Khốn khó vì dịch bệnh, đại gia lại dính vận đen ‘trên trời giáng xuống’
Nhiều đại gia Việt dù đang khốn khổ với dịch bệnh lại dính những tin đồn như vận đen ‘trên trời giáng xuống’ khiến cho mọi việc thêm rắc rối thêm đáng có.
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ( HBC) vừa có công văn gửi UBCKNN và Sở GDCK TP.HCM đính chính về thông tin cổ phiếu HBC của Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ – ông Lê Viết Hải sẽ bị bán giải chấp.
Theo HBC, không có chuyện Chủ tịch Lê Viết Hải bị bán giải chấp cổ phiếu. Doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam khẳng định thông tin cổ phiếu của ông Hải bị bán giải chấp sẽ không xảy ra như một số thông tin đã đưa.
Trên thực tế, đại dịch Covid-19 đang gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế toàn cầu cũng như tình hình kinh doanh của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Tuy nhiên, theo HCB, HĐQT Tập đoàn đã đưa ra những giải pháp ứng phó với khủng hoảng nhằm kiểm soát tốt nhất các tác động tiêu cực của đại dịch toàn cầu ngay trong các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Tập đoàn Hòa Bình đã đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu HBC đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ thông qua phương thức khớp giao dịch khớp lệnh với thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 03/04 – 02/05/2020.
Trước đó, có CTCK đã ra thông báo bán giải chấp cổ phiếu HBC của ông Hải trong bối cảnh cổ phiếu này giảm sâu khoảng 57% trong vòng 6 tháng qua, từ mức 14.000 đồng/cp xuống còn 6.000 đồng/cp hôm 31/3, vùng đáy 4 năm.
Sau thông tin từ HBC, cổ phiếu này đã tăng trần trở lại lên mức 6.400 đồng/cp.
Không chỉ ông Hải, nhiều đại gia Việt dù đang khốn khổ với dịch bệnh lại dính những tin đồn như vận đen ‘trên trời giáng xuống’.
Gần đây, tin đồn về bán giải chấp cổ phiếu của lãnh đạo của các doanh nghiệp khá nhiều. Tập đoàn Hoà Phát cũng vừa lên tiếng tin đồn Vietcombank giải chấp 100 triệu cổ phiếu của ông Trần Đình Long trong bối cảnh hầu hết các cổ phiếu giảm giá mạnh.
Lãnh đạo Hoà Phát cho biết hợp đồng vay trung dài hạn giữa Hoà Phát và Vietcombank đã có tài sản đảm bảo. Việc thế chấp 100 triệu cổ phiếu của ông Trần Đình Long chỉ là bổ sung thêm làm tài sản đảm bảo cho khoản vay chứ không phải dùng 100 triệu cổ phiếu này để mua cổ phiếu, vì vậy không có việc Vietcombank bán số cổ phiếu này khi giá cổ phiếu đi xuống.
Video đang HOT
Trước đó, trên thị trường cũng có thông tin về việc CTCK bán giải chấp cổ phiếu LDG với cá nhân ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư LDG (LDG). Số lượng bán giải chấp hơn 2,5 triệu cổ phiếu, thời gian thực hiện từ ngày 31/3.
Doanh nghiệp của ông Lê Viết Hải là một trong các đại gia hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng. Nhưng trong vài năm gần đây, doanh nghiệp này cũng như ông Hải liên tục dính các tin đồn không đáng có gây ảnh hưởng đến hoạt động và giá cổ phiếu.
Doanh nghiệp ông Lê Viết Hải đang mua vào 10 triệu cổ phiếu quỹ.
Trong năm 2019, doanh nghiệp của ông Lê Viết Hải chịu khá nhiều áp lực, cho dù đối thủ cạnh tranh số 1 trong ngành xây dựng Coteccons (CTD) cũng suy yếu. Tập đoàn Hòa Bình cân bằng lại tình hình tài chính bằng phương án huy động 50 triệu USD (gần 1,2 ngàn tỷ đồng) từ trái phiếu chuyển đổi cho mục đích thanh toán nợ ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động cuối năm và đầu tư vào các dự án nước ngoài.
