Khởi tố 14 đối tượng mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng trị giá hàng nghìn tỷ đồng
Sơ bộ thống kê giá trị hàng hóa trước thuế ghi trên các hóa đơn mà các đối tượng bán ra cho khách hàng lên đến 1.000 tỷ đồng, các đối tượng hưởng lợi hàng chục tỷ đồng.
Cơ quan An ninh điều tra (Công an TP Hà Nội) đã ra Quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can đối với 14 đối tượng về tội mua bán trái phép hóa đơn, quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự; tạm giam đối với 13/14 đối tượng (1 đối tượng nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi).
Trước đó, ngày 17/11/2021, Cơ quan An ninh điều tra tiếp nhận tin báo về tội phạm từ Báo Công lý về việc một số đối tượng có hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội.
Tang vật của vụ án. Ảnh: Công an TP Hà Nội
Qua điều tra, lực lượng chức năng xác định đường dây có 14 đối tượng gồm: Tô Sỹ Lực (sinh năm 1982), Nguyễn Văn Hào (sinh năm 1983), Nguyễn Văn Hồng (sinh năm 1983), Nguyễn Văn Cường (sinh năm 1981), Nguyễn Văn Mạnh (sinh năm 1992), Phạm Thị Thúy (sinh năm 1992), Nguyễn Thị Mai Phương (sinh năm 1986), Hoàng Thị Phượng (sinh năm 1983), Cao Hà Giang (sinh năm 1985), Cao Xuân Hải (sinh năm 1994); Lương Thị Vui (sinh năm 1995), Hoàng Văn Trường (sinh năm 1987), Phạm Ngọc Sơn (sinh năm 1984) và Cao Thành Đại (sinh năm 1990) có hoạt động mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT).
Thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng được lực lượng chức năng xác định như sau: Từ khoảng năm 2017, các đối tượng mua lại pháp nhân nhiều công ty với giá từ 15.000.000 đồng – 20.000.000 đồng/1 công ty; Sử dụng căn cước công dân, chứng minh nhân dân của người khác đứng tên Giám đốc, ký giả chữ ký Giám đốc để quản lý hồ sơ pháp nhân, con dấu Công ty, hóa đơn GTGT, biến các công ty này thành công ty “ma”, sau đó không tổ chức hoạt động kinh doanh mà chỉ dùng để mua bán trái phép hóa đơn GTGT thu lời bất chính.
Video đang HOT
Hóa đơn GTGT các đối tượng sử dụng để bán chủ yếu là hóa đơn điện tử (có chế độ bảo mật cao), sử dụng những người có trình độ nghiệp vụ kế toán tốt để kê khai cân đối báo cáo tài chính các kỳ tính thuế; đồng thời các đối tượng sử dụng các ứng dụng mạng xã hội như Telegram, Viber, Zalo… để liên lạc với nhau, mục đích tránh sự phát hiện của Cơ quan Thuế và Cơ quan Công an.
Đối tượng cầm đầu phân công một số đối tượng cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ: Soạn thảo hợp đồng, chứng từ, viết hóa đơn giấy, làm hóa đơn điện tử, báo cáo thuế, giao nhận với khách, giao dịch rút, chuyển tiền Ngân hàng… để hợp thức hoạt động mua bán trái phép hóa đơn. Số đối tượng này được trả lương từ 7.000.000 – 8.000.000 đồng/người/tháng.
Quá trình hoạt động mua bán trái phép hóa đơn, đối tượng cầm đầu thông qua số đối tượng môi giới để kết nối với các đơn vị có nhu cầu mua hóa đơn GTGT hợp thức hàng hóa đầu vào không có nguồn gốc hoặc hồ sơ vay vốn Ngân hàng… Các đối tượng môi giới mua hóa đơn với giá từ 2% – 4% tổng giá trị tiền hàng trước thuế ghi trên hóa đơn, sau đó bán lại cho khách với giá 8%-8,5% tổng giá trị tiền hàng trước thuế ghi trên hóa đơn. Việc thanh toán bằng hình thức trả tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản cá nhân của các đối tượng.
Ngày 18/11/2021, Công an TP Hà Nội tiến hành đấu tranh đối với 14 đối tượng trên và khám xét nơi ở, nơi làm việc. Kết quả thu giữ hơn 20 dấu tròn pháp nhân của các Công ty “ma” (Công ty được thành lập nhưng không tổ chức hoạt động kinh doanh) và nhiều quyển hóa đơn GTGT, các chứng từ liên quan cùng các đồ vật liên quan đến việc thực hiện hành vi phạm tội của các đối tượng như máy vi tính, điện thoại di động, Token Key… và hàng trăm triệu đồng tiền phạm pháp.
Sơ bộ thống kê giá trị hàng hóa trước thuế ghi trên các hóa đơn mà các đối tượng bán ra cho khách hàng lên đến 1.000 tỷ đồng, các đối tượng hưởng lợi hàng chục tỷ đồng. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng.
