Khởi tố vụ án đường dây sản xuất ma tuý khủng ở Kon Tum, Bình Định
Ngày 14/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (C04), Bộ công An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 8 đối tượng (chủ yếu là người Trung Quốc) trong đường dây sản xuất ma tuý lớn nhất cả nước ở tỉnh Kon Tum và Bình Định.
Theo C04, nhóm đối tượng gồm: Cai Zi Li (tên gọi khác là Thái Tự Lực, SN 1963, là đối tượng cầm đầu đường dây sản xuất ma tuý, trú tại TP.Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc), Song Jian Huang (tên gọi khác là Tống Kiến Hoàng, SN 1963, trú tại TP.Triều Châu, tỉnh Quảng Đông), Lyu Yu Zhong (tên gọi khác là Lữ Dư Trọng, SN 1975, trú tại thị trấn Nam An, TP.Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc), Yang Yuan De (tên gọi khác là Dương Viễn Đức, SN 1964, trú tại khu Tam Nguyên, TP.Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc), Huang Shan Yuang (tên gọi khác là Hoàng Sơn Nguyên, SN 1990, TP Nam An, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc), Zhang Qin Shu (SN 1961, trú tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc), Cai Si Yuan (tên gọi khác là Thái Tư Viện, SN 1946, trú tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) và Sàn Khuấn Sáng (tên gọi khác là Tức Trần, SN 1976, trú tại quận Bình Tân, TP.HCM).
Khởi tố đường dây sản xuất ma tuý ở tỉnh Kon Tum, Bình Định.
Đồng thời, Công an Trung Quốc cũng khởi tố bắt tạm giam với 18 đối tượng đều là người Trung Quốc vì liên quan đến đường dây sản xuất ma tuý lớn nhất cả nước ở tỉnh Kon Tum, Bình Định và 1 số tỉnh thành khác ở Việt Nam.
Theo điều tra, qua đeo bám địa bàn, tháng 11/2018, công an phát hiện 1 nhóm đối tượng Trung Quốc có biểu hiện nghi vấn sản xuất ma túy trái phép ở TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nên đeo bám. Nhóm này thuê kho xưởng của 1 công ty để khai thác, chế biến ma túy đá.
Đến tháng 5/2019, nhóm người Trung Quốc sợ bị lộ nên đã di chuyển toàn bộ máy móc, thiết bị từ tỉnh Bình Định về kho thuê ở quận Bình Tân, TP.HCM. Sau đó, nhóm đối tượng Trung Quốc về nước.
Tháng 7/2019, nhóm này quay trở lại Việt Nam rồi tiếp tục đi kiếm kho hàng ở nhiều tỉnh thành như: TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Ninh Thuận, Khánh Hòa và Gia Lai… để thuê. Sau đó, nhóm quyết định chọn thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum làm địa điểm sản xuất ma túy. Ngày 18/7, nhóm chuyển các thiết bị, máy móc từ TP.HCM về tỉnh Kon Tum và bắt đầu vận hành sản xuất ma túy.
Sáng 6/8, hàng trăm trinh sát thuộc nhiều đơn vị công an đã tiến hành ập vào khu nhà xưởng của Công ty Xuất Nhập khẩu Đồng An Viên, ở tổ dân số 3B, Khu làng nghề, thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. Thời điểm này, bên trong có 4 đối tượng đang ngủ và 3 đối tượng (đều là người Trung Quốc) đang vận hành sản xuất ma túy đá.
Video đang HOT
Công an phong toả hiện trường, ập vào kho xưởng của Công ty Xuất Nhập khẩu Đồng An Viên, ở tổ dân số 3B, Khu làng nghề, thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum.
Công an khống chế nhóm đối tượng cùng tang vật, thu giữ khoảng 150 lít dung dịch (dạng sệt màu đen). Qua giám định, số dung dịch này có chứa ma túy đá Methamphetamine, 13 tấn hóa chất, tiền chất các loại được đựng trong nhiều thùng phuy, can nhựa, xô chậu… và khoảng 20 tấn thiết bị, máy móc, phục vụ sản xuất trái phép chất ma túy.
