Khởi tố Hiệu trưởng ăn chặn trợ cấp học sinh nghèo
Ông Khải đã khắc phục hậu quả, trả lại tiền cho học sinh nên công an không áp dụng lệnh bắt tạm giam.
Trường Tiểu học và THCS Cao Bá Quát nơi Hiệu trưởng ăn chặn tiền trợ cấp của học sinh
Ngày 20/1, Đại tá Lê Hoài Nam, Trưởng Công an huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai cho biết, CQĐT Công an huyện đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Trần Quốc Khải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Cao Bá Quát, xã Đắk Sông để điều tra về hành vi “ Tham ô tài sản”.
Theo kết quả điều tra ban đầu, từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2014-2015, tổng số tiền ông Trần Quốc Khải đã ăn chặn là 137 triệu đồng. Số tiền trên do ông Khải cùng một số cá nhân trong trường lập hồ sơ, chứng từ khống để biển thủ tiền trợ cấp theo quy định dành cho học sinh bán trú ở vùng đặc biệt khó khăn.
Tháng 11/2015, 14 học sinh đã từng học ở Trường Cao Bá Quát tập trung về trường để đòi tiền trợ cấp đã bị nhà trường “ém” lại. Phòng GD&ĐT, Phòng Tài chính- kế hoạch huyện đã tổ chức thanh tra và phát hiện không chỉ 14 học sinh này mà hàng chục trường hợp khác đã không được nhà trường thực hiện chi trả chế độ đúng theo quy định.
Video đang HOT
Theo danh sách chi trả tiền hỗ trợ học sinh bán trú của Trường Cao Bá Quát, nhà trường đã chi trả số tiền hơn 406 triệu đồng cho 4 học kỳ của 2 năm học 2013 – 2014 và 2014 -2015 cho các em học sinh được hỗ trợ. Trong năm học 2013-2014, 35 em được nhận tiền hỗ trợ, mỗi em được hỗ trợ 5.175.000 đồng/9 tháng.
Tiền được phát theo 2 đợt, đợt 1 là 2.300.000 đồng, đợt 2 là 2.875.000 đồng. Năm học 2014- 2015, nhà trường có 43 em, mỗi em được hỗ trợ 5.175.000 đồng/9 tháng bao gồm tiền ăn và tiền ở. Nhà trường phát tiền cho các em theo 3 đợt, đợt 1 là 2.300.000 đồng, đợt 2 là 1.725.000 đồng và đợt 3 là 1.150.000 đồng. Mặc dù trên giấy tờ là đã chi trả đủ cho các em nhưng số tiền thực chất các em được nhận lại là một con số nhỏ hơn nhiều.
Đại tá Lê Hoài Nam cho biết thêm, sau khi bị phát giác về hành vi biển thủ, ông Khải đã khắc phục hậu quả, trả lại tiền cho học sinh nên công an không áp dụng lệnh bắt tạm giam. Ngoài việc làm rõ cá nhân ông Khải còn làm rõ trách nhiệm của tập thể Ban Giám hiệu nhà trường, những cá nhân có liên quan trong việc làm giả chứng từ, quyết toán chế độ của học sinh trường bán trú này.
Theo Tạ Vĩnh Yên (Báo Giao thông)
Bắt quả tang cơ sở bơm nước cho bò trước khi giết mổ
Ngày 18-1, Thượng tá Đỗ Hùng Liêm - Phó phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Gia Lai xác nhận vừa phát hiện quả tang cơ sở giết mổ gia súc của ông Võ Ngọc Hà (trú hẻm Chu Mạnh Trinh, tổ 5, phường Ia Kring, TP Pleiku) đang bơm nước cho hai con bò trước khi giết mổ và tung ra thị trường.
Khu vực giết mổ bị phát hiện vi phạm pháp luật.
Sự việc trên diễn ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 17-1. Tại hiện trường, khu vực giết mổ có năm con bò (trọng lượng 3,5-5 tạ) đang được trói vào một trụ ngang.
Công an đã yêu cầu chủ cơ sở và người làm ngưng ngay việc làm phạm pháp; yêu cầu tạm giữ hai con bò đang bị no nước, dụng cụ hành nghề là đoạn ống nước dài hơn 15 m và búa tạ.
Theo lời khai của ông Hà, gia đình hành nghề giết mổ bò đã được hơn một năm nay. Năm con bò trên ông vừa nhập từ xã An Phú (TP Pleiku), chuẩn bị giết mổ. Mỗi ngày cơ sở giết mổ từ một đến ba con bò tùy theo nhu cầu của bạn hàng.
Khi PV đặt câu hỏi chủ cơ sở có biết việc này là vi phạm pháp luật và gây mất an toàn thực phẩm, ông Hà nói ông làm sao mà biết được. Chúng tôi tiếp tục hỏi quá trình cơ quan công an giải thích về các quy định, đến giờ này ông đã hiểu mình đã sai phạm chưa, ông Hà vẫn bao biện "tôi vẫn không thể hiểu". "Việc cho bò uống nước là để bò không khát nước dẫn đến khô thịt và bò uống nước sẽ làm thịt tươi ngon hơn. Bò ngoài đồng toàn uống nước bẩn, còn tôi chỉ cho bò uống nước sạch thì làm sao mà mất an toàn thực phẩm được (!?)" - ông Hà biện luận cho hành vi của mình.
Theo ông Liêm, thông tin này được quần chúng phản ánh rất nhiều. Cách đây nửa tháng, công an đã tiến hành mật phục điều tra. Thời điểm trên, tổ công tác tiến hành đột kích thì phát hiện nhà ông Hà đang trói năm con bò tại khu vực giết mổ, có hai con bò đang được bơm nước.
Các cơ quan chức năng tiến hành làm việc tại cơ sở vi phạm.
Cũng theo ông Đỗ Hùng Liêm, pháp luật cấm bơm bất cứ chất nào vào gia súc, gia cầm (kể cả nước sạch) trước khi giết mổ. Việc ông Hà bơm nước vào sẽ làm cho trọng lượng bò tăng đến 60% trước khi giết mổ. Thịt bò ngấm nước sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bẩn, nhiễm bệnh khi đưa ra thị trường tiêu dùng. "Dù phát hiện quả tang ông Hà đang bơm nước hai con bò, tuy nhiên nếu không có công an thì cả ba con bò còn lại đang được cột ở trụ cũng sẽ bị giết mổ theo dạng này. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị truy tố pháp luật nếu gây hậu quả nặng nề. Đây là lần đầu tiên cảnh sát môi trường Gia Lai phát hiện việc này. Thời gian tới, lượng thịt sẽ tung ra thị trường phục vụ tết nhiều hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng" - ông Liêm cho biết.
Lữ Quỳnh Loan
Theo_PLO
Nguyên cán bộ lâm nghiệp kê khống, chiếm đoạt trên 400 triệu đồng Các bị cáo là cán bô của Chi cục Lâm nghiêp TP.HCM câu kêt với người ngoài đê kê không hóa đơn chiêm đoạt tiên của nhà nước. Các bị cáo tại phiên tòa ngày 28.12 - Ảnh: Phan Thương Ngày 28.12, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo nguyên Chi cục trưởng chi cục Lâm nghiệp TP.HCM Nguyễn Đình Quý...