Khởi tố vụ buôn lậu 5 container tại ga Yên Viên
Sau khi ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự các vụ án buôn lậu xảy ra tại ga Yên Viên, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã bàn giao hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra theo thẩm quyền.
Ngày 6/3, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết, đơn vị vừa ban hành 2 quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội buôn lậu xảy ra tại ga đường sắt quốc tế Yên Viên (Hà Nội) liên quan đến 2 doanh nghiệp với 5 container hàng hóa.
Cụ thể, quyết định khởi tố liên quan đến Công ty TNHH MTV XNK Thành Quý (địa chỉ tại Thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) với 3 container; và quyết định khởi tố liên quan đến Công ty TNHH thương mại AEOLUS HENAN (địa chỉ tại Khu đô thị Trung Hòa- Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội).
3 trong số 5 container liên quan đến 2 vụ án do Cục Điều tra chống buôn lậu vừa khởi tố. Ảnh: T.Bình.
Trước đó, ngày 2/11/2018, tại ga Yên Viên), thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Đôi Kiêm soat chông buôn lâu khu vưc miên Băc- Đội 1 (Cuc Điêu tra chông buôn lâu, Tổng cục Hải quan) ban hành lệnh khám xét đối với 5 container nghi vấn.
Video đang HOT
Việc khám xét có sự tham gia của Đội 1 và các đơn vị chức năng: Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường, Công an.
5 container được vận chuyển từ Lạng Sơn về ga Yên Viên. Tại thời điểm khám xét, nhà chức trách nghi vấn lô hàng chứa hàng điện tử đã qua sử dụng thuộc diện cấm nhập khẩu; đồng hồ giả mạo nhãn hiệu…
Đại diện Đội 1 đọc quyết định khám các container nghi vấn (ngày 2/11/2018) trước sự chứng kiến của đại diện các đơn vị chức năng. Ảnh: T.Bình.
Thời điểm đó, để hỗ trợ cho việc khám xét các lô hàng nghi vấn, Công an Hà Nội đã bố trí các lực lượng Cảnh sát cơ động đảm bảo an ninh, trật tự và canh giữ các lô hàng.
Trong các container nghi vấn, lực lượng chức năng phát hiện một lượng lớn các bộ van bếp gas được nghi vấn có xuất xứ nước ngoài và vẫn nằm trong container còn nguyên niêm phong nhưng đã được dán sẵn logo và thông tin bằng tiếng Việt Nam và tiếng Anh của một hãng bảo hiểm trong nước với mức bảo hiểm lên đến nửa tỷ đồng/vụ.
Thái Bình
Theo baohaiquan
Buôn lậu vẫn tung hoành, vì sao?
Cứ đến gần tết là tình hình buôn lậu lại nóng lên. Theo số liệu của các lực lượng chức năng thì hàng năm, lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam khoảng 1 tỷ bao, làm thất thoát ngân sách nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng Quảng Trị giữ xe khách chở hàng lậu từ biên giới vào nội địa
Cứ đến gần tết là tình hình buôn lậu lại nóng lên. Theo số liệu của các lực lượng chức năng thì hàng năm, lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam khoảng 1 tỷ bao, làm thất thoát ngân sách nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng. Số liệu điều tra của tổ chức quốc tế Oxford Economics cũng cho thấy, Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu hàng đầu trong 14 quốc gia vùng lãnh thổ châu Á. Hàng lậu có thể giết chết bao người, làm hại nền kinh tế, mặc dù chúng ta có quá nhiều tổ chức chống buôn lậu, thế nhưng 1 tỷ bao thuốc lá (con số quá khổng lồ) đã vào Việt Nam bằng cách nào, sao không cán bộ nào bị xử lý?
Mới đây, lực lượng cảnh sát biển đã phát hiện, thu giữ 700.000 lít xăng dầu không rõ nguồn gốc được vận chuyển trên biển, đang "chảy" ra ngoài. Việc xăng dầu đang chảy qua biên giới đáng ra cần phải được kiểm tra từ lâu, thế nhưng không được chỉ đạo làm rõ.
Ở hầu hết các tỉnh giáp biên giới Campuchia, việc luôn lậu xăng dầu bằng đường tiểu ngạch qua biên giới đáng báo động, nhưng không cơ quan nào tham gia xử lý. Điển hình, ở Tây Ninh - một tỉnh biên giới nghèo, kinh tế chưa phát triển mạnh, lượng nhiên liệu cần cho sản xuất và cho giao thông không lớn nhưng vì sao nhà nhà mở cây xăng, ở các tuyến đường ngoại thành của tỉnh thì chỉ vài kilômet là có một cây xăng. Ngay tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám trong trung tâm thành phố Tây Ninh, chỉ dài vài cây số, mà cũng có đến 5 - 7 cây xăng. Mật độ xe cộ không đông, vậy tại sao cây xăng mọc lên như nấm, phục vụ ai mà các cây xăng này vẫn tồn tại và phát triển?
Các câu hỏi trên khiến người dân đặt vấn đề về công tác quản lý của các cơ quan nhà nước. Năm nào cứ đến cuối năm, chính các cơ quan có trách nhiệm phòng chống buôn lậu lại kêu ca buôn lậu tăng, khó kiểm soát. Trong khi cái người dân mong chờ là các cơ quan này phải chịu trách nhiệm khi để buôn lậu xảy ra, thay vì kêu ca. Đã đến lúc Chính phủ cần giao trách nhiệm quản lý địa bàn, phân rõ trách nhiệm cho các cơ quan như sở công thương, quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế...
Nếu người dân phát hiện buôn lậu thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan đó phải chịu trách nhiệm, chứ không thể như hiện nay, quá nhiều cơ quan có quyền quản lý, xử phạt, nhưng hàng lậu vẫn... tung hoành.
CHẾ HÂN
Theo sggp
Bắt giữ hơn 1.300 vụ buôn lậu chỉ trong 1 tháng Theo Bộ tài chính, chỉ trong 1 tháng trở lại đây lức lượng Hải quan đã phát hiện và thu giữ hơn 1000 vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan. Bộ Tài chính cho biết, chỉ tính từ 16/9/2018 đến 15/10/2018), toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ 1.322 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực...