Khốn khổ mua thực phẩm qua mạng mùa giãn cách
Hủy đơn hàng liên tục, hàng giao thiếu, tiền bị giữ… là những nỗi niềm của người dân TP.HCM trong những ngày giãn cách theo Chỉ thị 16.
Đơn hàng hủy liên tục
Ngày 17.7, hàng loạt khách hàng tại Q.7 (TP.HCM) đã nhận được điện thoải hủy đơn hàng từ siêu thị Go! (BigC) Nguyễn Thị Thập do siêu thị đang tạm ngừng hoạt động để phun khử khuẩn, xét nghiệm cho nhân viên. Chị Thanh Hà khá bất ngờ khi cho biết đơn hàng của mình đặt qua online từ ngày 10.7 và đã chờ đúng 1 tuần, cũng bị hủy. “Giờ đi mua thực phẩm ở đâu mọi người ơi? Chỗ nào cũng tạm hết, rau xanh không có”, chị Thanh Hà nhắn hỏi mọi người trong group cùng khu phố.
Đơn hàng online bị hết hoặc hủy liên tục. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Tình trạng hủy đơn hàng online không chỉ ở cục bộ tại một quận mà diễn ra nhiều ngày qua, ở nhiều siêu thị khác nhau. Chị Trân (Q.Gò Vấp), kể: ngày 17.7, chị lên mạng để đặt mua thêm hàng hóa thiết yếu của rất nhiều nơi nhưng không được. Mở app của Lotte Mart thì được thông báo ngày 22.7 mới được đặt hàng, lên trang online của Bách hóa Xanh thì không có rau, trứng gì để mua và VinMart thì cũng báo hãy đặt hàng vào hôm sau – mà theo chị là “ngày nào cũng thấy hiện câu này”. Mua online của Saigon Co.op thành công, mừng quá nhưng 4 ngày chưa thấy liên lạc.
Không chỉ đơn hàng thực phẩm tươi sống bị hủy mà theo Hạnh (Q.Tân Phú), ngay cả chị đặt mua một số đồ khô trên trang online của Bách hóa Xanh, thanh toán trước thì đến sát ngày giao hàng cũng nhận được thông báo hủy đơn vì nhà trong khu vực cách ly. Nhưng thực tế theo chị Hạnh thì “nhà có bị cách gì đâu. Sau đó gọi tổng đài Bách hóa Xanh cả chục lần luôn báo bận, cạch luôn việc mua hàng online”.
Còn việc bị hủy đơn hàng online của các siêu thị từ những ngày qua cũng đã trở thành “chuyện thường ngày” của chị Thanh (Q.Gò Vấp). Cụ thể, ngày 12.7, chị đặt hàng qua app của một siêu thị lớn với giá trị là 831.000 đồng, dù đã đặt thành công thì ngay sau đó thông báo hết hàng. Đến ngày 14.7, chị tiếp tục đặt hàng hơn 2 triệu đồng và sau đó cũng được báo hết hàng. Cuối ngày 14.7 chị đặt mua lại thì vẫn gặp tình trạng tương tự. Chị Thanh ráng thực hiện mua online 2 lần trong ngày 15.7 thì cũng tiếp tục nhận thông báo hết hàng nên từ đó đến nay chị đành phải đi xếp hàng mua thực phẩm trực tiếp ở các cửa hàng. “Hết mơ mộng đặt mua online mùa này rồi, đành phải đi xếp hàng thôi”, chị Thanh rút ra kết luận cho mình và chia sẻ với mấy người bạn.
Video đang HOT
Tương tự, chị Hồng (Q.8) cũng than: Mình rất “ngoan”, nghe lời khuyên trên truyền thông, bảo là không thiếu hàng, người dân không nên hoang mang lo lắng… 9 ngày mình không ra khỏi nhà. Mình không xếp hàng để cố vào siêu thị, mình nghĩ chỉ nên ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Nên cứ cố chờ. Đặt hàng siêu thị online tối 14, hẹn 18 giao, biết siêu thị quá tải nên cũng nhịn – chờ, đến 17 thì họ hủy đơn hàng. Vậy là không thể ở yên trong nhà rồi. Nếu hàng đống các “bà mẹ” như mình đều lấy lý do chính đáng “mua thực phẩm” để đi xa cách nhà một vài km, thì sẽ ra sao nhỉ…?
Tiền thanh toán trước bị giam 2 tuần
Đơn hàng online tại các siêu thị do được thông báo quá tải, bị hủy đang diễn ra liên tục mà đáng chú ý với nhiều người tiêu dùng, vì để phòng chống dịch bệnh nên họ muốn mua online và thanh toán luôn qua thẻ, chuyển khoản. Nhưng khi đơn hàng được thông báo hủy thì chưa biết khi nào tiền đó sẽ được nhận lại. Cụ thể, chị Trân (Q.Gò Vấp) cho hay mình có đặt 1 đơn hàng mua của VinMart và thanh toán bằng thẻ Visa. Sau khi được giao hàng chị kiểm tra thấy thiếu và gọi lên tổng đài thì được báo sẽ trả tiền lại sau 5 ngày. “Món hàng bị thiếu chỉ khoảng 100.000 đồng mà mình thanh toán bằng Visa, rồi không biết siêu thị sẽ trả lại như thế nào? Khi nào trả vì đến nay cũng chưa nghe thông báo lại. Thành phố kêu gọi người dân hạn chế ra đường nhưng giờ mua hàng online quá khổ, lại không có thì làm sao”, chị Trân nói.
