Khốn khổ vì bệnh trùng roi “vùng kín”
Một lần tắm ao…
Hè 2009 được “đánh dấu” bằng một kỷ niệm “đau thương” của tớ, bắt đầu từ chuyện bố mẹ tớ phải đi công tác vắng nhà 2 tuần. Để “con gái rượu” ở nhà một mình không yên tâm, bố mẹ tớ “thuyên chuyển” luôn tớ về quê ngoại. Chỉ cách nhà tớ khoảng 60km thôi, nhưng đây là lần đầu tiên tớ được về quê lâu như thế, vì bố mẹ tớ bận rộn mừ nên lần nào cũng chỉ về được 2,3 ngày là đi thui, lâu nhất cũng được có 5 ngày, vì thế tuy nhớ bố mẹ nhưng tớ cũng rất hào hứng xách ba lô “thẳng tiến”.
Không nằm ngoài “tiên đoán” của tớ, tất cả mọi người ở quê đều rất vui mừng và nhiệt tình đón tiếp. Mấy đứa con em chú (kém tớ có 1 tuổi ) thật may đều “hợp cạ” với tớ. Thế là khi tớ thành “ưu tiên số 1″ của cả nhà – không phải động tay động chân vào việc gì và thoải mái đi chơi – thì lũ em cũng “hưởng sái” – được “giảm thiểu” việc nhà để “tháp tùng” tớ đi chơi cho… vui vẻ.
Mấy ngày đầu tớ và chúng nó chỉ loanh quanh trong nhà, hết nhà chú này đến nhà cô kia, rồi đi ra chợ quê một tí lại về. Mấy ngày sau khi đã quen rồi, chúng nó bắt đầu lôi tớ ra đồng nghịch đủ trò, nào là thi bắt chuồn chuồn, nào ăn trộm ngô, nướng khoai,… trong đó có 2 việc “kinh dị” nhất mà tớ chưa từng “nếm mùi” là cưỡi trâu và tắm ao. Cưỡi trâu thì không sao, vì thằng em đã cẩn thận… cưỡi cùng với tớ. Nhưng đến “khoản” tắm ao thì… bi kịch bắt đầu.
Sau một buổi “dầm dề” dưới ao (cùng 1 thân cây chuối làm phao) và hò hét khản giọng với lũ em, “vùng kín” của tớ tự nhiên hơi ngưa ngứa. Chỉ hơi hơi thui nên tớ cũng không để ý lắm, với lại tớ nghĩ lũ em tắm suốt ngày ở đấy mà có làm sao đâu, mình có mỗi 1 buổi thì không thể bị viêm nhiễm gì được. Ai dè, “cấp độ” ngứa ngày càng tăng cao, cộng thêm khí hư ở “cô bé” chảy ra rất nhiều.
Chưa đầy một tuần sau cái ngày tắm ao, “vùng kín” của tớ bắt đầu có mùi và sưng đỏ. Tớ sợ quá nhưng không dám nói với ai, lại sắp đến ngày bố mẹ tớ về nữa nên đành cắn răng chịu đựng. Mấy ngày í quả thật là… dài lê thê, “cô bé” thì ngứa ngáy khó chịu và trong đầu tớ thì hàng trăm ý nghĩ lo lắng (mà vào lúc ấy tớ lại nhớ ra lắm thứ biến chứng của viêm nhiễm “vùng kín” thế cơ chứ). Đợi mãi… đợi mãi… cuối cùng cũng đến ngày mẹ tớ về.
Kỷ niệm nhớ đời!
Từ biệt mọi người xong, vừa lên xe với mẹ tớ đã lập tức “tường thuật” bệnh trạng (dĩ nhiên cái chuyện tắm ao do ham vui kia tớ đã phải cố “nói giảm nói tránh” đi nhiều). Nhìn vẻ mặt “đau khổ” và thái độ “lo sốt vó” của tớ, mẹ tớ “thương tình” không “thuyết giảng” cho 1 bài như mọi khi mà chỉ nói “con cứ bình tĩnh, bây giờ về nhà rồi mẹ sẽ đưa con đi khám luôn”.
