Khốn đốn vì giúp việc bỏ làm sau Tết
Buổi gặp gỡ đầu xuân của công ty không thể không dự, nhưng cô con gái 14 tháng tuổi thì không có người trông vì người giúp việc bỏ làm sau Tết, cực chẳng đành, chị đành đưa con đi theo…
Bỏ việc hàng loạt…
“Biết là đưa con theo sếp sẽ không vui, bởi sếp biết mình lại lâm vào tình cảnh không người giúp việc, những ngày làm việc đầu năm sẽ bị ảnh hưởng, nhưng biết làm sao được. Những tưởng riêng mình, nhưng đưa con đến cơ quan thì mấy gia đình cũng tình cảnh tương tự, bị osin cho leo cây sau tết”, chị Hải Minh (Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) nói.
Những gia đình có con nhỏ khốn đốn vì người giúp việc nghỉ làm sau Tết. Ảnh minh họa: H.Hải
Chị Minh kể, đây là bà osin thứ… 14 nhà chị kể từ khi chị sinh con trai đầu lòng năm 2007. Do không nhờ người quen tìm được những bà ở quê, gia đình chị chuyên thuê osin qua hai người môi giới tên là chị Sen (Vĩnh Phúc) và chị Loan (Phú Thọ).
Video đang HOT
“Biết là thuê qua môi giới, người làm sẽ không ổn định, những người làm được thì chỉ chừng 5 – 6 tháng lại bị chủ môi giới rút về để dẫn cho nhà khác, mà chị vẫn phải nhờ họ. Bác giúp việc lần này tìm được trước Tết âm lịch một tháng rưỡi, cũng hiền lành, thật thà nhưng đã đòi về từ 24 Tết vì… giỗ bố chồng là mình đã biết bà giúp việc này về để đi làm Tết…
Thôi thì cố tạo điều kiện cho bác về làm kiếm thêm mấy ngày Tết, rồi trả đủ lương hai tháng mất 5 triệu đồng, biếu Tết và tiền xe tổng là 1 triệu nữa kèm mấy gói bánh và lời hứa ra Tết sẽ mừng tuổi bác thêm 500 ngàn. Nhận quà từ mình, bác ấy vẫn còn rưng rưng nước mắt vì xúc động, nói sau Tết nhất định sẽ xuống trông cháu tiếp, chứ ở nhà giờ ruộng cũng không làm… Vợ chồng mình chắc mẩm sự quan tâm chân thành như vậy thì bác sẽ giữ đúng lời hứa, nào ngờ từ hôm họ về quê, gọi điện thoại luôn trong tình trạng tò tí te…”
Mãi mình mới liên lạc được với người môi giới bà giúp việc thì chỉ nhận được lời hứa “yên tâm” bác sẽ xuống, chỉ là đang thu xếp việc gia đình do bố đẻ ốm… đột xuất. Hứa là vậy, mà đến hôm nay qua hai ngày vẫn chưa có hồi âm”, chị Chị Hải Minh nói.
Không chỉ chị Minh gặp tình cảnh như vậy, mà anh chị Hằng Cường ở khu đô thị Xa La cũng dở khóc dở mếu vì ra năm, đến ngày hẹn lên của bác giúp việc thì người đâu không thấy, chỉ nhận được điện thoại của con trai bác nói mẹ ốm, ở nhà dưỡng bệnh không đi chăm thằng cu được nữa. Trong khi ngày đi làm thì đã đến, đành lại nhờ bà nội lên chăm thằng bé dù cụ bị cao huyết áp, hai vợ chồng đi làm ngày đầu năm, mọi người chúc tụng nhau nhưng trong lòng thì thấp tha thấp thỏm lo cho con, cho mẹ ở nhà.
… Và cho “leo cây”
Nhưng với những người giúp việc, việc báo không lên làm được cũng là hi hữu, còn rất nhiều người cho chủ nhà “leo cây” mà không hề thông báo gì. Chỉ trừ chỗ quen biết, biết nhà biết cửa còn với nhóm giúp việc giới thiệu qua môi giới, việc cho chủ nhà “leo cây” là thường xuyên bằng cách hẹn ngày lên nhưng tắt máy điện thoại, thay số điện thoại khác, nếu có liên lạc được cũng viện cớ này nọ để không đi làm.
“Bác này chăm con mình được hơn 10 tháng rồi thì họ có tình cảm, gọi thông báo, chứ ở khu đô thị nhà mình, toàn cảnh sau Tết các mẹ ôm con xuống sân chơi than thở người giúp việc cho leo cây và không hẹn người trở lại”, chị Hằng cho biết.