Công an thu khoảng 30 tấn tiền chất hoá chất, hàng trăm lít dung dịch ma túy tổng hợp cùng nhiều máy móc, dụng cụ dùng để sản xuất ma túy.
Cùng thời điểm, công an ập vào kiểm tra khám xét 2 kho hàng ở TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tại đây, công an thu giữ gần 200 thùng phuy chứa hoá chất, 400 bao hoá chất cùng nhiều tang vật có liên quan để sản xuất ma túy.
Tổng tang vật thu giữ trong 3 kho hàng khoảng 30 tấn tiền chất, hoá chất, hàng trăm lít dung dịch ma túy tổng hợp cùng nhiều máy móc, dụng cụ dùng để sản xuất ma túy. Công an đã bắt giữ hàng chục đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc ở 3 kho hàng. Trong đó, có 7 đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc, 1 đối tượng là người Việt gốc Hoa.
Liên quan vụ việc, phía Công an Trung Quốc cũng bắt giữ thêm 22 đối tượng có liên quan đến đường dây sản xuất ma túy ở Việt Nam.
Công an 2 nước đang tiếp tục điều tra mở rộng.
Theo Danviet
Coi chừng Việt Nam thành trung tâm sản xuất ma túy
Chỉ hơn 1 tháng, 3 vụ đại án liên quan đến người Trung Quốc được phát hiện. Cả 3 đều có chung phương thức hoạt động là núp bóng người Việt để qua mặt chính quyền và pháp luật.
Lực lượng công an phát hiện, thu giữ 286 thùng chứa dung dịch hóa chất để chế biến ma túy tại TP.Quy Nhơn
Chiều ngày 10.9, tại buổi họp báo thông tin kết quả Hội nghị cấp bộ trưởng về nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy xuyên quốc gia ở Hà Nội (hơn 200 đại biểu quốc tế; có cả Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Úc... tham dự hội nghị); đại tá Vũ Văn Hậu - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Ma túy (C04) đã công bố thông tin Bộ Công An vừa phá vụ án sản xuất ma túy lớn ở Tây Nguyên.
Ngày 6.8.2019, tại kho công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Đông An Viên (gọi tắt là ĐAV - thị trấn Dăk Hà, huyện Dăk Hà, Kon Tum); công an phát hiện có hàng trăm lít dung dịch và 13 tấn hóa chất tiền ma túy. Mở rộng điều tra, công an phát hiện thêm ĐAV không chỉ là tổng kho mà còn là công xưởng sản xuất ma túy với hơn 20 tấn trang thiết bị chuyên dụng, được điều hành bởi cả tiểu đội người Trung Quốc. Công ty này của người Việt, được người Trung Quốc thuê lại.
Trưa 11.9, Phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Ma túy, Công an tỉnh Bình Định xác nhận vừa phối hợp cùng Bộ Công an phát hiện 2 kho chứa hóa chất dùng để chế biến ma túy tại tổ 8, khu vực 7, phường Bùi Thị Xuân, TP.Quy Nhơn. Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng đã niêm phong một khối lượng lớn hóa chất được cất giữ trong kho gồm 286 thùng phuy, trên 300 bao bột (ước tính hơn 80 tấn) và nhiều dụng cụ khác để tinh chế ma túy.
Theo thông tin ban đầu, nhà kho này được người Trung Quốc thuê nhằm qua mặt cơ quan chức năng, nhân dân và chính quyền địa phương. Công an đã bắt giữ 6 người Trung Quốc điều hành công xưởng.
Cuối tháng 7, Việt Nam đã trục xuất hơn 400 người nhập cư trái phép và tổ chức cả "Thành phố đánh bạc quốc tế" qua mạng internet, có mức giao dịch lên tới hơn 3 tỉ nhân dân tệ (khoảng 10.000 tỉ đồng Việt Nam) tại Our City thuộc phường Hải Thành, quận Dương Kinh, TP.Hải Phòng.
