Khởi tố, tạm giam 2 đối tượng tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép
Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh An Giang vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với 2 đối tượng tổ chức xuất cảnh trái phép.
Sáng 27/4, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh An Giang cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với: Nguyễn Văn Út (sinh năm 1987, trú tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Thị Kim Huy (sinh năm 1967, trú tại số 1370, Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) và tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Như Nhỏ (sinh năm 1960, trú tại phường 8, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) để tiếp tục điều tra về hành vi “tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”.
Bị can Nguyễn Văn Út tại cơ quan điều tra. Ảnh: TTXVN phát
Theo kết quả điều tra ban đầu, do có quen biết từ trước, cuối tháng 3/2021, Út điện thoại nhờ Nhỏ giới thiệu thuê khách sạn cho nhóm khách 8 người Trung Quốc ở. Sau đó, Nhỏ điện thoại cho Huy (chủ Khách sạn Anh Đào) tại thành phố Long Xuyên đặt phòng khách sạn cho số người nói trên, Huy đồng ý.
Bị can Nguyễn Thị Kim Huy tại cơ quan điều tra. Ảnh: TTXVN phát
Cụ thể, Út đã liên hệ với Huy thuê phòng cho những người này nghỉ tại Khách sạn Anh Đào vào sáng sớm 15/4. Sáng 16/4, Út nhờ người thuê xe taxi chở 8 khách từ Khách sạn Anh Đào đi về hướng bến phà Vàm Cống thuộc phường Mỹ Thạnh thì bị lực lượng Công an thành phố Long Xuyên (An Giang) phát hiện và đưa những người khách này vào khu cách ly y tế tập trung theo quy định.
Ngày 17/4, Huy và Út đã đến Cơ quan Công an đầu thú và khai nhận: Thông qua giới thiệu của Nhỏ, từ cuối tháng 3/2021 đến ngày bị phát hiện, Út liên hệ với Huy 3 lần cho khoảng 25 khách là người Trung Quốc thuê trọ để tìm cách xuất cảnh trái phép sang Campuchia. Biết sự việc bị phát hiện, ngày 23/4, Nhỏ đến Công an Phường 8, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đầu thú.
Đối tượng Nguyễn Như Nhỏ tại cơ quan điều tra. Ảnh: TTXVN phát
Vụ việc đang được lực lượng An ninh điều tra, Công an tỉnh An Giang, tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ các đối tượng liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, nhằm đề cao tác dụng giáo dục, răn đe chung.
Ba lần nhượng bộ nhà thầu Trung Quốc tại vụ án Gang thép Thái Nguyên
Cựu chủ tịch Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS) Mai Văn Tinh im lặng trước câu hỏi của thẩm phán "có bao giờ có tư tưởng nể nang nhà thầu Trung Quốc không?".
Thẩm phán Trương Việt Toàn lặp lại lần nữa câu hỏi, song cả hai lần ông Tinh không trả lời. Đây là câu hỏi cuối cùng thẩm phán Toàn dành cho bị cáo Tinh, kết thúc ngày xét xử thứ hai đại án liên quan sai phạm tại dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, ngày 13/4.
Video đang HOT
"Bị cáo có từng thật tâm tự hỏi, tại sao hôm nay phải đứng trước vành móng ngựa?". Ông Tinh đáp: "Tôi nhận ra, do hoàn cảnh. Tôi chỉ cố gắng làm cách nào cho tốt nhất, bởi vì...". Câu trả lời của ông bị thẩm phán ngắt lời, cho hay: "Không phải. Đấy chỉ là nguyên nhân ngoại cảnh".
Các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong phiên xét xử vụ án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Ảnh: Nam Anh
Ông Tinh hầu tòa với cáo buộc VNS (công ty mẹ) và Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO, công ty con) đã ít nhất 3 lần thoả hiệp với các đòi hỏi từ phía nhà thầu Trung Quốc trong quá trình thực hiện dự án.
42 năm sau ngày ra lò mẻ gang đầu tiên, đánh dấu lịch sử của khu Công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín, ngày 1/4/ 2005, TISCO được giao làm chủ đầu tư dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.
Tháng 10/ 2005, thời điểm một chỉ vàng chỉ có giá 800.000 đồng, dự án đã được phê duyệt tổng mức đầu tư tới hơn 3.800 tỷ đồng. Với dự án quy mô lớn này, TISCO bắt đầu công cuộc tìm kiếm nhà thầu quốc tế. 21 tháng sau, hợp đồng TISCO ký hợp đồng với nhà thầu MCC- Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc.
