Khốn khổ vì cây cầu xây 5 năm chưa xong
5 năm qua, người dân P.Bàng La, Q.Đồ Sơn, TP.Hải Phòng gặp phải rất nhiều hệ lụy vì dự án xây dựng cầu Gù bị trì trệ.
Sau 5 năm, cầu Gù vẫn chỉ là một công trường ngổn ngang – Ảnh: L.T
Cầu Gù thuộc địa phận tổ dân phố Điện Biên, P.Bàng La là cây cầu quan trọng trên tuyến đường nối liền Q.Đồ Sơn và H.Kiến Thụy. Năm 2011, cầu Gù được đập đi xây lại. Tuy nhiên, cầu cũ bị đập nhưng cầu mới xây mãi không xong.
Theo quan sát của PV Thanh Niên, chiều dài cây cầu chỉ khoảng 20 m, bắc qua kênh Lai Sàng Họng. Hiện trạng công trường thi công cầu mới ngổn ngang, bê tông sắt thép han rỉ. Người dân khi tham gia giao thông phải sử dụng một đường tránh nhỏ, lởm chởm đá nhọn ở cạnh cầu.
Ông Đỗ Văn Hiền, Phó bí thư chi bộ tổ dân phố Điện Biên than thở: “Từ khi cầu Gù thi công, cuộc sống người dân gặp rất nhiều bất cập”. Theo ông Hiền, giao thông hiện nay vô cùng bất tiện, tai nạn xảy ra liên tục. Trong vòng 2 năm qua, có 4 vụ người đi đường lao thẳng xuống kênh, may chưa ai thiệt mạng. Việc ngã xe, đâm vào rào chắn là chuyện xảy ra như cơm bữa”.
Video đang HOT
“Việc xây dựng cầu Gù đã làm cho kênh Lai Sàng Họng bị hạn chế dòng chảy, khó khăn trong việc lưu chuyển nguồn nước. Con kênh này là đường độc đạo để dẫn nước từ biển vào và thoát nước từ trong dân cư ra. Khi cầu Gù xây, dòng nước bị hẹp lại đã ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy hải sản của 600 hộ dân thuộc 4 tổ trong P.Bàng La. Ngoài ra, con đường làng hai bênh kênh công trình của cầu sói mòm và dần dần biến mất, cây cột điện cạnh kênh cũng sắp đổ sập” ông Hiền cho biết thêm.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hoàng Xuân Minh, Chủ tịch UBND Q.Đồ Sơn cho biết: “Vướng mắc trong việc xây dựng cầu Gù là ở vốn. Chúng tôi đã rất nhiều lần xin ý kiến thành phố để có phương án sớm giải quyết dứt điểm”.
Về vấn đề này, Giám đốc Sở KHĐT TP.Hải Phòng Dương Ngọc Tuấn khi trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND thành phố cuối tháng 12 vừa qua có lý giải: dự án cầu Gù là gói thầu số 3 nằm trong dự án cải tạo, nâng cấp đường 401, được thực hiện từ năm 2011. Tổng mức đầu tư là 58,4 tỉ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách T.Ư và thành phố. Tuy nhiên, nguồn vốn T.Ư chưa bố trí kịp thời, trong khi vốn địa phương đã rót đủ.
“Sở KHĐT đã làm việc với Q.Đồ Sơn và sẽ trình UBND TP bố trí trong kế hoạch đầu tư công năm 2016 để sớm hoàn thành công trình”, ông Tuấn cho biết.
L.T
Theo Thanhnien
Người đang sống bỗng dưng bị...khai tử
Một người phụ nữ khuyết tật đang sinh sống ở Cát Bà (TP.Hải Phòng) bỗng dưng nhận được... giấy chứng tử và phát hiện bộ hồ sơ khống mang tên mình để lấy tiền trợ cấp.
Bà Nguyên phát hiện ra bỗng dưng mình bị khai tử - Ảnh: Thành Trí
Với lý do bị ốm chết, giấy chứng tử bản sao mang tên bà Phạm Thị Nguyên, 65 tuổi, được làm vào ngày 25.11.2014 tại quê nhà là xã Đại Hợp, H.Kiến Thụy. Văn bản này do bà Phạm Thị Thúy, Chủ tịch UBND xã Đại Hợp ký và đóng dấu. "Khắp làng trên xóm dưới xôn xao chuyện tôi bị "chết". Nhiều người nghe tin còn đến nhà mấy đứa em tôi hỏi thăm, "chia buồn" thì gia đình tôi mới biết chuyện, gọi điện báo cho tôi", bà Nguyên nói.
