Khởi tố thêm 11 đối tượng trong vụ buôn lậu 1.282 container máy móc cũ
Ngày 13/4, Viện KSND TP Hồ Chí Minh cho biết đã phê chuẩn các quyết định khởi tố, lệnh khám xét đối với 11 bị can là lãnh đạo, nhân viên Công ty Giám định Đại Minh Việt.
Các bị can gồm: Dương Mạnh Linh, Trần Xuân Duận, Đinh Văn Hiên, Mai Đức Tài, Cao Đăng Minh, Võ Hoài Đức, Dương Quốc Hòa, Trần Đình Hùng, Trần Tấn Long, Trịnh Hoàng Phước, Đinh Quang Triều. Tất cả đều bị Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố về hành vi “ Buôn lậu”.
Trước đó, ngày 24/5/2021, Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 kiểm tra, phát hiện 6 container hàng hóa là thiết bị, máy móc cơ giới cũ từ Nhật Bản, Đài Loan. Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định, đối tượng chủ mưu là Hoàng Duy Tiến đã thành lập 47 pháp nhân, làm thủ tục nhập khẩu 1.282 container hàng hóa cũ có trị giá tính thuế là 192 tỉ đồng. Đầu tháng 6/2021, cơ quan điều tra đã khởi tố Hoàng Duy Tiến và 4 bị can.
Theo quy định, máy móc cũ nhập về Việt Nam phải có chứng thư giám định hàng hóa. Các đối tượng trong Công ty Giám định Đại Minh Việt đã lập sẵn biên bản giám định trước khi tới giám định, hoàn thiện hồ sơ để cung cấp 1.121 chứng thư giám định khống, tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu.
Bắt em gái tỉ phú Trịnh Văn Quyết
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bà Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban Kế toán thuộc Tập đoàn FLC, đồng phạm với tỉ phú Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Ngày 4.4, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện các lệnh khám xét, lệnh bắt bị can 3 tháng đối với Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban Kế toán thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, em gái tỉ phú Trịnh Văn Quyết, để điều tra về tội danh "thao túng thị trường chứng khoán", quy định tại điều 211 bộ luật Hình sự.
Đây là những diễn biến mới nhất trong quá trình điều tra mở rộng vụ án "thao túng thị trường chứng khoán" xảy tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và một số doanh nghiệp.
Lực lượng C01 đã khám xét trụ sở Công ty CP Tập đoàn FLC và Công ty CP Chứng khoán BOS ngày 29.3. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Tỉ phú Trịnh Văn Quyết từ tay trắng trở thành người giàu có như thế nào?
Công ty CP Chứng khoán BOS tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán FLC, được thành lập từ năm 2008, và có một thời gian do tỉ phú Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT.
Trước đó, chiều 29.3, Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã bị C01 khởi tố bị can và bắt tạm giam, cùng về tội danh nêu trên.
Cơ quan chức năng xác định, bị can Trịnh Văn Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan đã có các hành vi che giấu thông tin về hoạt động chứng khoán, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cụ thể, từ ngày 1.12.2021 đến ngày 10.1.2022, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các cá nhân có quan hệ gia đình hoặc thân thiết điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS (Công ty CK BOS) và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức. Các tài khoản này thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán với tần suất lớn. Mục đích nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo.
Các tài khoản đã tham gia 28/28 phiên giao dịch, đặt mua chiếm 12% tổng khối lượng đặt mua và khớp mua 2,84% tổng khối lượng khớp mua toàn thị trường; đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng đặt bán và khớp bán chiếm 12% tổng khối lượng khớp bán toàn thị trường.
Tại các phiên tăng giá, nhóm 21 tài khoản chứng khoán đặt mua với tổng khối lượng 77% tổng khối lượng đặt mua của nhóm. Tại các phiên giảm giá, nhóm đặt bán với tổng khối lượng 94% tổng khối lượng đặt bán của nhóm.
Mục đích đẩy giá chứng khoán FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu ngày 1.12.2021 lên giá cao nhất 24.050 đồng/cổ phiếu (trung bình là 22.586 đồng/cổ phiếu, tăng 64%).
Sau đó, tỉ phú Trịnh Văn Quyết giao cho người thân trong gia đình đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu FLC và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC với giá 22.586 đồng/cổ phiếu nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán, với số tiền 1.689 tỉ đồng, thu lợi bất chính số tiền khoảng 530 tỉ đồng.
Ngày 10.1.2022, khi sàn giao dịch HOSE phát hiện hành vi trên, báo cáo Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
Cơ quan này sau đó đã phong tỏa các tài khoản chứng khoán tại các công ty chứng khoán đứng tên Trịnh Văn Quyết; đến ngày 11.1.2022 đã yêu cầu hủy giao dịch đối với 74,8 triệu cổ phiếu FLC.
Ngày 18.1, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết 1,5 tỉ đồng và đình chỉ hoạt động chứng khoán 5 tháng về hành vi trên. Đáng chú ý, sau khi bị xử phạt, cơ quan chức năng vẫn phát hiện nhiều cá nhân liên quan đến Trịnh Văn Quyết sử dụng các tài khoản chứng khoán mở tại Công ty CK BOS liên tục đặt lệnh mua cổ phiếu FLC với số lượng lớn thổi giá cổ phiếu họ FLC.
Ngoài ra vào tháng 11.2017, tỉ phú Trịnh Văn Quyết cũng đã bị Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xử phạt 65 triệu đồng vì bán 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý thị trường. Giao dịch của người đứng đầu Tập đoàn FLC lúc đó được thực hiện ở vùng giá 7.100-7.700 đồng. Ngay sau đó, thị giá cổ phiếu này giảm gần 10%.
Tiềm ẩn nguy cơ tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó nổi lên vẫn là các vi phạm liên quan tới mặt hàng phòng chống dịch COVID-19 và đặc biệt, lực lượng chức năng đã ngăn chặn kịp thời nhiều vụ vận chuyển ma tuý số lượng lớn. Theo Tổng...