Khởi tố vụ kích động, đập phá nhà máy ở Bình Dương
Bộ Công an đã chỉ đạo công an địa phương các tỉnh phía Nam ra quyết định khởi tố vụ gây kích động, đập phá tài sản các nhà máy ở tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM.
Khởi tố để điều tra
Liên quan đến vụ gây rối trật tự công cộng ở tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an địa phương khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng đã có hành vi vi phạm pháp luật, đập phá, hủy hoại tài sản của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
Hàng trăm đối tượng bị bắt vì tội gây kích động, đập phá nhà máy ở Bình Dương
Theo điều tra bước đầu, ngày 13/5/2014, hàng nghìn công nhân thuộc một số công ty có vốn đầu tư của đối tác người Trung Quốc đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM đã tổ chức tự phát tuần hành, phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Lợi dụng tình hình này, một số đối tượng đã có những hành vi quá khích như đập phá, hủy hoại tài sản của một số tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, gây mất an ninh, trật tự tại địa phương và đã lan sang một số địa bàn khác.
Trước tình hình trên, lãnh đạo Bộ Công an đã kịp thời chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương, đặc biệt là công an các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM… tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, tuyên truyền công nhân, người dân biểu thị lòng yêu nước với thái độ đúng mực, kiềm chế không vi phạm pháp luật.
Bộ Công an còn yêu cầu các địa phương tăng cường lực lượng, triển khai các biện pháp cần thiết cũng như tạm giữ một số đối tượng vi phạm pháp luật, ngăn chặn không để tái diễn những hành vi quá khích, đập phá tài sản của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, không để số đối tượng xấu lợi dụng kích động, gây phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn.
Qua triển khai các biện pháp giải quyết, người biểu tình đã trở về nơi cư trú, tình hình an ninh, trật tự đã cơ bản ổn định.
Một số đối tượng kích động đã lợi dụng để trộm cắp tài sản một số công ty trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM
Bộ Công an cũng kịp thời chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương nắm tình hình, tham mưu chính quyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhân dân chấp hành đúng pháp luật.
Video đang HOT
Ngoài ta, phải tăng cường lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, không để xảy ra các hành vi gây rối trật tự công cộng, đập phá, hủy hoại tài sản, đảm bảo an toàn cho người và tài sản của doanh nghiệp trong và ngoài nước ở Việt Nam.
Tình hình đã ổn định trở lại
Theo thông tin mới nhất từ Công an tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM, đến thời điểm này cơ quan công an đã bắt tạm giữ hơn 500 đối tượng có hành vi kích động, đập phá, đốt cháy nhiều nhà xưởng, xí nghiệp gây thiệt hại nặng về tài sản cho hàng loạt công ty trên địa bàn.
Ghi nhận của PV cho thấy, trong đêm 14 rạng sáng 15/5, nhiều tốp công nhân chân chính đã trở về nhà sau hơn một ngày tuần hành phản đối yêu cầu chính quyền Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam. Chỉ còn lại một số đối tượng quá khích điều khiến xe gắn máy chạy dọc đường phố la hét, có động thái lôi kéo nhiều người khác tham gia nhưng đã bị lực lượng công an kiểm soát.
Đến thời điểm này tình hình an ninh ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM đã ổn định trở lại
Trong chiều 14/5, nhiều tấm băng rôn với biểu ngữ “chúng ta yêu nước nhưng phải hành động trong hòa bình”, “đừng nghe theo lời kẻ xấu”, “không nên đập phá, đốt cháy nhà máy, xí nghiệp”, “các bạn phải hết sức kiềm chế”… giăng kín phía bên ngoài các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Đến tối 15/5, sau khi được phía công ty thông báo tạm ngừng làm việc, nhiều công nhân ở các tỉnh miền Tây đã mua vé xe lên đường về quê.