Bà Nguyên là người khuyết tật nặng, chuyển ra Cát Bà ở từ năm 1997 nên không còn liên quan đến mọi thủ tục, chính sách ở xã Đại Hợp. Khi tìm hiểu về tờ giấy chứng tử, bà bất ngờ biết mình có chế độ trợ cấp hàng tháng dành cho người khuyết tật từ năm 2006, ở xã này. Hồ sơ xét hưởng trợ cấp xã hội của bà Nguyên có chữ ký của bà Phạm Thị Tờ, em ruột bà Nguyên. Tuy nhiên, khi xem các loại văn bản này, bà Tờ khẳng định: "Tôi chưa hề ký vào những tờ giấy này. Nhìn nét chữ là biết đã có người giả mạo tôi ký".
Với hồ sơ này, từ năm 2013 cho đến khi "chết", số tiền chi trả hàng tháng cho bà Nguyên là 360.000 đồng. Theo bà Nguyên, đã có người lập khống hồ sơ để "ăn" tiền trợ cấp và lập giấy chứng tử là cách để "chốt hạ" sai phạm này. Trong đơn gửi đến các cơ quan chức năng, bà Nguyên cho biết, ông Phạm Bình Thủy, nguyên Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã Đại Hợp đã từng đến gặp bà nói rằng sẽ làm bảo hiểm hỗ trợ cho bà nhưng sau đó không thấy gì.
Lập khống giấy chứng tử
Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Phạm Thị Thúy, Chủ tịch UBND xã Đại Hợp thừa nhận đã ký vào giấy chứng tử này. "Tôi đã không xác minh kỹ lưỡng mà tin tưởng vào cấp dưới đưa lên là ký", bà Thúy nói. Trong khi đó, ông Hoàng Văn Đông, cán bộ tư pháp xã Đại Hợp khẳng định nét chữ trên tờ giấy chứng tử không phải là của mình. Ông Đông nói: "Đã có người tự ý lập khống giấy chứng tử này vì kiểm tra sổ lưu trữ giấy chứng tử của xã Đại Hợp thì không có thông tin nào về bà Nguyên. Hơn nữa, giấy chứng tử bản sao có thể lên mạng lấy xuống rồi điền thông tin rất dễ dàng".
Khi tìm hiểu về việc ai đã nhận tiền trợ cấp hàng tháng của bà Nguyên, chúng tôi được Bà Hoàng Thị Tuyết, cán bộ chính sách xã hội xã Đại Hợp cho biết, chính ông Phạm Bình Thủy là người đã thụ hưởng và viết giấy chứng tử để hoàn tất thủ tục cắt trợ cấp xã hội cho bà Nguyên. "Ông Thủy nói bà Nguyên là bác ruột, bị ốm không đi lại được nên nhờ ông ấy nhận tiền trợ cấp giúp. Ông ấy là cấp trên nên tôi cũng không nghi ngờ gì cả", bà Tuyết trần tình. Khi PV hỏi ông Thủy về vụ việc này thì ông Thủy nói "không nhớ gì cả" và từ chối trả lời.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Bùi Đức Thảo, Chủ tịch UBND H.Kiến Thụy cho biết, đây là việc kéo dài trong nhiều năm nên đã lập đoàn thanh tra xuống cơ sở để làm rõ và sẽ có báo cáo cụ thể. "Sau vụ việc này, UBND huyện sẽ chỉ đạo rà soát các trường hợp hưởng chế độ trợ cấp xã hội trên địa bàn toàn huyện chứ không riêng gì xã Đại Hợp. Nếu xảy ra những trường hợp sai phạm tương tự, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm", ông Thảo nói.
Thành Trí
Theo Thanhnien
Hải Phòng: Sửa nhà đón Tết, 2 người bị điện giật chết Thuê người sửa nhà đón Tết, do bất cẩn thợ sửa bị điện giật chết. Thấy vậy, chủ nhà lên cứu cũng bị điện giật chết. Con gái chủ nhà cứu bố cũng phải viện cấp cứu. Theo tin tức mới nhận, sự việc xảy ra lúc 11h30 trưa nay (3/1/2016) tại nhà anh Nguyễn Khắc Vượng (SN 1971), trú tại thôn Tiền...