Khi đến bệnh viện, cả 2 mẹ con tớ đều “xác định tinh thần” là tớ bị viêm nhiễm âm đạo thông thường thui, thế nên khi bác sĩ kết luận: “cháu bị nhiễm trùng roi trong bộ phận sinh dục” thì cả 2 mẹ con… suýt ngã ngửa (chưa biết là gì nhưng nghe cái tên đã thấy “kinh dị” rùi). Mẹ tớ vội vàng hỏi bác sĩ:
- “Chị ơi, cháu nhà em chưa quan hệ tình dục bao giờ, nó chỉ đi tắm ao xong về bị ngứa nên em nghĩ chỉ là viêm nhiễm bình thường thôi, sao lại là trùng roi được hả chị?”
Bác sĩ lắc đầu: “Chị hiểu sai rồi, bệnh trùng mảng uốn roi đuôi này mặc dù lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục là chủ yếu, tuy nhiên đó không phải là con đường duy nhất. Việc vệ sinh cá nhân cũng là một nguyên nhân nữa gây bệnh. Việc tắm rửa ở hồ ao hoặc sử dụng nguồn nước, đồ dùng, quần áo… bị nhiễm bẩn đều có thể dẫn đến trùng roi xâm nhập vào đường sinh dục và gây bệnh”. Nhìn vẻ mặt “thất sắc” của tớ, bác ấy nói thêm: “Trùng roi chỉ có 1 vật chủ là người và phụ nữ là đối tượng dễ bị mắc bệnh do các điều kiện xã hội và sinh hoạt có liên quan. Rất nhiều người cũng bị như cháu, do đó không có gì cần phải lo lắng cả, nhất là khi cháu đã đến khám kịp thời như thế này”.
Video đang HOT
- Nghe thấy bác ấy nói đến 2 chữ “kịp thời”, tớ như trút được gánh nặng: “Cháu bị ngứa đã một tuần rồi, “vùng kín” cũng có mùi nữa nên cháu rất lo, cháu chỉ sợ không đi khám kịp sẽ bị biến chứng”
“Biểu hiện ngứa ngáy của cháu chỉ là giai đoạn đầu của bệnh. Càng để lâu, khí hư sẽ càng chảy ra nhiều hơn, có dịch mủ vàng hoặc xanh, âm đạo sẽ không chỉ có mùi nữa mà sẽ đau như kim châm, sưng đỏ, viêm tấy, nhiều nơi có vết loét. Sau đó, bệnh chuyển sang thể bán cấp và mãn tính, thường không có viêm tấy và thành thể trường diễn kéo dài. Nhiều người âm hộ bị đỏ, rát, nhất là khi có kinh nguyệt, niêm mạc âm đạo có hiện tượng sung huyết, tụ huyết, có những nốt đỏ rất nhỏ làm người bệnh ngứa ngáy, rấm rứt khó chịu”.
- Mẹ tớ lo lắng chen ngang: “Bệnh này biến chứng có nặng không hả bác sĩ? Cháu nhà em bị như thế thì có nguy cơ biến chứng gì không ạ?”
- “Bệnh trùng roi âm đạo do Trichomonas vaginalis nếu không chữa trị kịp thời thì tình trạng viêm âm đạo lâu ngày có thể gây nên các biến chứng như viêm đường tiết niệu, viêm buồng trứng, vòi trứng làm cho người bệnh đau đớn, có hiện tượng rong kinh, cổ tử cung cũng có thể bị viêm loét, niêm mạc sưng đỏ. Bệnh này nguy hiểm ở chỗ cũng có thể gây vô sinh, khi trùng roi tiết ra chất nhày tạo thành nút bao bọc và bịt kín cổ tử cung, ngăn cản không cho tinh trùng xâm nhập vào để thụ tinh nên không thể thụ thai được. Còn trường hợp của cháu thì tôi đã nói rồi, đi khám như vậy là kịp thời, chỉ cần về uống và bôi thuốc là khỏi thôi, chị đừng lo”.
