Khơi thông nguồn vốn giá rẻ
Kết quả kinh doanh tích cực và năng lực tài chính vững mạnh của các ngân hàng trong 2019 sẽ góp phần tạo “bệ phóng” cho nguồn vốn tín dụng giá rẻ cho các doanh nghiệp trong năm 2020.
Lợi nhuận trước thuế của một số ngân hàng 9 tháng đầu năm 2019
Mới đây, nhiều ngân hàng thương mại tiết lộ mức lợi nhuận trong năm 2019 có thể sẽ vượt kế hoạch mà ĐHĐCĐ đề ra từ đầu năm.
“Lát cắt” bức tranh ngân hàng
Mặc dù đã có những cuộc đổi ngôi nhất định trong xếp hạng quy mô và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong 2 năm gần đây, song xét về thị phần, tầm ảnh hưởng của các ngân hàng quốc doanh vẫn rất lớn khi Vietcombank, BIDV và Vietinbank vẫn chiếm trên dưới 50% thị phần.
Tại Vietcombank, ngân hàng được nhắc đến rất nhiều từ năm 2018 với “những điểm dẫn đầu”, như đạt chuẩn Basel II, tất toán trái phiếu VAMC, lợi nhuận năm 2019 dự kiến cán mốc tỷ đô, nợ xấu dự kiến dưới 1%… Ngân hàng này hứa hẹn tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh để vượt qua BIDV lẫn Vietinbank về thị phần cho vay.
BIDV đã lấy lại “phong độ” từ quý III/2019 với việc bán 15% cổ phần cho KEB Hana Bank (Hàn Quốc). Điều này không chỉ tạo bộ đệm giúp BIDV đạt chuẩn Basel II, có cơ hội tăng trưởng tín dụng 12%, gỡ dần nút thắt về trái phiếu VAMC cũng như khoản nợ liên quan đến Hoàng Anh Gia Lai, mà còn tiếp tục tăng tốc thị phần cho vay từ mức hơn 22% của năm trước.
Trong số 3 TCTD lớn, Vietinbank đang là một “nốt trầm” với tăng tín dụng chỉ khoảng 6% trong 9 tháng đầu năm nay. Nếu Vietinbank phát hành được cổ phiếu riêng lẻ cho SCIC, qua đó hở được room để huy động thêm vốn từ đối tác ngoại, hoặc như gợi ý của JP Morgan – bán bớt cổ phần thành viên, sẽ gỡ khó cho ngân hàng, đồng thời củng cố vị thế thị phần cho vay trên diện rộng từ mức 20%.
Video đang HOT
Điều tiết để cả hệ thống ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp cùng phát triển mạnh mới thực sự tạo “bệ phóng” vững chắc để tín dụng lẫn nguồn vốn cho doanh nghiệp dồi dào, hướng về giá thấp.
Ngoài 3 TCTD trên, năng lực tài chính mạnh và kết quả kinh doanh tích cực của các ngân hàng TMCP khác trong nhóm niêm yết như Techcombank, MB, ACB, HDBank, VIB… đều đang hứa hẹn vượt chỉ tiêu tăng trưởng tổng dư nợ (nếu được phép) trong năm 2020.
Điều tiết và kỳ vọng
Điều tra “xu hướng kinh doanh” do NHNN thực hiện vào tháng 9/2019 cho thấy, các TCTD đặt kỳ vọng cao vào nhu cầu vốn của thị trường. Theo đó, nhu cầu vay vốn tiếp tục được nhận định ở mức cao hơn nhu cầu thanh toán, thẻ và nhu cầu gửi tiền. 68-73% TCTD kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng (vay vốn, gửi tiền, thanh toán và thẻ) sẽ gia tăng trong quý IV/2019 và trong cả năm 2019 so với năm 2018.
Nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng cao là hiển nhiên, khi phần lớn gánh nặng vốn vẫn đặt vào đôi vai ngân hàng. Điểm lại tài chính Việt Nam năm 2019, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, với một thị trường (tín phiếu và cổ phiếu) mới chỉ chiếm 40% tổng huy động tài chính trong 2018, thị trường tài chính vẫn tập trung chủ yếu ở tín dụng ngân hàng.
WB cũng lưu ý về tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trái phiếu 2019 như một kênh huy động vốn đáp ứng nhu cầu dài hạn cho doanh nghiệp, nhưng cần đặt vai trò của các ngân hàng trên thị trường vốn này ở mức quan trọng. Theo đó, ngân hàng không chỉ là tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, mà cũng là những nhà đầu tư lớn. Do đó, ở năm 2020 và các năm tới đây, nếu thị trường vốn phát triển vượt trội, đặc biệt nếu trái phiếu doanh nghiệp càng “phình” to, thì có thể tác động đến bảng cân đối tài sản của các ngân hàng.
Các chuyên gia cho rằng, điều tiết để cả hệ thống ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp cùng phát triển mạnh mới thực sự tạo “bệ phóng” vững chắc để tín dụng lẫn nguồn vốn cho doanh nghiệp dồi dào, hướng về giá thấp. Và điều đó phụ thuộc vào năng lực xử lý thách thức vĩ mô, tổng thể của Chính phủ, chứ không chỉ phụ thuộc vào một số ngân hàng hay nỗ lực ý chí tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp.