Cũng trong năm qua, khi Coteccons, HBC của ông Hải đã thu hút được nhóm quỹ đầu tư Korea Investment Management Co., Ltd (KIM) trở thành cổ đông lớn tại HBC, sau khi quỹ này bán mạnh cổ phiếu CTD. Theo đó, các quỹ do KIM quản lý đã mua thêm hơn 1 triệu cổ phiếu HBC, nâng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên 11,79 triệu đơn vị, tương ứng 5,11%.
Thị trường chứng khoán (TTCK) nghỉ phiên giao dịch ngày 2/4, ngày giỗ Tổ Hùng vương. Trong phiên trước đó, chỉ số VN-Index đã tăng mạnh nhờ lực cầu bắt đáy và những điểm sáng trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/4, VN-Index tăng 17,7 điểm lên 680,23 điểm; HNX-Index tăng 2,98 điểm lên 95,61 điểm. Upcom-Index tăng 0,98 điểm lên 48,63 điểm. Thanh khoản đạt 4,1 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Nhà đầu tư sẽ không vì dịch bệnh mà bỏ qua sự hấp dẫn của thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam
Theo đại diện Savills, ở phân khúc khách sạn bước chững là có trong ngắn hạn nhưng không đến nỗi nhà đầu tư (NĐT) bán tháo tài sản vì dịch. Chính trong khó khăn thì lại là cơ hội cho các NĐT có tầm nhìn dài hạn khi ngay ở thời điểm này có thể mua được giá hợp lý.
Ông Raymond Clement, Giám đốc điều hành Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, dịch virus Corona có tác động đến hoạt động kinh doanh khách sạn do khách hạn chế đi du lịch, các khách sạn tạm thời đóng cửa...có thể trong quý 1/2020 hoạt động của thị trường BĐS nghỉ dưỡng sẽ sụt giảm nhưng thị trường sẽ phục hồi lại vào quý 3 và quý 4/2020. Theo vị chuyên gia này, NĐT sẽ không vì dịch mà bớt quan tâm đến BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam. Mức độ quan tâm của họ vẫn giữ nguyên bởi đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng cho NĐT trong dài hạn.
"Chúng tôi nhận thấy, mức độ quan tâm của NĐT, của thị trường du lịch đang tạm hoãn, chứ hoạt động của họ chưa hoàn toàn bỏ hết ở thời điểm này. Các NĐT dài hạn thường ít bị chi phối bởi những biến động ngắn hạn như thiên tai, dịch bệnh...", ông Raymond Clement nhấn mạnh.
Ông Raymond Clement, Giám đốc điều hành Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ về cơ hội đầu tư tại TT BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam. Ảnh: Hạ Vy
Thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam, theo Savills trong những năm qua và thời gian tới sẽ còn nhiều tiềm năng để phát triển. Phân khúc này đang thu hút các NĐT trong và ngoài nước bởi cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư nói chung đang được cải thiện tốt. Các NĐT họ thấy được sự nỗ lực trong việc cải thiện này và nhìn thấy được tiềm năng cũng như cơ hội để tiếp cận thị trường trong dài hạn.
Theo ông Raymond Clement, năm 2020 những NĐT quan tâm nhiều đến yếu tố lợi nhuận đầu tư, hiệu quả đầu tư. Còn những rủi ro họ đã lường được trước, đã có sự tính toán trước đó. Nếu so sánh với các TP lớn ở thị trường châu Á như Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Úc...Việt Nam đang được các NĐT đánh giá cao sức hút về yếu tố hấp dẫn hiệu suất đầu tư.
Rõ ràng, khi thị trường có những biến động hoặc khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu thì đây vừa là thử thách, vừa là cơ hội cho các NĐT đối với thị trường BĐS nghỉ dưỡng. Người nào có thể vượt qua được các thử thách khó khăn chắc chắn sẽ có biên lợi nhuận cao trong đầu tư. Thông thường, theo đại diện Saviills, những NĐT không muốn chịu nhiều rủi ro sẽ đầu tư vào phân khúc BĐS an toàn. Ngược lại, các NĐT muốn có lợi nhuận cao thì họ bắt buộc họ phải đi vào phân khúc có độ rủi ro cao.
