Khởi tố hơn 11.000 đối tượng lừa đảo số tiền hàng nghìn tỷ đồng
Trong 5 năm 2015-2019, toàn quốc đã khởi tố hơn 10.000 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hơn 11.000 bị can, chiếm đoạt số tiền hàng nghìn tỷ đồng.
Bộ Công an vừa có báo cáo sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khởi tố hơn 10.000 vụ án, số tiền chiếm đoạt lên tới hàng nghìn tỷ đồng
Ngày 16/9/2021, Cơ quan điều tra đã quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Giám đốc Công ty TNHH TM Minh Khang và Trưởng ban quản lý dự án khu đô thị Minh Khang về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Ảnh: Công an Nghệ An).
Theo báo cáo, trước khi ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg, tình hình hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản, bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.
Trong 5 năm 2015-2019, toàn quốc đã khởi tố 10.360 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với 11.410 bị can, chiếm đoạt số tiền hàng nghìn tỷ đồng.
Theo Bộ Công an, ngoài các thủ đoạn lừa đảo truyền thống như: Giả danh cán bộ cơ quan nhà nước, người nhà lãnh đạo cấp cao để lừa xin việc làm, “chạy chức”, “chạy án”, xin dự án, vay vốn tổ chức, cá nhân nước ngoài… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Các đối tượng đã lợi dụng không gian mạng để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với phương thức tinh vi, đa dạng về cách tiếp cận nạn nhân, với nhiều vụ có số lượng lớn bị hại tham gia tại nhiều địa phương trên cả nước, với các thủ đoạn điển hình như: Sử dụng mạng xã hội để kết bạn, thông báo gửi quà, sau đó giả danh là nhân viên sân bay, hải quan, thuế… Sau đó, yêu cầu bị hại nộp tiền cước vận chuyển, thuế, phí, tiền phạt… vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng chỉ định rồi chiếm đoạt.
Ngoài ra, các đối tượng còn giả danh cán bộ cơ quan nhà nước, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện thông báo chủ thuê bao có liên quan đến các vụ án, vụ việc đang giải quyết để đe dọa, yêu cầu bị hại chuyển tiền hoặc khai thác thông tin tài khoản ngân hàng của bị hại, từ đó đăng nhập vào tài khoản của bị hại chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng của đối tượng để chiếm đoạt; Chiếm quyền quản trị (hack) hoặc giả lập các tài khoản mạng xã hội của người dân rồi nhắn tin, lừa gạt người thân quen của chủ tài khoản chuyển tiền sau đó chiếm đoạt.
Tội phạm trên không gian mạng diễn biến phức tạp
Gần đây, Bộ Công an đã đưa ra cảnh báo hoạt động của các sàn giao dịch “Quyền chọn nhị phân” (Binary Option BO) trên không gian mạng có dấu hiệu tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người tham gia.
Thời gian gần đây, do tác động của việc giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo phương thức truyền thống giảm, song tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản lợi dụng không gian mạng để hoạt động có diễn biến phức tạp.
Nổi lên là các thủ đoạn như: Tạo lập các website, sàn giao dịch, ứng dụng kiếm tiền, sử dụng “mồi nhử” là các khoản lợi nhuận cao để kêu gọi, lôi kéo đầu tư, kinh doanh tiền ảo, ngoại hối (Forex), sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option)… theo mô hình đa cấp, sau đó can thiệp vào hệ thống kỹ thuật làm cho nhà đầu tư thua lỗ hoặc đánh sập để chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng còn đăng thông tin giả mạo về các hoàn cảnh khó khăn để vận động quyên góp từ thiện và chiếm đoạt số tiền huy động được; Lợi dụng việc mua bán hàng hóa trên các website bán hàng trực tuyến, trên mạng xã hội, nhất là mua bán các mặt hàng như khẩu trang, thiết bị y tế trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn ra… để lừa đảo chiếm đoạt tiền của đối tác mua, bán hàng. Các đối tượng giả danh nhân viên y tế mời gọi người dân mua thuốc phòng dịch hoặc cung cấp dịch vụ xét nghiệm, tiêm vắc xin, cung ứng vật tư phòng, chống dịch bệnh Covid-19 yêu cầu người dân đóng tiền rồi chiếm đoạt.
