Khốn khổ vì hàng vạn con bọ “bao vây” khắp nhà suốt mùa mưa
Chiều ngày 8/7, bác sĩ Bùi Trọng Trí – Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP Kon Tum (Kon Tum) – cho biết, tính đến nay đã có 11/21 xã, phường của TP Kon Tum bị bọ đen tấn công.
Vào mỗi mùa mưa, nhiều hộ dân TP Kon Tum phải sống chung với hàng vạn con bọ đen trong nhiều tháng.
Ông Trí cho biết, loại bọ đen này bắt đầu xuất hiện ở Kon Tum từ năm 2008. Vào đầu mùa mưa, những con bọ này bỗng từ đâu xuất hiện, đậu kín khắp tường và nóc nhà. Khi mùa mưa kết thúc, chúng cũng tự dưng biến mất. Cứ như vậy, người dân phải sống chung với loại bọ này suốt nhiều tháng mùa mưa Tây Nguyên.
Loài bọ đen xuất hiện dày đặc khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là loại bọ này có mùi hôi rất khó chịu. Tuy nhiên từ khi xuất hiện ở Kon Tum đến nay, chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ loại bọ đen gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum đã khuyến cáo người dân không nên dùng thuốc vì hiện chưa có thuốc nào có tác dụng diệt hoặc đuổi được loại côn trùng này. Người dân buộc phải sống chung với bọ, dùng chổi quét, đốt và mang chôn.
Ngoài ra, tỉnh Kon Tum cũng đã mời Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn trùng tỉnh Bình Định tới phối hợp với một số cơ quan ban ngành tỉnh Kon Tum thành lập đoàn, nghiên cứu loại thuốc diệt bọ đen. Tuy nhiên đến nay việc nghiên cứu chưa có kết quả.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, đầu mùa mưa năm 2014, tại xã Ia Ko (Chư Sê, Gia Lai), loại bọ này xuất hiện đậu kín nhà một số người dân, người dân đã mua loại thuốc có tên Regent về phun thì loại bọ này không còn xuất hiện nữa.
Chị Rơ Mah Glong (SN 1994, làng O Bung, Ia Ko) cho biết: “Bọ vô nhà mình cả tháng, buổi tối nhà mình không dám ngủ trong nhà mà phải ra ngoài sân ngủ vì nó rất hôi, có khi nó bò cả vào tai hoặc cắn vào người nữa. Mình đi hỏi mãi nhưng không ai biết thuốc để diệt nó. Sau đó, chỗ bán thuốc trừ sâu bán cho mình mấy gói thuốc (Regent- PV) mình phun hết 2 gói thì nó chết hết, mình quét được 1 bì lớn và mang đi chôn”.
Sau khi được PV cung cấp thông tin trên, ông Trí cho biết sẽ mua loại thuốc này phun thử ở nhà Rông của làng, nơi có bọ đen xuất hiện rất nhiều. Nếu có hiệu quả và thuốc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân thì sẽ phun triển khai ở các gia đình bị loại bọ này tấn công.
Thiên Thư
Theo Dantri
Rắn xuất hiện khắp TPHCM
Không chỉ xuất hiện hàng loạt ở khu vực ngoại thành, rắn còn bò vào trung tâm TPHCM. Mỗi ngày, Trung tâm Cấp cứu 115 tiếp nhận vài trường hợp bị rắn cắn.
Chiều 22/6, hàng chục khách hàng đang mua giày dép tại một cửa hàng trên đường Nguyễn Trãi (quận 5) thì bỗng có tiếng la lớn: "Rắn, rắn lục đuôi đỏ kìa!". Hốt hoảng, ai nấy bỏ chạy. Một người đàn ông nhào tới chụp đuôi con rắn, quật tới tấp xuống mặt đường khiến nó chết tại chỗ.
Một con rắn lục bị người dân đập chết ở quận 12, TPHCM
Đâu cũng thấy rắn
Con rắn có chiếc đuôi màu đỏ tươi, đầu hình tam giác, da nhớt. Một lúc sau, xuất hiện thêm 2 con rắn khác bò tới gần chỗ xác con rắn đã chết. Một số người dùng gậy, cây để đánh nhưng chúng đã bò xuống cống. Ông Phú, người quật chết con rắn, lo ngại: "Chuyện rắn lục xuất hiện vùng ngoại ô, nhiều cây cối là bình thường nhưng không hiểu sao lại có ở ngay trung tâm TP".