Theo ông Raymond Clement, trong thời điểm này, ở thị trường Việt Nam có những NĐT giữ tài sản khách sạn trong thời gian dài tức là họ đang có được dòng tiền hoạt động về khách sạn khá tốt.
"Trong bối cảnh biến động, CĐT/NĐT có tài sản hoạt động tốt vẫn giữ nguyên, còn CĐT/NĐT yếu điểm về tài chính có thể họ sẽ cân nhắc việc bán tài sản khách sạn. Khi có biến động, thị trường sẽ thấy được ai tồn tại, ai sẽ phải chào bán tài sản đó", ông Clement cho hay.
Theo ông Raymond Clement và Mauro Gasparotti, về dài hạn thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam vẫn hấp dẫn NĐT trong và ngoài nước.
Khi được hỏi, trước tình hình dịch bệnh, động thái của các CĐT/NĐT có tài sản là khách sạn liệu có bán tháo, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương cho rằng, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam suốt thời gian qua gây được sự chú ý cho cả NĐT trong và ngoài nước. Để có được một khách sạn hoạt động ở Việt Nam CĐT/NĐT mất rất nhiều công sức để có được. Vì thế họ không dễ dàng bán tháo tài sản của mình vì dịch bệnh, thiên tai - những yếu tố diễn ra trong ngắn hạn.
"Nếu trước đây CĐT/NĐT nắm tài sản với phong độ tốt thì họ sẽ chào mức giá mong đợi tốt hơn. Còn lúc thị trường khó khăn thì họ sẽ cân nhắc mức giá phù hợp để chốt giao dịch. Đây cũng là sự biến chuyển ở phân khúc khách sạn trong năm 2020", ông Mauro khẳng định.
Đặc biệt, trong bối cảnh BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam có những tiềm năng nhất định, cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ nét thì mức độ rủi ro của NĐT giảm hơn trước đây rất nhiều. Khi NĐT nhận thấy thị trường bớt rủi ro họ sẽ quan tâm nhiều đến yếu tố giá và mức lợi nhuận phù hợp. Các đơn vị tư vấn, môi giới như Savills Hotel sẽ giúp kết nối các bên, để có giao dịch thành công trên thị trường.
Đại diện Savills Hotel cho rằng, khi có dịch bệnh xảy ra thông thường, trong ngắn hạn thị trường khách sạn nói riêng, BĐS nghỉ dưỡng nói chung sẽ tuân theo cách như đóng cửa khách sạn, cắt giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng... Về dài hạn, khi dịch kết thúc, mọi thứ lại vào guồng quay bình thường. Và chính trong khó khăn thì lại là cơ hội cho các NĐT có tầm nhìn dài hạn khi ngay ở thời điểm này có thể mua được giá hợp lý.
Chưa kể, trong bối cảnh dịch xảy ra mà phần lớn là do tâm lý sợ hãi thì đây sẽ là cơ hội cho những người có nhu cầu về du lịch hoặc không quá sợ hãi khi di chuyển. Họ sẽ có giá phòng tốt hơn ở thời điểm này, phòng ốc cũng an toàn, vệ sinh hơn...
Theo đơn vị này, đối tượng tham gia vào phân khúc BĐS nghỉ dưỡng thường họ có những hiểu biết nhất định về thị trường, biết rõ bản chất của phân khúc này là luôn biến động. Theo đó, NĐT tham gia vào phân khúc này luôn nhìn nhận là khoản đầu tư dài hạn, họ sẽ có cách nhìn khác, cách ứng phó khác hơn.
Bên cạnh các điểm hấp dẫn của thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam, đơn vị này cũng chỉ ra những điểm chưa hấp dẫn của thị trường này đối với NĐT nước ngoài. Có thể kể đến như độ minh bạch về thông tin; cản trở ngôn ngữ trong giao dịch; khác biệt về văn hóa, cách thức giao dịch; huy động vốn khó hơn so với các nước đang phát triển...
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Doanh thu phí mới từ kênh đại lý đang tăng trở lại Người dân tăng mua bảo hiểm, chính sách thi tuyển đại lý thay đổi... là những yếu tố giúp doanh thu phí mới từ kênh đại lý tăng dần. Từ đầu tháng 2, tăng trưởng phí khai thác mới diễn biến khả quan, chứ không ảm đạm như dự báo trước đó. Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm,...