Lê Mỹ
Theo enternews.vn
"Lối thoát" khi "lỗi hẹn" Basel II
Thời hạn mà các ngân hàng phải áp dụng chuẩn Basel II đang đến rất gần, nhưng hiện vẫn còn khá nhiều nhà băng chưa đáp ứng được chuẩn này.
Nhiều chuyên gia cho rằng, NHNN cần kiên định với mục tiêu Basel II.
Đến nay mới có 18 ngân hàng thương mại đã đáp ứng chuẩn Basel II
Đến nay mới có 18 ngân hàng thương mại đã đáp ứng chuẩn Basel II theo quy định của Thông tư 41/2016/TT-NHNN.
Con đường gập ghềnh
BIDV là thành viên mới nhất đáp ứng chuẩn Basel II tại Việt Nam. Dù là một trong 4 NHTM Nhà nước lớn, nhưng hành trình để nhà băng này cán đích Basel II là không dễ dàng.
Sở dĩ như vậy là bởi BIDV là ngân hàng lớn nhất hệ thống về quy mô tài sản với tổng tài sản tính đến cuối tháng 9/2019 hơn 1,425 triệu tỷ đồng, nhưng vốn điều lệ của ngân hàng này là 34.187 tỷ đồng, thấp nhất trong số 3 NHTMCP có vốn nhà nước. Do đó, khi hoàn tất bán 15% cổ phần cho KEB Hanna Bank (Hàn Quốc) thì nhà băng này mới cán đích Basel II.
Nói như vậy để thấy, đường đến Basel II không "trải hoa hồng" và theo các chuyên gia, muốn chạm đến cái đích này, các nhà băng chỉ có 2 lựa chọn: hoặc là tăng vốn, hoặc là phải cơ cấu lại bảng cân đối tài sản. Đó cũng chính là lý do mà cuộc đua tăng vốn vẫn tiếp tục nóng trong những ngày cuối cùng của năm 2019. Đơn cử mới đây, SHB đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 12.036 tỷ đồng lên 15.044 tỷ đồng. Trước đó, NCB cũng tăng vốn lên 4.101 tỷ đồng...
Điều đó cũng có nghĩa sẽ còn những thành viên mới tiếp tục gia nhập "gia đình" Basel II trong những ngày cuối năm nay. Thế nhưng, chắc chắn số nhà băng không thể đáp ứng chuẩn này đúng hạn là không ít khi mà hiện trong hệ thống các TCTD Việt Nam có tới 4 NHTM 100% vốn nhà nước; 31 NHTMCP; 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đó là chưa kể các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mở "cửa thoát hiểm"
Dường như NHNN cũng đã lường trước được điều này khi đã mở thêm "cửa thoát hiểm" cho các ngân hàng chưa đạt Basel II. Theo đó, tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN vừa được ban hành, NHNNcho phép các nhà băng chưa có khả năng áp dụng Basel II được tiếp tục thực hiện theo các quy định của Thông tư 22/2019/TT-NHNN.
Tuy nhiên, quy định về an toàn vốn tối thiểu theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN cũng được nâng cao hơn rất nhiều so với trước đây. Theo đó, Thông tư này điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số khoản phải đòi. Cụ thể mặc dù hệ số rủi ro 50% vẫn được áp dụng cho các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay, song phải đáp ứng một trong các điều kiện, như khoản cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN; khoản cho vay cá nhân mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các dự án hỗ trợ của Chính phủ; khoản cho vay khách hàng cá nhân mua nhà ở mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại hợp đồng tín dụng dưới 1,5 tỷ đồng...
Trong khi các khoản cho vay phục vụ đời sống có tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay dưới 4 tỷ đồng; khoản cho vay cá nhân mua nhà ở không có tài sản bảo đảm là chính nhà ở đó được áp hệ số rủi ro 100%. Còn các khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay từ 4 tỷ đồng trở lên sẽ được áp hệ số rủi ro 150%...
Một quan chức của NHNN cho biết, đối với các ngân hàng chưa đáp ứng Basel II, thì việc áp dụng quy định mới là cần thiết nhằm yêu cầu các nhà băng này phải kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực có rủi ro cao. Mặt khác, việc tăng hệ số rủi ro sẽ tạo động lực cho các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sớm tuân thủ chuẩn mực Basel II.
Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, dù có "nới tay" cho các ngân hàng chưa đạt chuẩn Basel II, song NHNN cần kiên định với mục tiêu Basel II. "Trên thế giới hiện đã có nhiều nước áp dụng Basel III, nay Việt Nam mới áp dụng Basel II là quá muộn", vị này nhấn mạnh.
Hà Anh
Theo enternews.vn
Phân tán rủi ro khi đẩy mạnh vốn cho SME Rót vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đòi hỏi ngân hàng phải có giải pháp quản lý tốt dòng tiền cung cấp cho phân khúc khách hàng này như xây dựng được chuỗi cung ứng cho họ... SME luôn cần vốn Tiếp cận tài chính là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của các SME, vì ảnh...