơn so với sừng tê giác. Nghiên cứu thực hiện trên thỏ còn cho thấy: đường uống không đạt hiệu quả hạ sốt, đường tiêm sừng tê giác dưới dạng thuốc nước mới làm giảm cơn sốt thực sự.
Các nghiên cứu hiện đại để kiểm chứng các tác dụng chữa bệnh khác từ sừng tê giác như: làm giảm đau, kháng khuẩn, an thần, chống xuất huyết, chống viêm cũng đã được tiến hành. Kết quả cho thấy 4 trên 5 bệnh trên đều có thể dùng dược liệu thay thế. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng trong 4 trên 5 bệnh trên, dùng sừng tê giác không mang đến hiệu quả tốt hơn thuốc tây y.
Riêng về tác dụng giúp cơ thể dẻo dai, cường dương, kéo dài tuổi thọ, đến nay chưa có bất kì nghiên cứu khoa học nào chứng minh. Tổ chức TRAFFIC cùng phối hợp với các chuyên gia y dược học cổ truyền Việt Nam và thế giới đã dành nhiều năm tra cứu mọi tư liệu sách y dược uy tín liên quan và nhận thấy: Tác dụng kích dục cũng hoàn toàn không được ghi chép trong mọi sách dược liệu xưa của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng như Việt Nam. Tin đồn này chỉ mới xuất hiện trong mấy năm trở lại đây và được lan truyền nhanh chóng. Cơ quan chức năng đã điều tra và phát hiện các thông tin về tác dụng trường thọ, giải rượu, kích dục xuất phát từ một số website của các công ty buôn bán và sản xuất dược liệu từ sừng tê giác trái phép tại Trung Quốc.
Những hiểm họa khôn lường
Hiện nay, trên các website không đảm bảo độ xác thực, ngày càng có thêm những tác dụng chữa bệnh mới không ngờ từ sừng tê giác như chữa đái tháo đường, đột quỵ, bệnh sởi,v.v... Tuy nhiên, vẫn có không ít người cả tin, dẫn đến nhiều trường hợp hao tốn tiền của dẫn đến chuyện tiền mất mà tật vẫn mang...
Gần đây, một nữ bệnh nhân, 21 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã phải nhập viện vì tự ý sử dụng sừng tê giác theo lời truyền miệng. Chị bị nổi mụn ở miệng đã lâu không khỏi, nghe sừng tê giác có thể chữa mọi ung nhọt, liền chi một số tiền lớn mua bột sừng tê giác tự chữa tại nhà. Sau khi sử dụng, chị bị sốt, mụn mọc lan ra toàn thân, có thêm các mẩm ban đỏ, buộc phải đến bệnh viện Bạch Mai điều trị. Bác sĩ Nguyễn Hữu Tường, công tác tại Trung tâm Miễn dịch Dị ứng Lâm sàng kết luận: đây là trường hợp di ứng do ngộ độc sử dụng thuốc từ sừng tê giác. Đây là một lời cảnh báo chung cho tất cả những ai còn ảo tưởng về sừng tê giác trị bách bệnh, và tự ý chữa bệnh theo các bài thuốc truyền miệng dân gian, không có sự giám sát của y bác sĩ.
Từ năm 1994, Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước về Buôn bán quốc tế những loài động vật hoang dã nguy cấp (CITES). Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP để bảo tồn động vật hoang dã. Theo đó, tham gia mua bán sừng tê giác, hoặc sử dụng sừng tê giác đều là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử phạt theo đúng quy định luật pháp.
Lý giải về tin đồn sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh ung thư, GS.TS Hoàng Bảo Châu khẳng định: "Không có bất cứ một tài liệu y học nào ghi chép về tác dụng này. Trong dược liệu cổ xưa của người Trung Quốc có ghi: sừng tê giác trị ung thư, nhưng từ "ung thư" trong sách cổ thời ấy có nghĩa là: mụn nhọt, hoàn toàn không liên hệ tới căn bệnh ung thư (cancer) mà y học phương Tây cũng đang phải bó tay hiện nay. Việc nhầm lẫn khi đọc văn thư cổ có thể là nguồn gốc của những tin đồn thất thiệt, gây ra ảo tưởng và việc hao tiền tốn của cho những bệnh nhân thiếu hiểu biết."
Theo Thúy Nga
Sức khỏe & Đời sống
Nhìn da đoán bệnh gan Các bệnh lý về gan gây suy giảm chức năng gan dẫn đến các độc tố, muối mật tích tụ trong cơ thể và lắng đọng ở da, gây kích ứng da, mẩn ngứa. Mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt Gan làm nhiệm vụ hóa giải độc tố và đào thải muối mật. Các bệnh lý về gan gây suy giảm chức năng...