Theo thông tin Bộ Công an, từ 25/5/2020 – 24/5/2021, toàn quốc đã phát hiện xảy ra 5.408 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tài sản bị chiếm đoạt trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Kết quả điều tra, khám phá các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản cao hơn so với cùng kỳ năm trước: năm 2020, đã phát hiện xử lý 2.199 vụ (tăng 14,29%), 2.272 đối tượng (tăng 13,49%) so với năm 2019.
“Đã điều tra, khám phá nhiều chuyên án, vụ án lớn, được các ngành, các cấp ghi nhận và đánh giá cao, nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân”, báo cáo của Bộ Công an viết.
Thiếu tá "dỏm" mặc đồ công an tụ tập ăn nhậu giữa dịch bệnh
Kiểm tra nhóm người tụ tập ăn nhậu khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, lực lượng chức năng phát hiện một đối tượng giả danh công an, mặc sắc phục với hàm Thiếu tá.
Đối tượng giả danh Thiếu tá công an ngồi nhậu cùng các đối tượng giữa lúc Bình Dương đang thực hiện giãn các xã hội để phòng chống dịch (Ảnh: CA).
Sáng 2/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) đã tạm giữ Dương Hoàng Việt Anh (40 tuổi, quê Hà Nội) để điều tra, làm rõ hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Trước đó, khoảng 22h ngày 31/7, Công an TP Thủ Dầu Một phối hợp Phòng CSĐT tội phạm về ma túy kiểm tra hành chính căn nhà ở khu phố 8 (phường Phú Hòa) phát hiện đối tượng Dương Hoàng Việt Anh đang mặc trang phục công an với cấp hàm Thiếu tá cùng với một số đối tượng khác đang tụ tập đông người ăn nhậu.
Lực lượng chức năng đã lập biên bản xử lý hành chính các đối tượng vi phạm Chỉ thị 16 về phòng chống dịch Covid-19.
Qua kiểm tra hành chính nơi ở của đối tượng Việt Anh tại chung cư Biconsi (phường Phú Lợi), công an phát hiện 2 cô gái đang sử dụng trái phép chất ma túy, tang vật thu giữ gồm 3 mảnh viên nén (nghi là thuốc lắc), 0,42 g ma túy tổng hợp (Ketamin), 3 nón kêpi, một bộ quân phục công an cấp hàm Thiếu tá, 8 bảng tên mang tên Dương Hoàng Việt Anh với nhiều chức vụ khác nhau.
Làm việc với cơ quan điều tra, Dương Hoàng Việt Anh khai nhận mua bộ trang phục công an, quân hàm, mũ kêpi qua mạng Internet với số tiền 2,5 triệu đồng nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhấn để phóng to ảnh
Dương Hoàng Việt Anh khai nhận mua bộ trang phục công an, quân hàm, mũ kêpi qua mạng Internet nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Ảnh: CA).
Cụ thể, tháng 4/2021, Dương Hoàng Việt Anh thuê một căn hộ tại chung cư Biconsi để ở. Tại đây, Việt Anh gặp nhiều người và tự giới thiệu là nhân viên của Thanh tra Chính phủ, cán bộ công tác trong ngành Công an. Sau đó, Việt Anh đưa 2 đối tượng nữ nêu trên đến căn hộ sống cùng với mình và thường xuyên sử dụng bộ trang phục công an để ra đường giao du, tạo sự tin tưởng với người tiếp xúc.
Trong thời gian sống tại TP Thủ Dầu Một, Dương Hoàng Việt Anh đã thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền với thủ đoạn hứa hẹn với bị hại xin việc làm trong ngành công an, bảo lãnh cho đối tượng đang đi cai nghiện được về nhà...
Mỗi vụ Dương Hoàng Việt Anh đã nhận số tiền từ 200-400 triệu đồng. Sau khi lừa chiếm đoạt tiền, đối tượng này sử dụng tiêu xài cá nhân.
Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Dầu Một đang điều tra mở rộng vụ án, đồng thời kêu ai là bị hại của đối tượng Dương Hoàng Việt Anh liên hệ Công an TP Thủ Dầu Một để phối hợp xử lý.
Chuỗi ngày đau khổ của nữ luật gia bị oan sai Đang làm giám đốc một công ty ăn nên làm ra, bà Trần Thị Ngọc Nga bị khởi tố, bắt giam oan khiến cuộc đời trải qua những năm tháng khổ đau. Khóc cạn nước mắt Bà Trần Thị Ngọc Nga (sinh năm 1954, nguyên Giám đốc công ty Vinh Luật), ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý trong việc đòi tài...