Trong nhiều nội dung ký kết, hợp đồng này nêu hai vấn đề cốt lõi: tiến độ và hình thức gói thầu. Theo đó, sau đúng 30 tháng kể từ ngày ký kết, 12/7/2007, MCC phải bàn giao dự án cho TISCO. Hợp đồng 160 triệu USD là trọn gói, không thay đổi suốt quá trình thực hiện.
Cả hai thoả thuận đều bị nhà thầu Trung Quốc phá vỡ. Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, 11 tháng sau khởi công, MCC chưa thực hiện bất cứ hạng mục nào, rút hết người về nước, đòi kéo dài thời gian và tăng giá hợp đồng.
Theo cáo buộc, lần đầu tiên, nhượng bộ đòi hỏi của nhà thầu được xác định vào ngày 11/8/2008 khi Tổng giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng ký văn bản gửi cơ quan chủ quản, Bộ Công Thương và VNS xin "cho giải quyết đặc cách" phạm vi được điều chỉnh giá thiết bị và các chi phí khác của dự án.
Nhận kiến nghị của Bộ Công Thương, Chính phủ trưng cầu nhận định bốn bên: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước.
Các cơ quan này cùng phản hồi nhấn mạnh đây là hợp đồng trọn gói, chỉ cho phép điều chỉnh giá với phần công việc do nhà thầu Việt Nam đảm nhận, theo Thông tư 09/2008 của Bộ Xây dựng. Riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích, dự toán chưa có mà chỉ căn cứ đề xuất nhà thầu để điều chỉnh giá là "vô căn cứ". Bộ này kiến nghị TISCO "phạt hợp đồng, huỷ đấu thầu".
Hãng luật quốc tế được TISCO thuê để tư vấn sự việc này cũng đưa ra nhận định tương tự, khẳng định "TISCO có cơ sở khá vững chắc trong vụ việc chống lại MCC. Quy định của hợp đồng có lợi cho TISCO".
Ngày 29/9/2007, dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 chính thức khởi công. Ảnh: Tisco.com.vn
Nhưng TISCO tiếp tục đề nghị cho phép điều chỉnh chi phí xây lắp, ký hợp đồng thầu phụ theo hình thức đơn giá điều chỉnh. Tháng 11/2008, ông Mừng ký văn bản đề nghị VNS xin Thủ tướng cho phép điều chỉnh giá và hợp đồng.
Tháng 1/2009, Chủ tịch VNS quyết định thành lập Đoàn đàm phán gồm 2 thành viên VNS và 5 người của TISCO, nhiệm vụ đàm phán với MCC về việc điều chỉnh giá trị hợp đồng.
Cuộc đàm phán 3 ngày từ 4/2 đến 6/2/2009 đánh dấu lần thứ hai, VNS và TISCO nhượng bộ nhà thầu. Theo đó, TISCO đồng ý điều chỉnh giá một lần với 14 loại vật liệu được bù giá. Ngày 23/4/2009, MCC tiếp tục đề xuất, phần xây lắp sẽ do TISCO thực hiện và chịu rủi ro. Nếu giá thực tế vượt quá hợp đồng, TISCO chi trả.
Lần thứ hai trong vòng 6 tháng, TISCO nhờ đến tư vấn pháp lý của hãng luật quốc tế và cũng là lần thứ hai, hãng luật này khẳng định "MCC chấp nhận rủi ro biến động giá khi ký hợp đồng trọn gói, nên không thể đơn phương điều chỉnh và tăng giá. Nếu họ làm vậy sẽ vi phạm hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại cho TISCO".
Khi đánh giá các sai phạm trongv vụ án này, VKSND Tối cao nhận định VNS và TISCO biết rõ sai phạm của MCC; hợp đồng dự án là trọn gói, không thể điều chỉnh giá song vẫn chấp nhận các đòi hỏi vô căn cứ của MCC, tìm nhà thầu phụ để thực hiện phần xây lắp. Đây cũng là tiền đề cho các lãnh đạo ngành thép sa chân vào sai phạm bị cáo buộc tiếp theo: Lựa chọn nhà thầu không có năng lực khiến dự án thất bại.
Bị cáo Trần Trọng Mừng. Ảnh: TTXVN
Ngày 16/6/2009, tại văn bản ký trước khi về hưu, Tổng giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng đề nghị chọn Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON), doanh nghiệp do Bộ Công Thương sở hữu 82,75% vốn điều lệ, làm nhà thầu phụ và được phép điều chỉnh chi phí phần xây lắp.