Mua online đã thanh toán trước không không có hàng, tiền được hẹn sau 14 ngày mới trả lại. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Đáng kể dù đã cẩn thận khi đặt hàng qua nhiều siêu thị khác nhau nhưng thực phẩm vẫn không có và tiền cũng đã bị trừ hoàn toàn. Đó là câu chuyện của chị Hoàng Oanh (Q.7) khi trao đổi với người viết. Chị Hoàng Oanh cho biết mình đặt online siêu thị Go! Nguyễn Thị Thập từ ngày 6.7 với đơn hàng trị giá hơn 400.000 đồng và đã thanh toán trước. 10 ngày sau đó, đến tận ngày 16.7 vẫn thấy không xác nhận đơn hàng nên chị gọi điện thoại lên siêu thị và được báo quá tải. Vì chờ quá lâu nên chị đề nghị hủy đơn hàng và siêu thị đồng ý nhưng thông báo chỉ hoàn trả lại tiền sau 14 ngày.
“Từ khi thấy tình hình thực phẩm ở TP.HCM căng thẳng nên em cẩn thận chia ra mua hàng online nhiều nơi. Ngay cả đã đặt siêu thị Go!, em cũng đặt thêm một đơn hàng tại siêu thị An Lạc với trị giá gần 500.000 đồng vào ngày 9.7, chờ mãi đến ngày 14.7 vẫn không thấy giao nên em gọi điện thoại hủy. Nhưng tình trạng cũng như thông báo trên là tiền phải chờ đến 14 ngày sau mới được hoàn trả. Ủa vậy người tiêu dùng đang bị chiếm dụng vốn thì sao? Lỡ như nhà chỉ còn có 1-2 triệu đồng mà đã trả tiền lại không có hàng thì lấy gì mua rau, cá sống qua ngày? Nhân viên siêu thị nói đây là quy định chung từ trước đến nay, nhưng trong mùa dịch ai mà chờ hàng online chắc chết đói, quá sợ”, chị Hoàng Oanh bức xúc nói.
Và do mua hàng online không được, nhà hết đồ ăn nên nhiều người cứ phải rồng rắn xếp hàng vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm dù vẫn biết không nên đến nơi đông người đề phòng lây nhiễm Covid-19…
Người dân Bà Rịa - Vũng Tàu ùn ùn đi mua thực phẩm chờ... Chỉ thị 16
Vừa hay tin tỉnh sẽ thực hiện giãn cách vào những ngày tới, từ chiều người dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã ùn ùn kéo đến các siêu thị, cửa hàng mua lương thực, thực phẩm... chờ Chỉ thị 16.
Người dân đến cửa hàng tạp hóa ở TT.Ngãi Giao mua hàng trước ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. ẢNH: NGUYỄN LONG
Chiều 17.7, Bí thứ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh đã kết luận về việc áp dụng Chỉ thị 16 trên địa bàn tỉnh này. Theo đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ thực hiện giãn cách xã hội 14 ngày kể từ 0 giờ ngày 19.7.
Người dân đến cửa hàng Bách Hóa Xanh ở TT.Ngãi Giao mua hàng. ẢNH: NGUYỄN LONG
Mặc dù chưa đến ngày giãn cách, nhưng từ chiều 17.7, người dân tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kéo đến những cửa hàng tự chọn, siêu thị để mua lương thực, thực phẩm.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên , tại cửa hàng Bách Hóa Xanh ở TT.Ngãi Giao (H.Châu Đức) và các cửa hàng tự chọn người dân đến đông nghịt, chen nhau mua rau, củ và các thực phẩm khác.
UBND TT.Ngãi Giao phải cử lực lượng đến tuyên truyền, yêu cầu người dân không thu gom mua lương thực, thực phẩm để dự trữ.
Chính quyền địa phương yêu cầu người dân không mua, thu gom hàng hóa. ẢNH: NGUYỄN LONG
Cùng thời điểm này, tại các cửa hàng Bách Hóa Xanh ở TP.Bà Rịa, TX.Phú Mỹ, hàng trăm người dân cũng kéo đến mua hàng để trữ cho những ngày thực hiện giãn cách.
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính từ ngày 28.6 đến nay, địa phương có 166 ca nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng và số ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh là 140.
Trước khi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, thì từ 0 giờ ngày 14.7, TP.Vũng Tàu là địa phương thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố.
Trong khi đó, ngày 17.7, UBND H.Xuyên Mộc cũng đề xuất UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho địa phương này thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 để phòng chống Covid-19 vì trên địa bàn xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm không rõ nguồn lây.
Thêm luồng xanh đường thủy chở hàng hóa đến TP.HCM Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thống nhất phương án của TP.HCM về tổ chức thêm luồng xanh đường thủy để vận chuyển thực phẩm, rau củ quả, ưu tiên sử dụng các tàu cao tốc hiện đang không hoạt động để chở hàng. Tàu cao tốc của Công ty TNHH Công nghệ xanh DP hoạt động trên sông Sài Gòn - Ảnh: SONG...