Khởi tố ông Kim Quốc Hoa
Chiều nay 12-5, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Kim Quốc Hoa, nguyên Tổng biên tập Báo Người cao tuổi.
Nguyên Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi, ông Kim Quốc Hoa
Ông Kim Quốc Hoa bị khởi tố về hành vi “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 Bộ Luật Hình sự. Quyết định khởi tố đã được Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSND Tối cao) phê chuẩn và vừa được tống đạt tới ông Kim Quốc Hoa tại nhà riêng của ông tại toà nhà Sky City, 88 Láng Hạ, Hà Nội.
Cơ quan An ninh điều tra đã tiến hành khám xét chỗ ở, chỗ làm việc đối với ông Kim Quốc Hoa.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa, sáng 9-2, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã công bố kết luận thanh tra số 17/TB-BTTTT, thực hiện từ 7-11-2014 đến 7-1-2015 nội dung về việc chấp hành các quy định pháp luật về báo chí và thông tin trên mạng tại Báo Người cao tuổi (nguoicaotuoi.org.vn).
Qua thanh tra, đã phát hiện một số sai phạm về giấy phép hoạt động, nội dung thông tin, quảng cáo trên báo chí, cải chính.
Video đang HOT
Cơ quan An ninh điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can tại nhà riêng ở toà nhà 88 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Theo kết luận thanh tra, Báo Người cao tuổi đăng nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo và bình luận suy diễn thiếu căn cứ dẫn đến thông tin sai sự thật; đăng một số bài viết có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của công dân; thông tin suy diễn, sai sự thật; đăng một số bài viết có dấu hiệu tiết lộ bí mật Nhà nước; đăng một số bài viết có dấu hiệu lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân….
Từ đó, Bộ TT-TT đã ra quyết định thu hồi giấy phép trang thông tin điện tử, thu hồi tên miền www.nguoicaotuoi.org.vn; thu hồi thẻ nhà báo của ông Kim Quốc Hoa, Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi.
Bên cạnh đó, Bộ đề nghị Hội Người cao tuổi Việt Nam (Cơ quan chủ quán báo Người cao tuổi) cách chức Tổng Biên tập báo Người cao tuổi với ông Kim Quốc Hoa.
Bộ TT-TT cũng chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi đăng tải 11 bài có dấu hiệu tội phạm.
Chiều cùng ngày 9-2, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” xảy ra tại TP Hà Nội và một số địa phương khác, quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự liên quan tới Báo Người cao tuổi.
Bộ Công an cho biết việc khởi tố dựa trên cơ sở công văn số 22/BTTTT-ĐTT ngày 5-2-2015 của Bộ TT-TT gửi Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) kèm hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Báo Người cao tuổi đề nghị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật; và căn cứ kết quả điều tra, xác minh ban đầu, thấy hành vi viết, biên tập và đăng tải các bài viết trên Báo Người cao tuổi có nội dung xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Ngày 12-3-2015, Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi ra quyết định miễn nhiệm chức Tổng biên tập báo Người cao tuổi với ông Kim Quốc Hoa. Ông Nguyễn Duy Quyền, Phó Tổng biên tập, đã được giao phụ trách, điều hành Báo Người cao tuổi.
Được biết, ông Kim Quốc Hoa, 70 tuổi, làm Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi từ năm 2008. Trước đó, ông Hoa từng làm tổng biên tập, phó tổng biên tập của một số tờ báo.
N.Quyết
Theo_Người lao động
"Cố ý làm trái" là tội danh rất chung chung, khó luận tội"
"Vì vậy, dự thảo Bộ luật không tiếp tục duy trì tội danh cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong BLHS"
Tại Điều 165, Bộ Luật Hình sự hiện hành về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3-12 năm: Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; có tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 10 - 12 năm; Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng Ông Trần Tiến Dũng, Chánh Văn phòng, người Phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết, tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là một tội danh rất chung chung, có phạm vi rộng lại không cụ thể, không rõ ràng để có thể vận dụng xử lý bất cứ hành vi vi phạm nào.
"Điều này không đảm bảo tính minh bạch, dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng. Do đó, cần cụ thế hóa các hành vi phạm tội trong từng lĩnh vực kinh tế để thay thế tội danh này trong Bộ luật Hình sự hiện hành nhằm đảm bảo tính minh bạch, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013"- ông Dũng nói.
Ông Dũng cho biết, trên cơ sở cụ thể hóa các hành vi quy định tại 34 tội danh trong chương XVI Bộ luật hình sự hiện hành, dự thảo Bộ luật hình sự đã cập nhập, bổ sung thêm một số loại tội phạm mới mang tính chất "Cố ý làm trái" trong thời gian vừa qua, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Theo đó, dự thảo Bộ luật hình sự đã quy định 45 tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thuộc 3 nhóm lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thương mại; thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; Lĩnh vực kinh tế khác. Bộ luật hình sự cũng có một số điều khoản mang tính chất "cố ý làm trái" trong các lĩnh vực khác như; bảo vệ môi trường, quả lý, sử dụng tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác; xây dựng...
"Bên cạnh đó, trong các chương tội phạm về chức vụ đã quy định một số tội danh chung liên quan đến hành vi "cố ý làm trái" của người có chức vụ, quyền hạn như tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ, tội giả mạo trong công tác... Vì vậy, dự thảo Bộ luật không tiếp tục duy trì tội danh cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong Bộ luật hình sự"- ông Trần Tiến Dũng khẳng định./.
Minh Hòa
Theo_VOV
Công khai xin lỗi ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết án oan Ngày 17/4, tại trụ sở UBND xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã tổ chức "Buổi công khai xin lỗi cải chính đối với người bị kết án oan là ông Nguyễn Thanh Chấn theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước". Buổi công khai xin lỗi ông Nguyễn Thanh Chấn, SN...