Nghe thấy vậy, mẹ tớ (và tớ) thở phào: “May quá! Chị nói vậy là em yên tâm rồi. Bên cạnh việc uống và bôi thuốc thì cháu nó có cần kiêng cữ gì không ạ?”
Bác sĩ cười: “Chỉ cần điều trị theo đúng hướng dẫn, giữ vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, “kiêng” không tắm ao hồ nữa là được rồi”.
Dĩ nhiên là chẳng cần bác ấy dặn thì tớ cũng chẳng dám “mò” xuống ao hồ lần nào nữa. Tuy chẳng nhìn thấy “dung nhan” con vi khuẩn trùng roi đâu nhưng tớ cứ có cảm tưởng nó “bơi bơi” trong “vùng kín” của tớ, thật khủng khiếp! Việc chữa trị không tốn nhiều thời gian như tớ nghĩ nhưng đã cho tớ một bài học nhớ đời trong việc chăm sóc “cô bé” đấy!
Triệu chứng và cách phòng bệnh STDs (P.2)
Một số bệnh STDs phổ biến:
1. Nhiễm nấm Chlamydia
- phụ nữ và nam giới mắc bệnh này mà không thấy có triệu chứng gì xuất hiện
- Chảy mủ ở cơ quan sinh dục
- Đi tiểu liên tục
- Ở phụ nữ có thể thấy kèm theo đau bụng dưới, đau lưng hoặc đau khi XXX.
2. Bệnh lậu
- Chảy mủ ở cơ quan sinh dục
- Có cảm giác muốn đi tiểu
- Đau vùng xương chậu
- Thường là không có triệu chứng rõ ràng ở nữ giới
3. Bệnh giang mai
- Xuất hiện những vết lở loét không đau ở vùng âm đạo (sao 10 ngày đến 3 tháng mắc bệnh)
- Nổi mụ sau 3 - 6 tuần thấy có vết thương
4. HIV/AIDS
- Với căn bệnh này, bệnh nhân không thấy có dấu hiệu gì xuất hiện cho tới khi thấy các triệu chứng của AIDS. Thời gian này kéo dài trong nhiều năm.
5. Bệnh mụn giộp cơ quan sinh dục
- Ngứa, nóng rát hoặc đau vùng sinh dục
- Phồng rộp hoặc lở loét (những vết loét có thể lành nhưng có khả năng bị lại sau này).
Nếu XX hay XY nào thấy mình có bất kì dấu hiệu nào nói trên thì phải tới bác sĩ tin cậy để thăm khám kịp thời, tránh để muộn sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Phòng tránh các bệnh STDs như nào?
1. Tớ phải làm sao để không nhiễm STDs?
Cách tốt nhất và tránh nhiễm bệnh STDs hiệu quả 100% là không XXX với bất kì hình thức nào. Biện pháp an toàn thứ nhì có thể áp dụng là XXX chỉ với một người đã kiểm tra và không mắc bệnh STDs nào. Với những teen lựa chọn XXX với nhiều hơn một người thì nên thường xuyên sử dụng condom. Mặc dù được coi là vệ sĩ phòng bệnh HIV/AIDS và các bệnh STDs nhưng không phải là biện pháp tối ưu cho tất cả bệnh STDs.
2. Nếu mình đang dùng biện pháp tránh thai, mình có thể mắc bệnh STD không?
Câu trả lời là Rất có thể. Thuốc tránh thai chỉ có tác dụng ngừa thai, không có tác dụng với các bệnh STDs. Trong trường hợp này, các teen nên dùng thêm cả condom để giảm nguy cơ mắc STDs bao gồm cả HIV/AIDS nhé!
3. Khi nào thì mình cần đi kiểm tra?
Tất cả những teen có XXX đều nên đi kiểm tra sức khỏe bao gồm khám bệnh STDs theo định kì và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những XX hay XY có XXX với nhiều người thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh STD hay HIV/AIDS cao hơn rất nhiều những người bình thường khác.