Khối tài sản vô đối, chú lùn’ mới xuất hiện lập tức vượt mặt ông lớn
Kỷ lục mới được thiết lập trong phiên giao dịch sáng 3/7 với việc một cổ phiếu “chú lùn” – nhờ sở hữu đất vàng và độ đặc quánh của cổ phiếu, đã giúp công ty này vượt kỷ lục của nhiều ông lớn như Vingroup, Sabeco, Yeah1,…
Theo Sở GDCK Hà Nội, hơn 38,4 ngàn cổ phiếu IPH của Công ty TNHH MTV In và Phát hành biểu mẫu thống kê được đăng ký giao dịch trên Upcom bắt đầu từ 3/7/2019 với mức giá khởi điểm cao kỷ lục: 411.000 đồng/cp.
Đây là mức giá chào sàn cao hơn nhiều so với các kỷ lục và của các “ông lớn” trước đó như Yeah1 của ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Sabeco hay Vingroup, Vinhomes,… của ông Phạm Nhật Vượng.
Công ty TNHH MTV In và Phát hành biểu mẫu thống kê tiền thân là Phòng phát hành trực thuộc văn phòng Tổng cục Thống kê thành lập từ 1976 sau đó chuyển thành công ty TNHH MTV từ 2012 với vốn điều lệ 2,05 tỷ đồng.
Sở dĩ IPH có giá khởi điểm cao bởi suốt đó đến nay doanh nghiệp này vẫn giữ số lượng cổ phần không đổi ở mức 205.495 đơn vị và cũng không tăng vốn điều lệ trước thời điểm lên sàn giống như đại đa số các doanh nghiệp khác.
Nhiều cổ phiếu có giá khởi điểm cao.
Trong phiên đấu giá ngày 15/5/2019, toàn bộ 138.231 cổ phần của IPH đã được các nhà đầu tư mua hết với giá trúng thầu bình quân tới 410.960 cổ phần, cao gấp 15 lần so với mức giá khởi điểm 27.200 đồng/cp.
Ngoài lịch sử hoạt động kinh doanh lâu đời sức hấp dẫn của IPH đến từ việc sau cổ phần hóa doanh nghiệp được phê duyệt quản lý, sử dụng lô đất tại số 47-55 ngõ 54 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội với tổng diện tích khuôn viên đất 828m2. Đất có thời hạn 50 năm tính từ 15/10/1993 với hình thức nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm.
Theo kế hoạch, năm 2019, IPH ước tính doanh thu đạt 10 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 352 triệu đồng.
IPH là trường hợp hiếm hoi cổ phiếu có quy mô nhỏ nhưng lên sàn với giá cao ngất ngưởng.
Video đang HOT
Trước đó, 26/6/2018, Yeah (YEG) của ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống chào sàn ở mức giá khởi điểm cao kỷ lục 250.000 đồng/cp và tăng mạnh lên 300.000 đồng/cp ngay trong phiên đầu tiên. Tuy nhiện, hiện cổ phiếu này còn 74.000 đồng/cp.
Cổ phiếu Sabeco cũng có mức giá đóng cửa phiên đầu tiên hồi cuối 2016 ở mức khá cao 132.000 đồng/cp.
Techcombank của tỷ phú USD Hồ Hùng Anh niêm yết trên sàn HOSE hôm 23/5/2018 với giá khởi điểm 128.000 đồng/cp nhưng thiếu vắng người mua.
Cổ phiếu Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chào sàn ở mức giá 92.100 đồng/cp nhưng chỉ trong 5 phút đầu giao dịch tăng sát trần lên 110.500 đồng/cp giúp vốn hóa của doanh nghiệp này đạt trên 13 tỷ USD.
FPT Retail của ông Trương Gia Bình chào sàn hồi cuối tháng 4/2018 với giá khởi điểm 125.000 đồng/cp…
Trước đó, thị trường chứng khoán cũng chứng kiến nhiều cổ phiếu tăng giá lên mức rất cao, trên 300.000 đồng/cp nhưng sau đó giảm mạnh như: Khoáng sản Bình Định, Nhà Từ Liêm, Thủ Đức House, họ nhà Sông Đà,…
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), giao dịch tiếp tục ảm đạm. Nhóm ngân hàng và dầu khí đồng loạt giảm mạnh. Nhóm dầu khí chịu áp lực từ giá dầu giảm. Đêm qua (giờ Việt Nam) giá dầu thô giảm 4%.
Nhiều cổ phiếu blue-chips như Masan, Sabeco, Vietcombank, Vingroup,… đều giảm giá.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) vẫn có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Theo CTCK Rồng Việt, thị trường cần điều chỉnh để tìm mức độ cân bằng, xu hướng điều chỉnh hiện tại vẫn chưa kết thúc và dấu hiệu tích lũy chưa đủ để nhà đầu tư có thể giải ngân mạnh trong khoảng thời gian này.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/7, VN-Index giảm 3,63 điểm xuống 961,98 điểm; HNX-Index giảm 0,63 điểm xuống 103,46 điểm và Upcom-Index giảm 0,21 điểm xuống 54,96 điểm. Thanh khoản đạt 170 triệu đơn vị, trị giá 4,9 ngàn tỷ đồng.