Chị Hải Oanh ở khu đô thị Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) mỗi năm bị người giúp việc cho “leo cây” đều tự trách vợ chồng hay thương người. Nhà chị cũng đã có thâm niên 5 năm phải thuê giúp việc, nên chị biết khá nhiều “mánh” bỏ việc sau Tết.
Năm nào sắp đến Tết chị cũng tự “dằn lòng” phải giữ lại tháng lương của người giúp việc. Nhưng khổ nỗi, tháng lương nào bà giúp việc lĩnh tháng ấy, chẳng lẽ ngày Tết không trả đồng nào nên chỉ định bụng giữ lại một nửa mà chưa năm nào thành công. Bởi khi trả lương, cho quà Tết, tiền tàu xe và nói giữ lại tiền là người giúp việc lại “giở bài”: “Thôi thì lương làm việc của tôi thì cho tôi hưởng hết, còn thưởng Tết nhất như thế nào, tính sau. Mà chắc chắn tôi lên chăm cháu”.
“Nghe người giúp việc nói vậy, mình cũng thấy thương. Chẳng lẽ người ta đi làm, về Tết lại không có vài trăm bạc biếu Tết, rồi tiền tàu xe. Rồi lại được ông chồng luôn miệng nói lương thì trả đủ người ta. Mà họ đã không muốn lên, có giữ lại cũng không nổi. Thành ra năm nào mình cũng trả đủ và khi người giúp việc không lên lại quay ra giận chồng, chỉ vì cái tội dễ tin người.
“Bà ngoại ở quê nhờ vội người họ hàng đã 60 tuổi lên chăm cháu, mà vừa lên chiều nay đã đòi về vì “ở nhà dì, con bé khóc thế ai mà dỗ được, đưa gì cũng không nghe, chỉ nhắm tịt mắt lại khóc. Rồi đồ đạc hiện đại, không như ở quê, tôi chẳng giúp được. Mai phải đi làm chưa biết tính thế nào, chẳng lẽ vợ chồng lại luôn phiến nghỉ”, chị Minh than thở. Công cuộc tìm kiếm người giúp việc hậu Tết chắc chắn khiến không ít người stress bởi tìm hoài không được, lại phải thuê người qua môi giới, trung gian và lại điệp khúc vài tháng thay một lần, chưa kể phí tìm môi giới qua trung gian khá tốn kém, với 900 ngàn đồng một lần.
Theo Dân trí
Slovakia ban bố tình trạng khẩn cấp do hàng nghìn bác sỹ bỏ việc
Chính phủ Slovakia vừa ban bố tình trạng khẩn cấp ở 15 bệnh viện công sau khi khoảng 2.000 bác sỹ xin thôi việc do lương thấp.
Thủ tướng Slovakia Iveta Radicova.
Theo hãng tin Bloomberg, tình trạng khẩn cấp này có hiệu lực từ ngày 29/11 và cho phép chính phủ buộc các bác sỹ tiếp tục làm việc bất chấp đề nghị thôi việc từ hôm nay 1/12. Nếu không tuân thủ, các bác sỹ Slovakia có thể chịu hình phạt, thậm chí lãnh án tù. Lệnh khẩn cấp trên có hiệu lực tối đa 1 tuần đối với 6 trong tổng số 15 bệnh viện.
Hiện có khoảng 7.000 bác sỹ làm việc trong các bệnh viện của Slovakia, trong đó, hơn 2.000 người tuyên bố thôi việc nếu yêu cầu tăng lương của họ không được đáp ứng.
Chính phủ Slovakia đã đề nghị tăng lương 300 euro (400 USD)/tháng cho các bác sỹ, tuy nhiên, các công đoàn y tế đòi hỏi phải tăng 700 euro (934 USD).
Thủ tướng Slovakia Iveta Radicova nói, bà thừa nhận mức lương hiện tại cho bác sỹ là chưa đủ, nhưng chính phủ đủ khả năng nâng lương theo đề nghị của họ bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Slovakia Ivan Uhliarik đã đề nghị các nước láng giềng cử nhân viên y tế của họ tới hỗ trợ, để đối phó với tình trạng thiếu hụt bác sỹ.
Slovakia gia nhập Liên minh châu Âu năm 2004 và gia nhập khu vực đồng euro (eurozone) năm 2009.
Theo Bưu Điện VN
Ngôi trường nơi cả thầy, trò cùng bị hành Đó là thực trạng hiện nay tại Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Rất nhiều cán bộ, giảng viên lần lượt bỏ việc khiến sinh viên khổ lây. Nhiều cán bộ, giảng viên Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn cho biết hằng tháng, họ phải è cổ chịu phạt tiền, trong đó có...