Khởi tố 7 bị can liên quan 2 đại gia chơi lan đột biến ở Quảng Ninh
Mở rộng điều tra đường dây than lậu triệu tấn, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam thêm nhiều bị can về hành vi sử dụng trái phép vật liệu nổ và khai thác than lậu.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Mua bán, sử dụng trái phép vật liệu nổ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Yên Phước, Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án số 50/QĐ-CSKT-P10 ngày 25/8/2021 và Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 24/QĐ-CSKT-P10 ngày 8/11/2021.
Các bị can: Đỗ Văn Vĩnh (trái); Lương Văn Tiến (giữa); Ngụy Văn Thủy (phải).
Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, ngày 8/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can về tội “Mua bán, sử dụng trái phép vật liệu nổ” theo quy định tại Điều 305 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đối với 4 bị can gồm: Đỗ Văn Vĩnh và Lương Văn Tiến, cùng ở Đại Từ – Thái Nguyên; Ngụy Văn Thủy (ở Giao Thủy – Nam Định) – thủ kho Công ty Cổ phần Yên Phước; Ngụy Quang Thuyên (tên gọi khác: Ngụy Phúc Mẩm) – trợ lý Tổng Giám đốc, điều hành hoạt động của Công ty Cổ phần Yên Phước.
Các bị can: Đàm Hương Huệ (trái); Phạm Văn Thu (giữa); Phạm Ngọc Thanh (phải).
Cùng ngày 8/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với 3 bị can gồm: Đàm Hương Huệ – nguyên Giám đốc Công ty TNHH Uyên Hiển; Phạm Văn Thu – thành viên góp vốn Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương; Phạm Ngọc Thanh – nhân viên Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương
Video đang HOT
Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với 6 bị can: Đỗ Văn Vĩnh, Lương Văn Tiến, Ngụy Văn Thủy, Đàm Hương Huệ, Phạm Văn Thu và Phạm Ngọc Thanh.
Ngày 10/11, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) phê chuẩn các quyết định và Lệnh nêu trên.
Cùng ngày 10/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt, khám xét đối với bị can Đỗ Văn Vĩnh, Lương Văn Tiến, Ngụy Văn Thủy, Đàm Hương Huệ, Phạm Văn Thu, Phạm Ngọc Thanh và tống đạt quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Ngụy Quang Thuyên, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Quá trình khám xét nơi ở, nơi làm việc của các bị can thu giữ được một số tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục khẩn trương mở rộng điều tra vụ án, xác minh làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Hải Phòng: Đại gia Phát "Dầu" lãnh 24 tháng tù giam
Với hành vi thành lập 22 công ty ma, mua bán khống trên 25.000 hóa đơn giá trị gia tăng, thu lợi hơn 160 tỷ đồng, đại gia Phát "Dầu" vừa bị TAND TP Hải Phòng tuyên mức án 24 tháng tù giam.
Đại gia Phát "Dầu" nổi tiếng giàu có, đặc biệt là biệt thự "khủng" tọa lạc trên tuyến phố đắt đỏ nhất Hải Phòng.
Đường dây lập 22 công ty ma để bán hóa đơn hầu tòa
TAND TP Hải Phòng vừa đưa ra xét xử sơ thẩm 11 bị cáo trong đường dây mua bán trái phép hóa đơn do đại gia Ngô Văn Phát (giới làm ăn thường gọi là Phát "Dầu", SN 1964), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thương mại Xăng dầu Phát (Công ty Xăng dầu Phát) cầm đầu.
Cụ thể, ngoài Ngô Văn Phát còn có 7 bị cáo làm việc tại Công ty Xăng dầu Phát hầu tòa gồm: Vũ Xuân Bảy (SN 1950), Giám đốc công ty; Nguyễn Thị Loan (SN 1989), kế toán trưởng; cùng các nhân viên là Ngô Thị Hải Quyên (SN 1991), Lương Văn Giao (SN 1991), Nguyễn Thị Thúy (SN 1978), Trần Thị Hằng (SN 1992) và Mai Thị Nhài (SN 1994).
