Khởi tố thêm hai trưởng phòng CDC Hà Nội vụ nâng khống giá máy xét nghiệm COVID-19
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công An) quyết định khởi tố thêm hai trưởng phòng của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) để điều tra về sai phạm mua sắm máy xét nghiệm COVID-19.
Hai bị can vừa bị khởi tố gồm Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ CDC Hà Nội và Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng Tổ chức hành chính CDC Hà Nội, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn mua sắm CDC Hà Nội.
Hai bị can bị khởi tố để điều tra về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015. Cũng trong hôm nay (7/7), Viện KSND Tối cao đã phê chuẩn các quyết định trên.
Trụ sở Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội
Cuối tháng 4/2020, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và lệnh bắt bị can để tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng đối với các ông, bà:
Nguyễn Nhật Cảm, sinh năm 1963, Giám đốc CDC Hà Nội;
Video đang HOT
Nguyễn Vũ Hà Thanh, sinh năm 1979, Trưởng phòng Tài chính kế toán CDC Hà Nội;
Đào Thế Vinh, sinh năm 1975, Giám đốc công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST);
Nguyễn Trần Duy, sinh năm 1980, Tổng giám đốc công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành;
Nguyễn Ngọc Nhất, sinh năm 1986, nhân viên công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech;
Nguyễn Thanh Tuyền, sinh năm 1985, nhân viên công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông;
Lê Xuân Tuấn, sinh năm 1982, nhân viên Phòng Tài chính kế toán CDC Hà Nội.
Kết quả điều tra bước đầu đã làm rõ được hành vi sai phạm của ông Nguyễn Nhật Cảm cùng đồng phạm trong việc chỉ định thầu và mua máy xét nghiệm COVID-19 khi nhóm bị can có hành vi móc ngoặc, “thổi” giá thiết bị vật tư y tế.
Nhiều tỉnh chưa báo cáo việc mua máy xét nghiệm Covid-19
Tối 24/4, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu các đơn vị trực thuốc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm, phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, tại công văn số 2288/BYT-KH-TC do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký ngày 24/4 gửi các đơn vị trực thuộc Bộ (các viện, bệnh viện, trường đại học và các bệnh viện thuộc trường) và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, y tế các bộ, ngành và một số bệnh viện tư nhân đề nghị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm.
Công văn nêu rõ, trước đó, ngày 17/4, Bộ Y tế có công văn số 2151/BYT-KH-TC về việc báo cáo mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm. Theo đó, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để nắm được các thông tin về một số mặt hàng đã trúng thầu phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống đã mua từ ngày 1/1/2019 đến nay bằng tất cả các nguồn tiền của đơn vị để phục vụ công tác xét nghiệm nói chung và xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 nói riêng tại các đơn vị.
Đến nay, một số địa phương đã gửi báo cáo về Bộ Y tế, tuy nhiên còn nhiều địa phương chưa gửi báo cáo.
Ảnh minh họa.
Do đó, tại công văn 2288, Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục thu thập bổ sung số liệu và tổng hợp báo cáo về kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động của hãng Quiagen (Đức) và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống trên địa bàn về Bộ Y tế. Thời gian báo cáo bổ sung thêm gồm tất cả các hợp đồng đã được ký kết từ ngày 1/3/2018 đến 29/2/2020 (2 năm).
Bộ Y tế yêu cầu các tài liệu đề nghị photocopy, đóng dấu sao y bản chính và gủi kèm báo cáo về Bộ Y tế gồm: Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt; quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu; hợp đồng mua bán giữa các bên, tài liệu về thông số, tính năng kỹ thuật của hệ thống; catologue của thiết bị chính và các thiết bị thành phần của hệ thống, chụp ảnh của các thiết bị nêu trên.
Báo cáo của các đơn vị đề nghị gửi khẩn về Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế trước ngày 28/4 để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ.
Thời gian qua đã có nhiều thông tin trái chiều về việc đấu thầu, mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động. Đáng nói, ngày 22/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) Nguyễn Nhật Cảm và 6 đồng phạm.
Theo đại tá Nguyễn Văn Long - Cục trưởng C03, Bộ Công an cho biết, hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR phòng chống Covid-19 khi nhập về Việt Nam giá khoảng 2,3 tỷ đồng, tuy nhiên qua mua bán lòng vòng, đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) đã lên đến 7 tỷ đồng.
Diệu Linh
Vụ nâng khống giá máy xét nghiệm Covid-19 vào diện Trung ương theo dõi Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thống nhất bổ sung vụ nâng khống giá máy xét nghiệm Covid-19 tại CDC Hà Nội vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 26/5, Thường trực Ban Chỉ đạo đã cho ý kiến về...