Khởi tố nữ Hiệu phó về hành vi lừa đảo
Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật mỹ nghệ Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Loan, Hiệu phó Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật mỹ nghệ Việt Nam, bị CQĐT CAH Gia Lâm khởi tố để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo tài liệu điều tra ban đầu của cơ quan công an, từ năm 2010 đến nay, bà Loan đã nhận tiền, hồ sơ của 23 người, hứa hẹn sẽ giúp đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Số tiền các bị hại tố cáo, trình báo, đã thông qua nhiều kênh hoặc trực tiếp nộp cho bà Loan gần 1,5 tỷ đồng và 7.500 USD. Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn không ai đi được. Việc giao nhận tiền giữa các bị hại với bà Loan đều có giấy tờ giao nhận tiền có chữ ký xác nhận của bà Loan. Tuy nhiên, giấy giao nhận chỉ thể hiện lý do nhận tiền để “lo công việc”, không nói rõ để xin đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc.
“Mặc dù có kết luận giám định chữ ký, chữ viết thể hiện đúng do Nguyễn Thị Loan viết nhưng bà Loan không thừa nhận đó là chữ ký chữ viết của mình thể hiện lời khai gian dối, không thành khẩn”, điều tra viên thụ lý vụ án cho biết, và khẳng định CQĐT đã thu thập đủ bằng chứng, tài liệu để ra quyết định khởi tố bị can đối với nữ Hiệu phó Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật mỹ nghệ Việt Nam.
Đáng chú ý, quá trình làm việc với Trung tâm lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, CAH Gia Lâm nắm được quy định việc tổ chức kiểm tra năng lực tiếng Hàn, tuyển chọn các cá nhân sang Hàn Quốc làm việc thì mỗi thí sinh chỉ phải nộp số tiền Việt Nam tương đương 24 USD, ngoài ra không phải nộp số tiền nào khác. Đối với các thí sinh đạt yêu cầu qua kiểm tra năng lực tiếng Hàn Quốc sẽ làm hồ sơ đăng ký dự tuyển để các chủ sử dụng lao động Hàn Quốc tuyển chọn. Không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào của Việt Nam can thiệp, xin, chạy cho được ai đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc được. Bà Loan hiện bị CQĐT áp dụng biện pháp ngăn chặn, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Video đang HOT
Theo 24h
Giả danh "quý bà" lừa chủ tịch tỉnh
Đối tượng Nguyễn Thị Hằng
Với danh xưng là phu nhân của đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước cùng rất nhiều chiêu trò mà Nguyễn Thị Hằng tung ra để thực hiện hành vi lừa đảo. Ngày 13/3, Nguyễn Thị Hằng đã bị bắt, cơ quan CSĐT Bộ Công an sẽ xử lý đối tượng này về tội lừa đảo và đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
"Xin chào đồng chí. Tôi là H., vợ của anh X. đây, xin đồng chí giúp đỡ một việc... Tôi có đứa cháu đang khai thác dự án mỏ ở địa bàn tỉnh đồng chí, mong đồng chí tạo điều kiện giúp đỡ cháu...", giọng một người phụ nữ trẻ rất nhẹ nhàng đã gọi tới máy của đồng chí Chủ tịch tỉnh L. với một đề nghị được giúp đỡ.
Với danh xưng là phu nhân của đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước khiến đồng chí Chủ tịch tỉnh L. hết sức ngỡ ngàng. Vì chưa bao giờ ông gặp mặt phu nhân nên chưa dám hứa trước điều gì, chỉ hẹn ngày tới thăm.
Ba ngày sau, người tự xưng "phu nhân" đã phái cô "cháu gái" từ Hà Nội vào Nam để gặp Chủ tịch tỉnh L. Nhưng khi cô cháu gái cất lời thì đồng chí Chủ tịch tỉnh mới ngỡ ngàng, rõ ràng là giọng của "phu nhân" mà ông đã nghe qua điện thoại trước đó. Sự nghi ngờ đã khiến đồng chí Chủ tịch tỉnh bí mật báo cho cơ quan chức năng để làm rõ.
Từ thông tin ở tỉnh L. chỉ ít giờ sau, các điều tra viên thuộc cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục C45) đã có mặt kịp thời để vén bức màn bí mật về người phụ nữ trẻ này. Chị ta được đưa về cơ quan Công an, tạm giữ số tiền 28.000 USD đang cất trong người.
Gương mặt trái xoan, nước da trắng hồng lại được trang điểm kỹ lưỡng càng khiến chị ta xinh hơn, dù vậy vẫn không giấu nổi sự hổ thẹn của một kẻ lọc lừa.