Ba bị cáo còn lại gồm: Trần Thị Phúc (SN 1975), là Giám đốc Công ty TNHH Thép Bảo An; Nguyễn Thị Hoàng Anh (SN 1982), Kế toán Xí nghiệp thương mại Việt Đức và Phạm Việt Tiệp (SN 1987), nhân viên Xí nghiệp thương mại Việt Đức.
Theo bản án, từ năm 2012, Ngô Văn Phát thành lập Công ty Xăng dầu Phát và giữ vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Từ năm 2014 đến tháng 8/2020, có 22 công ty do bị cáo Phát chỉ đạo Bảy, Loan và Giao thành lập. Cơ quan điều tra làm rõ tất cả những công ty này đều không hoạt động sản xuất, kinh doanh mà được thành lập nhằm bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT).
Hành vi phạm tội của đường dây do Phát "Dầu" cầm đầu rất tinh vi. Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, Phát chỉ đạo cấp dưới tuyển người, thuê làm giám đốc, đứng tên công ty và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người liên quan việc bán hóa đơn. Đồng thời, những văn phòng được thuê để các công ty ma hoạt động cũng được bị cáo Phát yêu cầu liên tục thay đổi địa điểm.
Tổng doanh số hàng hóa bán khống trên 17.600 tỷ đồng
Cơ quan điều tra cũng làm rõ, các bị cáo đã thỏa thuận với khách hàng về việc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng nhằm hợp thức hóa việc mua bán trái phép hóa đơn GTGT không có hàng hóa kèm theo. Tại tòa, các bị cáo khai nhận, bán hóa đơn với giá trung bình 1% doanh số hàng hóa (chưa tính thuế GTGT 10%).
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng đã làm rõ 22 công ty ma có địa chỉ đăng ký kinh doanh nhưng tại các địa chỉ này đều không ai cho thuê nhà, thuê văn phòng. Đồng thời cũng không có văn phòng, không đặt biển hiệu, kho bãi hàng hóa hay có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chỉ có Công ty Xăng dầu Phát (địa chỉ xã Nam Sơn, huyện An Dương) là có văn phòng làm việc, có cây xăng bán lẻ.
Cơ quan điều tra xác định, dưới sự chỉ đạo của bị cáo Phát, 22 công ty ma đã bán trái phép 25.125 hóa đơn GTGT với tổng doanh số hàng hóa dịch vụ bán khống là 17.611 tỷ đồng. Sau khi trả lương cho cấp dưới và trừ các chi phí khác, Ngô Văn Phát thu lợi bất chính hơn 161,8 tỷ đồng.
Tại tòa, các bị cáo đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng. HĐXX tuyên phạt Ngô Văn Phát 24 tháng tù. Bị cáo Bảy, bị cáo Loan 20 tháng tù. Các bị cáo Giao, Thúy, Hằng nhận mức án từ 12-18 tháng tù cùng về tội "Mua bán trái phép hóa đơn".
Cùng tội danh trên, các bị cáo Quyên, Nhài, Tiệp, Hoàng Anh bị tuyên phạt hành chính từ 70-200 triệu đồng.
Về thu lợi bất chính, Cục Thi hành án dân sự TP Hải Phòng đã tịch thu, sung vào ngân sách Nhà nước tổng số tiền và ngoại tệ đã quy đổi của bị cáo Ngô Văn Phát là 26,6 tỷ đồng. HĐXX buộc bị cáo Phát phải nộp 135,2 tỷ đồng thu lợi bất chính còn lại từ việc bán hóa đơn GTGT trái phép.
Đồng thời, buộc các bị cáo còn lại nộp tổng số tiền trên 3,6 tỷ đồng tiền thu lợi bất chính từ việc mua bán trái phép hóa đơn.
Vụ án đại gia Đào Thị Như Lệ ở Đà Nẵng: Bắt 2 người cho vay lãi nặng Biết đại gia Lệ có nhiều bất động sản nên các nghi phạm đã không ngần ngại xuống tiền, mỗi lần cho bà này vay từ vài trăm triệu đến vài chục tỉ đồng, lãi suất dao động 0,2 - 0,8%/ngày, thậm chí đến 1%/ngày. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Đà Nẵng tống đạt các quyết định đối với Lê...