Khởi tố 5 vụ án, 30 bị can trong đường dây xăng dầu giả của đại gia Trịnh Sướng
Ngày 28/8, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Lê Văn Tĩnh (SN 1985, trú tỉnh Đồng Nai) về hành vi sản xuất, mua bán hàng giả. Tĩnh là đối tượng vận chuyển dung môi và trực tiếp pha xăng giả cho các cây xăng.
Theo đó, từ giữa năm 2017 đến cuối tháng 1/2019, Tĩnh đã nhiều lần chở dung môi từ Cần Thơ về giao cho các cây xăng tỉnh Đắk Nông, mục đích là để các cây xăng này pha lẫn với xăng A95 để bán ra thị trường.
Ngoài việc chở đi giao dung môi, Tĩnh còn nhiều lần trực tiếp pha chất bột màu để làm xăng giả dưới sự chỉ đạo của một số đối tượng khác. Việc làm này Tĩnh biết là sản xuất xăng giả nhưng vẫn tiếp tục thực hiện.
Kho xăng dầu bị lực lượng chức năng triệt phá
Cũng theo VKSND tỉnh Đắk Nông, ngày 24/01/2019, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông phát hiện và bắt quả tang hành vi pha trộn dung môi solmix với xăng A95 xảy ra trên địa bàn. Sau đó, cơ quan này đã khởi tố 2 vụ án và 9 bị can về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Trên cơ sở này, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông tiếp tục điều tra mở rộng và đến nay đã khởi tố thêm 3 vụ án và 21 bị can. Như vậy, tính đến cuối tháng 8/2019, VKSND tỉnh Đắk Nông đã phê chuẩn quyết định khởi tố 5 vụ án, với 30 bị can liên quan đến đường dây sản xuất xăng dầu giả do Trịnh Sướng cầm đầu.
Từ năm 2017 đến ngày bị bắt, các đối tượng đã mua bán dung môi, chất làm tăng chỉ số Octan (gồm các chất Toluene, MTBE, NMA, Methanol…) với số tiền khoảng 4.200 tỷ đồng để sản xuất xăng dầu giả. Các đối tượng này đã đưa ra thị trường để tiêu thụ hơn 400 triệu lít xăng giả, thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng.
Video đang HOT
Đối tượng Lưu Văn Nguyện, giám đốc công ty chuyên cung cấp dung môi cho đường dây sản xuất mua bán xăng giả
Liên quan đến các vụ án, cơ quan điều tra cũng đã thu giữ 3 tàu thủy, 10 xe bồn, 4 máy bơm, 61 điện thoại di động, 8 máy tính xách tay, 16 ổ cứng máy tính để bàn, 14 CPU máy tính để bàn, 8 đầu thu camera, 7 con dấu doanh nghiệp và 3.067.361 lít dung dịch các loại (có 1.935.752 lít đã pha chế thành xăng giả).
Trong quá trình khám xét nơi ở và làm việc của các đối tượng, cơ quan điều tra còn niêm phong 6 xe bồn, 90 bồn chứa dung dịch hóa chất, 3 máy bơm và 50 tỷ đồng, cùng nhiều hồ sơ, tài liệu có liên quan.
Như Dân trí đã đưa tin, đầu tháng 6/2019, Công an tỉnh Đắk Nông đã tổ chức họp báo thông tin kết quả điều tra ban đầu vụ án sản xuất, mua bán xăng dầu giả liên quan đến đại gia Trịnh Sướng (Sóc Trăng).
Đây là đường dây xăng dầu cực kỳ lớn, với khoảng 6 triệu m3 xăng giả được đưa ra thị trường mỗi tháng. Số tiền mà các “đại gia” xăng dầu bỏ ra để mua dung môi, tạp chất để chế tạo xăng giả lên đến hơn 4000 tỷ đồng.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Nông xác định, dung môi được sử dụng để pha chế là thành phẩm trong quá trình chưng cất dầu mỏ. Đây là loại hợp chất thường được sử dụng trong công nghiệp, pha trộn sơn, tẩy rửa, sản xuất gỗ, thuộc da…
Các đối tượng sử dụng dung môi, pha với xăng, chất tạo màu và một số “hương liệu” để phù phép thành xăng. Đây là loại xăng giả không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng xấu đến hiệu suất động cơ, thậm chí có thể làm hỏng động cơ.
Theo Dân trí
Vụ xăng giả đại gia Trịnh Sướng: Trách nhiệm không phải của riêng Bộ Công Thương
Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh cho biết, ngay khi xảy ra vụ đường dây sản xuất xăng giả của đại gia Trịnh Sướng, Bộ cho kiểm tra và phát hiện một số vấn đề.