Ngồi đối diện với cán bộ điều tra, hai hàng nước mắt chảy dài, vỏ bọc là một phu nhân đã bị bóc trần. Chị ta lí nhí khai về lai lịch bản thân, tên là Nguyễn Thị Hằng, 34 tuổi, quê ở thôn Tống Xã, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Sinh ra và lớn lên ở làng quê, Hằng sống cùng gia đình và làm nghề đúc đồng. Xinh đẹp và khéo ăn nói, nhưng cuộc hôn nhân của Hằng bị tan vỡ dù đã có với nhau 2 đứa con. Sau khi ly dị chồng, Hằng thường nay đây mai đó, "lòe" những người cả tin rằng chị ta có mối quan hệ rộng rãi, là người nhà của một số cán bộ lãnh đạo nên có thể giúp đỡ được nhiều người.
Tin lời Hằng, không ít người bị chị ta cho sập bẫy lừa. Và chuyện vào gặp đồng chí Chủ tỉnh L. vào ngày 9/3 là hồi kết của màn kịch lừa đảo. Chuyện bắt đầu từ việc người đàn ông tên Chiến thường làm ăn khai thác mỏ. Anh Chiến chia sẻ với anh Luyến (anh rể Hằng) rằng, ở tỉnh L. có mỏ vàng. Nếu được làm dự án này thì sẽ giàu to...
Luyến mang chuyện về kể với vợ (chị Oanh), sau đó chị Oanh đã nói với Chiến rằng chị ta có cô em gái tên Hằng có mối quan hệ rất rộng nên có thể giúp được. Nếu cần sự giúp đỡ, Chiến nên ra Bắc để gặp Hằng bàn chuyện. Chiến vui mừng khấp khởi vội vã ra Nam Định để tìm gặp Hằng, chị ta nói rằng sẽ giúp được Chiến để làm dự án này, vì có tất cả các mối quan hệ ở tỉnh L. Với một điều kiện, Chiến phải chi cho Hằng 1,5 tỉ đồng.
Quá tin vào lời lẽ ngon ngọt của người đàn bà này, Chiến đã ứng trước cho Hằng 500 triệu đồng, hẹn khi nào xong việc sẽ đưa nốt 1 tỉ đồng. Đúng hẹn, Hằng gặp Chiến tại tỉnh L. Hằng gọi điện cho Chủ tịch tỉnh L. nói rằng mình là vợ của đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, đề nghị xin được giúp đỡ cho người cháu để được khai thác dự án mỏ ở tỉnh L. Đến khi gặp trực tiếp thì Hằng lại xưng là cháu của đồng chí lãnh đạo...
Sự bất nhất ấy đã khiến chị ta bị lộ, ngay lập tức được cơ quan Công an đưa về Hà Nội làm rõ tung tích. Nhìn gương mặt ấy, không ít người đã nhận ra chị ta là dân cờ bạc chuyên nghiệp, hay có mặt ở các sòng bạc nổi đình nổi đám.
Đại tá Hồ Sĩ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh hình sự cho biết, trước đó, Nguyễn Thị Hằng cứ xoen xoét tự nhận mình là vợ của hết lãnh đạo bộ này, trưởng ngành nọ, mạo nhận là con cháu các đồng chí lãnh đạo rồi gọi điện tới lãnh đạo Công an một số tỉnh, UBND tỉnh... để can thiệp vào các vụ án mà Công an các cấp đang điều tra để xin thả các đối tượng bị bắt. Ả còn liên tiếp gọi điện đến các cơ quan chức năng đề nghị được khai thác các dự án mỏ để làm ăn kinh tế.
Một sự bất thường nữa là, cứ khi các xới bạc lớn bị Công an bắt giữ là y như rằng Hằng có mặt và xưng là con ông nọ, cháu bà kia để xin xỏ cho các đối tượng bị bắt được tha. Rất nhiều chiêu trò, xưng danh mà Nguyễn Thị Hằng tung ra để thực hiện hành vi lừa đảo. Ả đã làm nhiễu loạn trong xử lý các vụ việc của một số cơ quan, gọi điện linh tinh đến nhiều nơi.
Ngày 13/3, Nguyễn Thị Hằng đã bị bắt, cơ quan CSĐT Bộ Công an sẽ xử lý đối tượng này về tội lừa đảo và đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án. Theo cảnh báo của cơ quan điều tra, hiện nay có nhiều đối tượng chuyên mạo danh là người nhà các đồng chí lãnh đạo cao cấp để đi lừa đảo, thu lợi bất chính, làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan. Đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương hãy cảnh giác không để các đối tượng lợi dụng lừa đảo.
Theo 24h
Phó Giám đốc lừa đảo XKLĐ lãnh 14 năm tù Sau khi giám đốc bị bắt, phó giám đốc Công ty Sáng tạo Việt lại tiếp bước phạm tội, chiếm đoạt 65.900 USD và 1,4 tỷ đồng của những người có nhu cầu xuất khẩu lao động (XKLĐ)... Ngày 16/3, TAND TPHCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt 14 năm tù đối với Trần Thanh Hải (SN 1980, ngụ Hà Nội) về tội...