Cách đây khoảng 1 tuần, nhiều người dân sống cạnh cầu Chợ Cầu (quận Gò Vấp) cũng gặp 3 con rắn lục. Một con bò ngang tiệm vàng của bà Phạm Thị Bích Liên. Ngay sau đó, bà đi mua củ nén về đặt khắp nơi trong nhà để xua rắn.
Phường Thạnh Lộc (quận 12) là nơi xuất hiện nhiều rắn lục nhất. Chỉ trong vòng 2 tháng, người dân đã đập chết trên 10 con rắn, xua đuổi hàng chục con. Ven Tỉnh lộ 19, xác rắn nằm rải khác khắp nơi. Anh Thạch (người dân sống trên Tỉnh lộ 19) cho biết con và vợ anh từng bị rắn lục đuôi đỏ tấn công. "Ngày 23-5, trong lúc chơi đùa với mấy đứa nhỏ trong xóm, con gái tôi đạp ngay đuôi con rắn. Nghe tiếng la hét, tôi chạy đến bế cháu lên, chứ không thì đã bị rắn cắn. Một tuần sau, vợ tôi lại hoảng vía khi thấy một con rắn xanh lè cuộn tròn trong nệm" - anh Thạch kể.
"Phòng bệnh hơn chữa bệnh"
Khi rắn lục xuất hiện ngày càng nhiều, tại khu vực gần Ngã Tư Ga (quận 12) rộ lên tin đồn "có người phá hoại, thả rắn gây bất an". Tuy nhiên, anh Đỗ Trung Long, người hay thả cá, cắt cỏ ven bờ sông Sài Gòn, phản bác và cho biết rắn ở khu vực này phát triển khá rộ. "Trước đây, tôi thường thấy chúng bò trong các bụi rậm, cành cây gần mé sông" - anh Long nói.
Đại diện Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết đã nắm được thông tin rắn lục xuất hiện trên địa bàn và sẽ sớm có biện pháp phòng trừ. Hiện vẫn chưa có số liệu thống kê người bị rắn lục đuôi đỏ cắn bởi các bệnh nhân ở sinh sống ở khắp nơi.
Trung tâm Y tế dự phòng TP khuyến cáo: Trước mắt, người dân nên áp dụng phương pháp dân gian để "phòng bệnh hơn chữa bệnh" bằng cách rắc bột lưu huỳnh quanh nhà hoặc giã củ nén đặt những nơi rắn có thể bò qua để xua đuổi.
Theo bác sĩ Võ Quang Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TPHCM, rắn lục đuôi đỏ rất độc, đặc biệt trong thời kỳ rắn mang thai. Khi bị rắn cắn phải lập tức cố định vị trí vết thương và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu để thời gian lâu sẽ gây rối loạn đông máu dẫn đến liệt hoặc tử vong. Ở TP HCM hiện có 2 đơn vị chữa rắn cắn là Bệnh viện Chợ Rẫy và Trung tâm Cấp cứu 115. "Trung tâm Cấp cứu 115 mỗi ngày tiếp nhận vài trường hợp bị rắn cắn, số lượng bệnh nhân vẫn chưa tăng đột biến" - bác sĩ Huy thông tin.
Do đô thị hóa? Sau khi xem hình ảnh rắn lục đuôi đỏ mà phóng viên Báo Người Lao Động chụp được, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, cho biết trong số đó có một số con không độc. "Mặc dù có bề ngoài giống như rắn lục đuôi đỏ nhưng chúng chỉ là rắn roi mõm dài" - TS Long nhận định. Theo ông Long, để phân biệt giữa rắn lục đuôi đỏ với rắn bình thường rất khó, phải kiểm tra cấu tạo đầu, bộ xương. TS Long cho rằng rắn ồ ạt xuất hiện ở TP HCM có khả năng do tình trạng đô thị hóa, nhà cửa được xây dựng ngày càng nhiều khiến chúng không còn môi trường sống phải bò đi nơi khác. Ngoài ra, hiện đang mùa mưa kết hợp thời kỳ sinh sản nên rắn xuất hiện nhiều hơn bình thường.
Theo Lê Phong
Người lao động
Những cổ thụ ở Sài Gòn bị nhà 'nuốt chửng' Hàng chục cổ thụ trên đường Lê Hồng Phong, An Dương Vương, Trần Phú... (quận 10, TP HCM) bị xâm hại nặng nề bởi những căn nhà xây sai phép. Sở GTVT đang kiến nghị tháo dỡ nhà để trả không gian sống cho cây, đảm bảo an toàn cho người dân. Dọc đường Lê Hồng Phong (quận 10, TP HCM), hàng chục...