Chiều 15/8, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu tiếp tục tiến hành chất vấn các Bộ trưởng, trưởng ngành.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) chất vấn việc xử lý trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành, ngành chức năng thế nào khi để xảy ra nhiều vụ làm hàng giả như xăng dầu của đại gia Trịnh Sướng. Hai Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ Công Thương cùng tham gia trả lời câu hỏi trên.
Cụ thể, trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh đã chỉ ra sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng Ban 389 Quốc gia tại địa phương không kịp thời và hiệu quả, đặc biệt là trong việc tìm ra kẽ hở của luật pháp và kiểm soát chất lượng của các sản phẩm trên thị trường.
Bộ trưởng Công Thương - Trần Tuấn Anh.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, xăng dầu là mặt hàng trọng yếu. Do vậy, các lực lượng kiểm soát tại địa phương đã được yêu cầu phối hợp cùng Ban chỉ đạo 389 để kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay khi xảy ra vụ đường dây sản xuất xăng giả của đại gia Trịnh Sướng, Bộ Công Thương cho kiểm tra và phát hiện một số vấn đề.
Cụ thể, Bộ trưởng Công Thương chỉ rõ, đó là việc không có sự phối hợp kịp thời hiệu quả của các lực lượng quản lý thị trường, lực lượng khoa học công nghệ với Ban 389 (ban chỉ đạo đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả và gian lận thương mại) tại địa phương để phát hiện kịp thời những mặt hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhắc đến quy định trong Luật tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Theo đó, Bộ Khoa học Công nghệ có nhiệm vụ chỉ đạo để kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, thực hiện những quy định cụ thể liên quan đến quy chuẩn của các mặt hàng xăng, dầu và dung môi trong pha chế.
"Quản lý thị trường có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch kiểm tra về chất lượng xăng, dầu trên địa bàn cũng như lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, bộ trưởng cho rằng không có đủ điều kiện để phát hiện ra những hành vi được tổ chức một cách quy mô, tinh vi. Ngay cả việc phối hợp cũng không đảm bảo thực hiện được hết trên toàn bộ địa bàn do sự yếu kém của lực lượng địa bàn", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói và cho rằng, chính do còn yếu kém các lực lượng đã không đủ điều kiện, trình độ để kiểm nghiệm, đánh giá để phát hiện những sai phạm của các đối tượng khi đưa lượng lớn xăng giả như vậy vào thị trường.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, sau khi công an tổ chức điều tra vụ điều chế xăng giả, Bộ Công Thương đã chỉ đạo để chấn chỉnh kịp thời hoạt động kiểm soát chất lượng xăng dầu tại các địa phương, trong đó có các lực lượng như Sở KHCN, quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389 tại địa phương. Bộ cũng yêu cầu tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn.
"Kế hoạch đảm bảo chất lượng xăng dầu ở tại địa bàn, địa phương phải được làm chặt hơn nữa với trách nhiệm của các lực lượng có liên quan, bao gồm Bộ Khoa học Công Nghệ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường và các địa phương", Bộ trưởng Công Thương nói.
Thông tin thêm về việc trên, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đồng tình với đánh giá Bộ trưởng Công Thương đưa ra.
Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng, việc sản xuất hàng giả, hàng nhái đang có những diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi, nhất là bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh hiện nay đang gây nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý, kiểm soát.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm nhận định, việc sản xuất hàng giả, hàng nhái rất phức tạp trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh như hiện nay.
"Sau một thời gian điều tra, Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố vụ án buôn bán xăng giả thuộc doanh nghiệp của ông Trịnh Sướng. Vụ sản xuất xăng giả này đã diễn ra nhiều năm, có nhiều tổ chức, cá nhân có liên quan, phạm vi cung cấp xăng giả rất rộng bao gồm các tỉnh miền Tây, Tây Nguyên và đã lan ra một số địa phương phía Bắc. Quá trình điều tra vụ án cũng giúp cơ quan công an giải đáp được một số vấn đề, ví dụ như tại sao có tình trạng một số ôtô, xe máy đang lưu thông trên đường lại bốc cháy.Việc này cũng giúp các lực lượng có thêm kiến thức, kỹ năng để ngăn chặn các tội phạm trong lĩnh vực này." - Bộ trưởng Tô Lâm cho biết.
Hải Ninh
Theo kienthuc
Ai cung cấp hàng triệu lít dung môi cho Trịnh Sướng làm xăng giả? Theo Công an tỉnh Đắk Nông, việc làm rõ đối tượng đã cung cấp hàng triệu lít dung môi để đại gia Trịnh Sướng làm xăng giả là một thành công lớn của chuyên án. Chiều 30/7, Công an tỉnh Đắk Nông đã tổ chức gặp gỡ, cung cấp thông tin cho báo chí về diễn biến điều tra trong vụ án sản...