“Em đang chờ vài ngày nữa để nhận lương thì xảy ra chuyện. Không biết công ty khi nào trở lại hoạt động bình thường, nếu tình trạng này kéo dài chắc em chỉ còn đường về quê làm ruộng với ba mẹ thôi”, chị Nguyễn Thục Hà (quê tỉnh Tiền Giang) buồn bã nói.
Trong khi đó, theo các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương, họ không những bị thiệt hại nặng nề sau khi công ty bị những đối tượng quá khích đập phá tàn bạo, mà một số tài sản khác cũng bị lấy cắp. Ngoài ra, công ty phải ngừng hoạt động dài ngày gây tổn thất không nhỏ trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt, một số mặt hàng đã ký với đối tác nay trì hoãn chắc chắn sẽ bị phạt và hủy hợp đồng.
Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Thạch Thảo, Đoàn luật sư TP.HCM nhận định, hành động của các công nhân ở tỉnh Bình Dương và một số tỉnh thành khác ở phía Nam trong những ngày vừa qua là vô cùng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp của người Việt Nam chúng ta vốn yêu chuộng hòa bình.
Hành động đó đã vô tình làm ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư kinh tế của các nước đến với Việt Nam vì lo sợ vấn đề an ninh. Còn các công nhân cũng đã vô tình tự tước đi công ăn việc làm đã nuôi sống bản thân mình hằng ngày và quan trọng hơn hết là tinh thần yêu nước chính đáng của họ đã và đang bị những phần tử xấu lợi dụng và kích động nhằm đạt những mục đích của họ.
Theo quy định của pháp luật hình sự, với các hành vi kích động, phá hoại, rất có thể có nhiều công nhân sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh “Gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 BLHS có khung hình phạt từ 2-7 năm tù hoặc tội “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” có khung hình phạt cao nhất 12 năm – tù chung thân nếu gây thiệt hại có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Theo Vietbao
3 kịch bản cho giàn khoan Hải Dương-981
Từng phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình và nỗ lực hết sức để bảo vệ hòa bình. Nhưng giờ đây, một lần nữa Việt Nam lại phải đối mặt với tình trạng bị "giặc đến nhà", buộc phải hành động kiên quyết theo luật pháp quốc tế
Giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.
Việc chính quyền Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam đã làm sôi sục phản ứng nơi nơi trong người dân đất Việt.
Không chỉ ở trong nước, Việt kiều sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới cũng hờn căm ngút trời trước những hành động xâm phạm và gây hấn trắng trợn của Bắc Kinh ở vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, chính giới, học giả và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới cũng đang một lòng hướng về Biển Đông với tinh thần ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của hơn 90 triệu người dân đất Việt.
Quan điểm chung của dư luận đều cho rằng hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là sự xâm lược có chủ đích, thể hiện rõ chủ nghĩa bành trướng bẩn thỉu trước toàn thế giới nhằm thâu tóm Biển Đông, từng bước hiện thực hóa chiến lược "đường 9 đoạn" về mở rộng lãnh thổ, lãnh hải của mình.
Điều không may là Việt Nam nằm ngay cạnh một nước láng giềng tráo trở và ngang ngược.
Trong bài bình luận mới nhất của hãng Xinhua đăng ngày 11/5, Trung Quốc vẫn cố tình "đổi trắng thay đen" khi cho rằng hành động hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 là phù hợp với luật pháp quốc tế và việc tàu Trung Quốc va chạm với tàu cảnh sát biển Việt Nam do lỗi từ phía các tàu Việt Nam.
Trước những hành động phi pháp, ngang ngược và sự lật lọng trong lập luận của Bắc Kinh, giới phân tích đưa ra 3 kịch bản có thể xảy ra ở Biển Đông trong thời gian tới.
Thứ nhất, dưới sự đấu tranh cương quyết nhưng hiệu quả của Việt Nam và sự ủng hộ rộng rãi của dư luận quốc tế, Trung Quốc sẽ phải rút hẳn giàn khoan Hải Dương - 981 ra khỏi khu vực hạ đặt.
