Khơi thông nguồn lực, chặn ‘lợi ích nhóm’
Trao đổi với Tiền Phong về triển khai thực hiện 3 đột phá chiến lược trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ông Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương nhấn mạnh: Cần sớm hoàn thiện đồng bộ thể chế để huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai.
Dự án Cát Linh- Hà Đông trễ hẹn nhiều lần Ảnh: Như Ý
LTS: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội. Nghị quyết nhấn mạnh: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày 9/3/2021, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Chỉ thị 01 của Bộ Chính trị về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, từ tuần này, báo Tiền Phong mở chuyên mục Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng XIII vào cuộc sống, in vào các số báo ra thứ Ba, thứ Năm hằng tuần.
Sửa luật để chặn tiêu cực, tham nhũng
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định 3 khâu đột phá chiến lược là thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng. Vậy so với các đại hội trước, 3 đột phá chiến lược lần này có những điểm gì nổi mới cần lưu ý, thưa ông?
Cũng như Đại hội XI, XII, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định 3 đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, so với trước, nghị quyết lần này bổ sung nhiều nội hàm mới để phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Trước hết về đột phá hoàn thiện thể chế, các đại hội trước chỉ nói là hoàn thiện thể chế Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng lần này đề cập đến việc hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển nói chung. Như vậy, đột phá thể chế lần này có ý nghĩa bao trùm ở tất cả các lĩnh vực.
Trong đột phá về phát triển nguồn nhân lực, các đại hội trước, chúng ta chỉ nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Nhưng lần này nội hàm nguồn nhân lực chất lượng cao được mở rộng, trong đó ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt, cũng như phát hiện, thu hút và trọng dụng nhân tài. Đối với đột phá thứ ba, bên cạnh việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nghị quyết cũng nhấn mạnh đến những cơ sở hạ tầng then chốt để tạo ra những đột phá cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới, như đường bộ cao tốc Bắc – Nam, cảng hàng không Long Thành; các cơ sở hạ tầng thích ứng với biển đổi khí hậu; hạ tầng công nghệ thông tin…
Video đang HOT
Việc thực hiện dự án khu đô thị Thủ Thiêm có nhiều sai phạm, gây bức xúc trong nhân dân
Trong đột phá chiến lược về thể chế có nhấn mạnh huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai. Câu chuyện đất đai luôn là một vấn đề “ nóng” trong nhiều năm trở lại đây, vậy thời gian tới, cần có giải pháp gì để vừa khơi thông được nguồn lực đất đai, vừa ngăn chặn được các lỗ hổng để bị trục lợi?
Đất đai là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển. Tuy nhiên, thời gian qua trong lĩnh vực đất đai còn nhiều lỗ hổng, bất cập cả về thể chế và quản lý dẫn đến chưa thực sự phát huy được nguồn lực quan trọng này. Để thực hiện chủ trương Nghị quyết Đại hội XIII đề ra, tới đây phải sửa đổi Luật Đất đai theo hướng, vẫn giữ quy định “sở hữu đất đai toàn dân”, nhưng phải bổ sung cơ chế chính sách để toàn dân được hưởng lợi, chứ không phải chảy vào “túi” công ty này, tập đoàn kia – tức là rơi vào các “nhóm lợi ích”.
Trên thực tế, do còn nhiều lỗ hổng trong các quy định của pháp luật nên lợi ích kinh tế mà đất đai tạo ra chưa được phân bổ hợp lý. Thậm chí, lợi ích từ đất đai “rơi” vào túi các ông chủ doanh nghiệp, quan chức tha hóa. Tình trạng quan chức có thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan đến đất đai “bắt tay” một số cá nhân, doanh nghiệp để trục lợi vẫn xảy ra. Việc thu hồi, đền bù cho người dân với giá thấp, sau đó bán ra thị trường với giá rất cao, và phần chênh lệch đó rơi vào các “nhóm lợi ích” đang là vấn đề gây nhiều bức xúc… Chỉ một vụ án Vũ Nhôm thôi mà bao quan chức, cựu quan chức bị kỷ luật, xử lý hình sự vì đã “bắt tay” bán “đất vàng” với giá rẻ cho doanh nghiệp. Phải quyết tâm sửa đổi Luật Đất đai để khơi thông được nguồn lực, phục vụ cho sự phát triển, đồng thời bịt được các kẽ hở.
Phải có trách nhiệm với từng đồng tiền thuế của dân
Xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong những đột phá chiến lược được nêu từ Đại hội XI cho đến nay. Bên cạnh những mặt tích cực,vẫn còn tình trạng, nhiều công trình chất lượng không đảm bảo, chậm tiến độ, trễ hẹn nhiều lần, điển hình là dự án đường sắt Cát Linh -Hà Đông. Theo ông cần có giải pháp gì để thực hiện có hiệu quả khâu đột phá chiến lược này?