Ngày 31/8/2009, người kế nhiệm ông, bị cáo Trần Văn Khâm ký Phụ lục điều chỉnh lần thứ tư của hợp đồng, giới thiệu VINAINCON với MCC, hẹn ngày ký hợp đồng ba bên và chấp nhận "nếu chi phí vượt thì phần tăng thêm sẽ do Chủ đầu tư (TISCO) chịu trách nhiệm thanh toán". Ông Khâm đồng thời gửi tờ trình xin VNS điều chỉnh tăng vốn phần xây lắp hơn 15,6 triệu USD.
Một tháng sau, ông Khâm cùng Tổng giám đốc VINAINCON và đại diện MCC chính thức ký hợp đồng thầu phụ ba bên. Lần thứ ba lãnh đạo TISCO chấp nhận đòi hỏi của nhà thầu Trung Quốc, với điều khoản ghi trong hợp đồng: "Nếu VINAINCON vi phạm, phải đảm bảo cho MCC miễn chịu trách nhiệm về bất cứ bồi thường tổn thất nào do vi phạm này gây ra" .
Cáo trạng kết luận, những hành vi nêu trên của TISCO và VNS đã phá vỡ nguyên tắc hợp đồng trọn gói ký kết ban đầu với MCC, dẫn đến phải điều chỉnh cơ cấu và làm tăng tổng mức đầu tư. Việc này cũng gây bất lợi cho TISCO khi không ràng buộc được trách nhiệm MCC, tạo điều kiện cho nhà thầu này có lý do chối bỏ trách nhiệm.
Việc ký hợp đồng thầu phụ với VINAINCON không cứu vãn được tiến độ dự án. Vài tháng sau, doanh nghiệp này trả lại phần việc chưa khởi công, thi công cho TISCO do không đủ năng lực. TISCO sau đó tiếp tục ký 13 hợp đồng thầu phụ với 13 nhà thầu khác, song hết hạn hợp đồng, tức 31/5/2011, vẫn chưa hoàn thành.
Dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 ngừng thực hiện. Sau 14 năm ký hợp đồng thi công với MCC, dự án chưa thể vận hành. TISCO chịu thiệt hại hơn 830 tỷ đồng, là các khoản trả lãi ngân hàng từ khi dừng dự án, đến khi khởi tố vụ án, cáo trạng nêu.
Trả lời xét hỏi trong 2 ngày diễn ra phiên tòa vừa qua, cựu Tổng giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng phủ định vai trò chủ mưu, nhiều lần khẳng định, khi nhận thấy sai phạm của nhà thầu Trung Quốc đã có văn bản gửi Bộ Công Thương và công ty mẹ là VNS; kiến nghị xem xét chấm dứt hợp đồng và kiện MCC ra toà án quốc tế.
Phủ nhận điều này, bị cáo Tinh khẳng định chưa từng nhận văn bản nào của TISCO với nội dung như lời khai của bị cáo.
Hiện trạng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 sau 14 năm thi công. Ảnh: Hoài Thu
Đại diện Bộ Công Thương, với tư cách cơ quan quản lý ngành, nói "rất đau lòng" khi 19 bị cáo đứng trước vành móng ngựa hôm nay đều là cựu cán bộ thuộc bộ. Vị này khẳng định Bộ Công Thương ký tất cả các văn bản đều đúng pháp luật.
"Vậy toà lưu ý, nếu Bộ Công Thương ký các văn bản đúng pháp luật cả, thì có lẽ hôm nay sẽ rất ít bị cáo đứng đây", thẩm phám Trương Việt Toàn nói.
Dù vướng mắc nhiều vấn đề với MCC, hai tuần trước khi vụ án được đem ra xét xử, TISCO đã nối lại đàm phán lại với nhà thầu này để hoàn thiện dự án, do hợp đồng còn hiệu lực. Trình bày tại toà, đại diện của TISCO chưa tiết lộ kết quả đàm phán.
Hôm nay, phiên xét xử tiếp tục, dự kiến kéo dài hết 21/4.
Bắt "ông trùm" đường dây đánh bạc qua website bong88.com giao dịch hơn 400 tỉ đồng Điều hành đường dây đánh bạc qua mang với tổng số tiền giao dịch khoảng trên 400 tỉ đồng, Vũ Mạnh Cường và Trần Huy Hùng cùng 14 người khác bị khởi tố. Ngày 7-4, thông tin từ Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết đã khởi tố 16 bị can về hành vi "Tổ chức đánh bạc " và...