Đây là phương án đúng đắn nhất và tốt nhất cho việc giải quyết hòa bình tình hình căng thẳng ở Biển Đông, song điều này sẽ rất khó diễn ra trước ngày 15/8, thời điểm Trung Quốc kết thúc hoạt động khoan thăm dò sau khi đã hạ đặt thành công giàn khoan trị giá 1 tỷ USD.
Thứ hai là Trung Quốc ngang nhiên duy trì hoạt động vĩnh viễn của giàn khoan bất chấp phản đối của Việt Nam và dư luận quốc tế. Đây là kịch bản không mong muốn đối với mọi người dân yêu chuộng hòa bình và những người đề cao sự tuân thủ luật pháp quốc tế.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu giàn khoan Hải Dương-981 không được rút khỏi vị trí hiện nay thì nó không chỉ tạo ra tình trạng căng thẳng kéo dài và gây mất lòng tin trầm trọng giữa hai nước, mà còn làm thay đổi cục diện Biển Đông theo hướng Trung Quốc sẽ "gặm" dần từng vùng biển nằm trong tầm ngắm của nước này, bất chấp luật pháp quốc tế.
Thứ ba, để tránh đẩy căng thẳng vượt khỏi tầm kiểm soát khiến Mỹ có cớ tiến hành các hoạt động can dự trực tiếp, Trung Quốc sẽ tạm thời cho rút giàn khoan nhưng chỉ một thời gian sau sẽ lại triển khai hạ đặt.
Việc hạ đặt và rút giàn khoan sẽ được Trung Quốc tiến hành nhiều lần và tại các địa điểm khác nhau nhằm tạo thành tiền lệ về hình thức hoạt động mới của các "chiến hạm di động" trên Biển Đông.
Ngoài ra, theo thời gian, chiến lược "tiến - lùi" này của Trung Quốc còn nhằm mục đích tạo cho dư luận khu vực và thế giới hình ảnh quen thuộc về các hoạt động xâm chiếm của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo giới chuyên gia, dù kịch bản nào xảy ra thì Việt Nam - với tư cách là nước bị xâm hại chủ quyền lãnh thổ - cũng sẽ phải có các đối sách tương ứng.
Việt Nam không thể ngồi yên để Trung Quốc lắp đặt cố định giàn khoan, cũng không thể manh động để Bắc Kinh có cớ lấn tới. Một phản ứng quyết liệt nhưng có chừng mực là rất cần thiết vào lúc này để không đẩy tình hình vượt quá giới hạn.
Cụ thể, Việt Nam cần tiếp tục phản đối hành động của Trung Quốc trên tất cả các kênh và cấp độ ngoại giao, kể cả ở kênh cao nhất là giữa nhà nước với nhà nước.
Lực lượng cảnh sát biển phải kiên trì bám trụ thực địa, thực hiện các hoạt động chấp pháp một cách kiềm chế, hòa bình nhưng cương quyết, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà ASEAN đã ký với Trung Quốc năm 2002 và Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông.
Việt Nam tiếp tục đưa các tiếng nói phản kháng lên các diễn đàn khu vực và quốc tế nhằm làm cho thế giới hiểu rõ về những hành động sai trái của Trung Quốc. Qua đó, khiến Bắc Kinh phải trải giá về mặt ngoại giao và "sức mạnh mềm" mà họ đã dày công xây dựng từ hàng chục năm qua.
Trong trường hợp cần thiết, Việt Nam có thể nhờ đến sự trung gian hòa giải quốc tế hoặc thậm chí đưa vụ việc lên tòa án quốc tế để tìm kiếm sự ủng hộ chính thức về mặt pháp lý (giống như Philippines đã làm) đối với các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Đức Vũ
Theo Dantri
Pháp lên tiếng về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tại cuộc họp báo ngày 14/5 ở Quai d'Orsay, trụ sở Bộ Ngoại giao Pháp, khi bình luận về những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp đã bày tỏ quan ngại trước...