Khốn khổ sống cùng nguồn nước ô nhiễm bên khe Xì Vàng
Hơn 3 năm nay, 130 hộ dân tộc Thái ở bản Cam, xã Cam Lâm, huyện Con Cuông (Nghệ An) phải đi xa 5km để gùi nước, hoặc đào hố ở ngay bên khe Xì Vàng ô nhiễm để lấy nước thẩm thấu.
Nguồn nước ô nhiễm
Từ cầu treo xã Châu Khê nhìn sang địa bàn xã Cam Lâm, nơi khe Xì Vàng đổ ra sông Lam, người đi đường dễ dàng nhận thấy một dòng nước đặc quánh màu bùn đất. Đến khu vực bản Cam (cách trung tâm xã gần 10km) mới thấy được nỗi vất vả, cực nhọc của người dân nơi đây, khi nguồn nước khe Xì Vàng bị ô nhiễm nặng do việc khai thác vàng sa khoáng ở vùng thượng nguồn.
Người dân bản Cam phải đào hố bên khe Xì Vàng để lấy nước thẩm thấu phục vụ sinh hoạt.
Video đang HOT
Ngồi trầm ngâm bên bờ suối, ông Vi Văn Kim (70 tuổi) không giấu được bức xúc: “Từ hàng chục năm nay, nước khe Xì Vàng luôn trong xanh, kể cả mùa mưa lũ. Vậy mà 3 năm lại đây, việc khai thác vàng ở địa bàn xã Bình Chuẩn đã khiến nguồn nước đặc quánh, dân bản phải đi tìm những mạch nước nhỏ để lấy nước về dùng. Nước mạch không đủ, phải đào hố bên suối Xì Vàng để lấy nước thẩm thấu”.
Gần đó, anh Vi Đình Quân đang lấy nước từ một cái hố nhỏ. Vừa lấy nước, anh Quân vừa nói chuyện với khách: “Đi vào rừng lấy nước mạch thì xa, không có nhiều thời gian, mọi người lại tranh giành nên phải ra đây đào hố lấy nước thẩm thấu. Nghe nói, nguồn nước thải từ các bãi khai thác vàng sa khoáng ô nhiễm lắm. Nước đục đã đành, lại có các chất dầu mỡ, hoá chất dùng để xử lý vàng nên rất độc hại. Biết vậy nhưng thật sự không có cách nào khác”.
Người lở loét, trâu bò chết…
Thiếu nguồn nước sạch sinh hoạt, người dân bản Cam đang phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh. Chúng tôi tìm đến nhà ông Quang Văn Lịch – Bí thư Chi bộ bản Cam. Mời chúng tôi bát nước chè xanh nổi đầy váng và dưới đáy chứa đầy cặn, ông Lịch phân trần: “Từ ngày phải đào hố bên suối lấy nước thẩm thấu, bát nước chè xanh nhạt hơn, lại chứa đầy váng và cặn như thế này”.
“Từ năm ngoái đến nay có khoảng 3- 4 trường hợp trâu khát, uống nước khe Xì Vàng rồi lăn đùng ra chết”.
Ông Quang Văn Lịch
Ông còn cho biết thêm, từ ngày nước khe Xì Vàng chuyển sang màu đục, số lượng người mắc mệnh ngoài da ở đây tăng vọt. Hễ có việc phải lội xuống nước là vài ngày sau nổi mẩn ngứa và lở loét. Một số công nhân đang thi công đập thủy lợi trong địa bàn bản Cam cũng khẳng định việc bị mẩn ngứa, lở loét khi phải tiếp xúc với nguồn nước khe Xì Vàng là hoàn toàn chính xác. Ông Quàng Văn Lịch cho biết, từ năm ngoái đến nay có khoảng 3-4 trường hợp trâu khát, uống nước khe Xì Vàng rồi lăn đùng ra chết.
Đem vấn đề này trao đổi với anh Kha Văn Sơn – Phó Chủ tịch UBND xã Cam Lâm, anh cho biết: Việc ô nhiễm nguồn nước khe Xì Vàng ảnh hưởng đến đời sống người dân bản Cống, bản Cai, đặc biệt là bản Cam đã từ 3 năm nay. Nguyên nhân là do khai thác vàng sa khoáng ở địa bàn xã Bình Chuẩn. Xã đã có văn bản đề xuất lên cấp trên và tại các cuộc tiếp xúc cử tri, các cuộc họp hội đồng đều đã được đem ra bàn bạc nhưng vẫn chưa có cách giải quyết. Rất mong huyện sớm giải quyết triệt để, để trả lại dòng nước trong xanh cho khe Xì Vàng.
Theo Dân Việt
Nữ sinh bị rạch mặt được xin lỗi và bồi thường 500.000đồng
Sáng 25/2, ông Trần Đình Hoàng là bố ruột của em Trần Nữ Diễm Trinh (lớp 12B1, trường THPT Trần Bình Trọng, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) cho biết, gia đình của Nguyễn Thị Yến Nhi và Nguyễn Thị Thu Huyền, hai nữ sinh rạch mặt em Trinh, đã đến xin lỗi và bồi thường 500.000 đồng tiền thuốc.
Sự việc xảy ra vào ngày 18/2, sau khi học hết tiết học thứ 4 trong giờ giải lao, thấy các bạn trong lớp chơi đánh bài nên Trinh lấy ví tiền và điện thoại di động của bạn giấu trong cặp sách của hai bạn nam để đùa cho vui.
Cho rằng Trinh có ý định lấy cắp nên giữa hai nữ sinh xảy ra cãi vã. Đến 19h cùng ngày, Trinh chủ động đến để xin lỗi. Khi vừa đến chợ Cam Đức, huyện Cam Lâm bị Nhi và Huyền chặn đánh. Nhi đã dùng dao lam lao vào rạch mặt Trinh khiến nạn nhân phải vào bệnh viện cấp cứu. Theo kết luận của bệnh viện, Trinh đã bị đa chấn thương vùng mặt, đầu, cổ.
Gương mặt nhiều thương tích của Trinh
Trinh cho biết, trong đêm xảy ra vụ việc Nhi và Huyền đã đem theo 1 con dao Thái Lan và 2 dao lam. Hiện Công an thị trấn Cam Đức đang tiếp tục thụ lý hồ sơ để điều tra làm rõ.Về phía nhà trường, ông Phạm Ngọc Thắng, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ rất bất ngờ trong vụ việc này, đang yêu cầu các cơ quan tiến hành điều tra làm rõ.
Theo Bee.net.vn
Nữ sinh bị rạch mặt được giám định thương tật Nhà chức trách cho biết, tùy theo kết quả giám định sẽ quyết định khởi tố hình sự hay xử lý hành chính đối với những nữ sinh rạch mặt bạn. Ngày 23/2, công an thị trấn Cam Đức (Cam Lâm, Khánh Hòa) cho biết, người trực tiếp dùng dao lam rạch mặt nữ sinh Trần Nữ Diễm Trinh (18 tuổi, học sinh...