Khách du lịch, cả nội địa lẫn quốc tế, khi lưu trú tại Việt Nam đều phải nộp chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu để đăng ký tạm trú. Không có nước nào quản lý chạt chẽ đến thế. Làm sao mà hàng trăm người Trung Quốc, ngang nhiên phạm pháp cả thời gian dài như vậy. Cả chính quyền, công an, khu phố, tổ dân phố không ai biết hay giả vờ không biết? Người dân biết nhưng không dám làm gì. Phản ánh thì lãnh đạo bảo "Chưa nghe báo cáo" theo quy trình.
Chỉ hơn 1 tháng, 3 vụ đại án liên quan đến người Trung Quốc được phát hiện. Cả 3 đều có chung phương thức hoạt động là núp bóng người Việt để qua mặt chính quyền và pháp luật. Thông tin chưa cho biết số người Trung Quốc trong 2 đại án ma túy vào Việt Nam theo đường nào, có giấy phép lao động thường trú, tạm trú hay là ở lụi như tại Hải Phòng? Hai đại án sản xuất ma túy Ở Bình Định và Kon Tum; nếu êm xuối, trót lọt thì sản lượng ma túy từ hai công xưởng này đủ cung cấp cho cả Asean.
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra mà chưa có câu trả lời thỏa đáng. Việc quản lý người nước ngoài ở lại Việt Nam bất hợp pháp cực kỳ lỏng lẻo. Những đại án trên có liên hệ mật thiết với vấn nạn ngáo đá, ma túy ngày càng trầm trọng; gây rất nhiều hệ lụy nhức nhối trong cuộc sống hiện nay.
Đã đến lúc phải quy trách nhiệm cá nhân, cụ thể là người đứng đầu với những vụ việc tương tự. Khi cho thuê nhà, xưởng cũng phải có hợp đồng cam kết là tuân thủ pháp luật Việt Nam. Nếu phát hiện tiếp tay, đồng phạm thì phải xử thật nặng để răn đe. Việc dẫn độ cũng cần xem lại. Chỉ dẫn độ khi thủ phạm trốn ra nước ngoài. Thông lệ quốc tế là phạm pháp ở đâu thì xử lý theo pháp luật ở đó. Sản xuất ma túy có tổ chức, tội nặng hơn cả mua bán ma túy, mà chỉ trục xuất, bàn giao cho họ tự xử thì không ổn chút nào. Tự phê bình, kiểm điểm không thể thay thế pháp luật được.
Nhân đây, đề nghị Bộ Công An tổng kiểm tra toàn bộ hoạt động của người nước ngoài bất hợp pháp tại Việt Nam. Có người nghi ngờ Trung Quốc chủ trương xuất khẩu tệ nạn. Người khác cam đoan là tỉnh nào cũng có những vụ việc tương tự, không riêng gì Hải Phòng, Kon Tum, Bình Định. Tôi ở quận 7, chung cư cao cấp mà cũng xô bồ. Khá nhiều người nước ngoài nhưng ồn ào, nhí nhố thì chỉ người Trung Quốc, áp đảo luôn số lượng với nhiều hiện tượng khả nghi.
Việt Nam không phân biệt khách đến, càng không bài người Trung Quốc nhưng có quyền cấm cửa với những vị khách xấu xí. Dù mang quốc tịch nào, đến Việt Nam làm bậy, không tôn trọng pháp luật thì phải đươc xử nghiêm theo luật Việt Nam. Biển Đông đang dậy sóng. Đất liền lại bị bão ma túy và tệ nạn hoành hành thì không thể nào chống đỡ.
Không chừng Việt Nam sẽ thay thế khu vực tam giác vàng, trở thành trung tâm sản xuất ma túy và thuốc phiện của Asean thì chí nguy.
Vi Văn Hưởng
Theo motthegioi
Vụ 13 tấn tiền chất ma túy ở Kon Tum: 'Địa phương chịu chết' Chính quyền địa phương không nắm rõ việc Công ty xuất nhập khẩu Đồng An Viên cho nhóm người Trung Quốc thuê nhà xưởng để sản xuất ma túy. Chiều 11/9, trao đổi với Zing.vn, ông Ngô Tấn Khoa, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Đắk Hà (Kon Tum), cho biết nhà xưởng mà Công ty xuất nhập khẩu Đồng An Viên...