Qua 10 năm thực hiện ba khâu đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Rất nhiều công trình hạ tầng có ý nghĩa đã được đầu tư, xây dựng và đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều dự án, công trình, chậm tiến độ, gây thất thoát lãng phí. Ví dụ, dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, vừa làm xong đã hư hỏng, xuống cấp. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, chỉ có 13 km thôi mà làm hàng chục năm chưa xong, và cũng không biết đến bao giờ mới có thể vận hành thương mại…?
Vì thế, để triển khai thực hiện khâu đột phá chiến lược này, trước hết mỗi cơ quan, đơn vị và người đứng đầu các cấp cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm với từng đồng tiền thuế của dân. Mọi cán bộ, công chức phải thực sự có quyết tâm, có khát vọng; đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết khi thực hiện khâu đột phá chiến lược quan trọng này.
Có ý kiến từng nói rằng “việc chậm, muốn nhanh thì phải thay người”, ông nghĩ sao về điều này?
Người đứng đầu các cấp, ngành và chính quyền địa phương phải có trách nhiệm khi để công trình, dự án chậm tiến độ, cũng như thất thoát, lãng phí. Thực tế, ở đâu người đứng đầu có trách nhiệm, làm việc vì dân, vì nước thì ở đó không có những công trình kém chất lượng, chậm tiến độ. Ngược lại, nơi nào người đứng đầu thiếu quyết liệt, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý thì nơi đó sẽ có những dự án chậm tiến độ. Do đó cần phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng, nhất là các dự án công trình trọng điểm.
Đồng thời, cần sớm nghiên cứu, ban hành cơ chế bảo vệ cán bộ “6 dám”: “Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách”. Qua đó để đội ngũ cán bộ an tâm trong việc sáng tạo, cống hiến vì lợi ích chung của đất nước.
Xin cảm ơn ông
Lãnh đạo buông lỏng, tham nhũng diễn ra nghiêm trọng
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nhấn mạnh như vậy tại buổi tọa đàm"Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong phòng, chống tham nhũng - Vấn đề lý luận và thực tiễn".
Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học
Ngày 4/9, phát biểu khai mạc Tọa đàm"Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong phòng, chống tham nhũng - Vấn đề lý luận và thực tiễn", Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nhấn mạnh: Người đứng đầu có vị trí, vai trò rất quan trọng, đôi khi có ý nghĩa quyết định đến quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan trong đó có công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Ở đâu người lãnh đạo gương mẫu đi đầu, kiên quyết đấu tranh PCTN thì ở đó tham nhũng ít xảy ra và ngược lại, ở đâu người đứng đầu có biểu hiện buông lỏng, không muốn và không dám chống tham nhũng, nói không đi đôi với làm thì ở đó tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, phức tạp.
Theo ông Học, những chuyển biến tích cực, rõ nét trong PCTN thời gian qua, nhất là từ nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong PCTN. Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã rất kiên quyết, kiên trì chỉ đạo phát hiện, xử lý nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Qua đó, xử lý nghiêm nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao có hành vi tham nhũng với tinh thần tích cực, khẩn trương, làm rõ đến đâu xử lý đến đó; không có vùng cấm, không có ngoại lệ bất kể người đó là ai; đã có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố, điều tra và đã có kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử.
"Chính phương châm chỉ đạo này của người đứng đầu Đảng, Nhà nước đã tạo bước đột phá trong công tác PCTN, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao", Phó Ban Nội chính Trung ương nói.
Tuy nhiên, theo ông Học, vẫn có tình trạng người đứng đầu chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; có trường hợp nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thậm chí bao che cho trường hợp tham nhũng, tiêu cực. Nghiêm trọng hơn, nhiều người đứng đầu đã thực hiện hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc tiếp tay cho tham nhũng bị phát hiện xử lý.
Đồng tình với phát biểu trên, PGS-TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương cho rằng, quan trọng là người đứng đầu có làm hay không, có thực hiện (phòng chống tham nhũng-PV) hay không. Phản biện lại ý kiến của một đại biểu nói rằng phải tăng lương, ông Phúc thẳng thắn nhận xét: Càng những ông giàu có, của cải nhiều thì lại càng tham nhũng chứ có phải anh ít lương tham nhũng đâu.
"Hôm qua xem tivi đưa tin cuộc làm việc của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ TP.HCM có đoạn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói: "Các anh cứ nói cơ chế, tôi không tán thành đổ cho cơ chế". Tôi thấy điều này là đúng", ông Phúc nói và đặt vấn đề: "Cũng cơ chế đó sao có người làm tốt, có nơi không tham nhũng? Tôi nghĩ rằng mọi nghị quyết, quy định, mọi lý luận đều phụ thuộc vào người đứng đầu thực hiện như thế nào trong thực tiễn".
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến công tác nhân sự để trình Quốc hội Tại phiên họp thứ 54, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Quốc hội. Sáng 15/3, phát biểu khai mạc phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tại kỳ họp tới, Quốc hội sẽ dành thời gian quan trọng...