Kiểm tra các lĩnh vực có rủi ro cao về thuế
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc yêu cầu ngành thuế cần tiếp tục đẩy mạnh việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, triển khai các ứng dụng nộp thuế qua điện thoại thông minh để các tổ chức, cá nhân có thể nộp thuế mọi lúc, mọi nơi, 24/7, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Cán bộ ngành thuế Ninh Bình tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Thùy Dung/TTXVN
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, cơ quan thuế các cấp cần đẩy nhanh việc triển khai hóa đơn điện tử có mã xác thực, qua đó kiểm soát được dòng tiền, dòng hàng, hạn chế được gian lận thông qua hoàn thuế giá trị gia tăng.
Đồng thời, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Thuế chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh thanh, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao về thuế; tiếp tục triển khai việc thu thuế qua các sàn thương mại điện tử; tăng cường giáo dục đào tạo cán bộ; đẩy tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế vì mục tiêu cao nhất phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách được giao.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn, nhiệm vụ thu năm 2021 được Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành thuế là 1.167.400 tỷ đồng. Nghĩa là trong quý IV, ngành thuế phải thu tối thiểu 260.400 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng phải thu hơn 86.800 tỷ đồng. "Đây là nhiệm vụ rất khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp", Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn nói.
Do đó, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các Cục Thuế tiếp tục bám sát diễn biến thu ngân sách nhà nước theo từng khoản thu, sắc thuế, tích cực đôn đốc các tổ chức nộp các khoản thuế đã hết thời gian gia hạn khoảng 42.300 tỷ đồng; tăng cường đôn đốc thu hồi nợ thuế.
Song song với đó, Tổng cục Thuế sẽ phối hợp với các vụ, đơn vị thuộc Bộ Tài chính để đôn đốc thu các khoản thuộc ngân sách trung ương như tiền sử dụng đất, thu phí, lệ phí trung ương, thu cổ tức, lợi nhuận còn lại, thu chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước.
Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn cho biết, trong thời gian tới, ngành thuế sẽ đẩy mạnh việc triển khai hóa đơn điện tử; tiếp tục triển khai các giải pháp thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại qua các sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, qua đó phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách.
Theo Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn, số thu ngân sách liên tục có xu hướng giảm qua các tháng, quý và so với thực hiện cùng kỳ. Cụ thể, số thu quý I đạt 369.688 tỷ đồng, quý II chỉ còn 289.717 tỷ đồng, sang quý III/2021 thu chỉ đạt 245.989 tỷ đồng. Số thu quý III chỉ bằng 64% quý I và bằng 71,9% quý II. Nhiều tỉnh, thành phố có mức thu ngân sách đạt rất thấp và thấp hơn rất nhiều so với bình quân thu ngân sách 7 tháng của năm. Riêng Tp. Hồ Chí Minh thu ngân sách 9 tháng giảm gần 6.000 tỷ đồng so với tháng 8/2021.
Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn cho rằng, dịch bệnh diễn biến phức tạp từ tháng 4 và lan rộng ra các tỉnh phía Nam từ tháng 7 đã ảnh hưởng lớn đến quản lý thuế, đặc biệt là thanh tra kiểm tra và quản lý nợ.
Trong tháng 9, ngành thuế chỉ thực hiện được 3.397 cuộc thanh, kiểm tra, đạt 3,28% kế hoạch. Lũy kế 9 tháng thực hiện được 46.752 cuộc thanh, kiểm tra, bằng 51,1% kế hoạch. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh, kiểm tra là 34.040 tỷ đồng.
Về thu nợ thuế 9 tháng, toàn ngành thực hiện thu hồi 22.000 tỷ đồng tiền thuế nợ đọng, bằng 73,1% kế hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên số thu nợ giảm mạnh qua từng tháng. Tháng 8 thu đạt 2.090 tỷ đồng; tháng 9, chỉ ước đạt 1.100 tỷ đồng, giảm trên 1.500 tỷ đồng so với bình quân 7 tháng.
Không chỉ có vậy, để tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế trong năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về việc thực hiện gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất cho trong năm 2021.
Tổng cục Thuế nhận định, những giải pháp này đã phát huy hiệu quả giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhưng việc này cũng đã tác động đến tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách.
Tính đến cuối tháng 9/2021, đã có tổng số 138.984 đơn đề nghị gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất; trong đó, có 119.508 doanh nghiệp và 19.476 hộ, cá nhân kinh doanh. Tổng số tiền thuế, tiền thuê đất đã được gia hạn là 78.108 tỷ đồng.
Thanh Hóa phấn đấu đạt top 5 tỉnh, thành phố thu ngân sách cao nhất Trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đạt 24.400 tỷ đồng, đạt 92% dự toán và tăng 15% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa đạt 15.399 tỷ đồng, bằng 94% dự toán. Một góc thành phố Thanh Hóa. (Ảnh: Báo Nhân dân) Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu thu ngân sách...