V. Minh
Theo vietnamnet.vn
Phiên 2/7: Rung lắc mạnh, VN-Index quay đầu giảm điểm
Phiên giao dịch hôm nay thị trường chứng khoán đã chịu sự rung lắc mạnh do nhóm cổ phiếu VN30 phân hoá và phần lớn mất giá.
Phiên sáng sức ép bán mạnh
Sau phiên tăng mạnh hôm qua, nhưng thanh khoản thấp, do đó đã khiến nhà đầu tư thận trọng khi bước vào giao dịch sáng nay.
Ngay từ đầu phiên sáng, áp lực bán đã bị đẩy mạnh vào thị trường. Trên HOSE, nhóm VN30 phân hoá mạnh, có đến 2/3 số mã giảm giá xuống giao dịch trong sắc đỏ.
Tuy mức giảm không quá sâu, nhưng số đông mã VN30 giảm giá khiến VN-Index rung lắc mạnh.
Trong đó, những mã giảm sâu như: HPG giảm 1,7% xuống 22.600 đồng/CP; POW giảm 1% xuống 14.850 đồng/CP; HDB giảm 1,9% xuống 26.400 đồng/CP; EIB giảm 1,6% xuống 18.500 đồng/CP; BHN giảm 2,2% xuống 91.000 đồng/CP. Ngoài ra còn có một số mã lớn khác giảm nhẹ dưới 1% như: VIC, VHM, VCB, GAS, SAB, MSN, VNM, ROS ...
NHóm VN30 đồng loạt giảm giá, VN-Index mất điểm.
Những mã khớp lệnh cao đều là giảm giá như: ROS khớp hơn 3,94 triệu đơn vị; HPG khớp 2,2 triệu đơn vị; các mã CTG, TCB, MBB STB, VPB khớp lệnh từ 1 - 1,85 triệu đơn vị mỗi mã.
Trên sàn HOSE vẫn còn một số mã VN30 tăng, nhưng khớp lệnh thấp, do đó khó níu kéo chỉ số đứng trên tham chiếu. Cụ thể, DHG tăng 1,9% lên 107.200 đồng/CP; GMD tăng 1,7% lên 26.850 đồng/CP; VRE tăng 1,02% lên 34.600 đồng/CP; PLX tăng 1% lên 93.600 đồng/CP; một số mã khác tăng dưới 1% như: VJC, MWG, PNJ, FPT ...
Mã chứng quyền CFPT1901 và CMWG1902 thu hút nhà đầu tư, trong đó CFPT1901 thanh khoản 0,65 triệu đơn vị và CMWG1902 khớp 0,52 triệu đơn vị.
Đóng cửa phiên sáng, với 102 mã tăng và 170 mã giảm, VN-Index giảm 3,29 điểm xuống 962,32 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 75,7 triệu đơn vị, giá trị 1.685,81 tỷ đồng, giảm hơn 11% về khối lượng và nhẹ về giá trị so với phiên sáng hôm qua.
Phiên chiều nới rộng biên độ giảm
Bước vào phiên giao dịch buổi chiều áp lực bán tiếp tục gia tăng, lực cầu hạn chế.
Trong đó, những mã bị bán mạnh từ nhà đầu tư nước ngoài là PDR với khối lượng 3,66 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 95,33 tỷ đồng. HPG bán ròng gần 2,4 triệu đơn vị, giá trị 54,32 tỷ đồng. Mã HPG cũng là mã bluechip mất giá sâu với 1,7% về 22.600 đồng/CP, khớp đứng thứ 2 trên HOSE với 4,77 triệu đơn vị. Đứng đầu về thanh khoản trên HOSE là ROS khớp 7,82 triệu đơn vị, giảm sâu hơn sáng mất 1,2% về 29.400 đồng/CP. VCB giảm 1,1% xuống 70.500 đồng/CP; HDB giảm 1,5% xuống 26.500 đồng, BID giảm 0,93% xuống 32.050 đồng; CTG giảm nhẹ 0,2% xuống 20.800 đồng/CP, khớp 2,58 triệu đơn vị; Các mã VIC, MSN, POW giảm trên 1% nhưng khớp lệnh khối lượng thấp.
Đóng cửa trong sắc đỏ và khớp cao còn có: TCB, STB, HDB, VPB, PVD, FPT, thanh khoản từ 1,7-2,7 triệu đơn vị.
Ngược lại những mã VN30 hãm đà giảm của chỉ số như: VHM, VRE, PLX, VJC, ...
Chốt phiên, với 124 mã tăng và 171 mã giảm, VN-Index giảm 3,63 điểm xuống 961,98 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 138,22 triệu đơn vị, giá trị 3.457,14 tỷ đồng, giảm 17% về khối lượng và giảm 11% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trên HNX hôm nay cũng có diễn biến giống HOSE, nhiều mã vốn hoá lớn mất giá gây sức ép lên chỉ số như: ACB giảm 1% về 28.900 đồng/CP; SHB giảm 1,5% về 6.700 đồng/CP; PVS giảm 0,9% về 23.300 đồng/CP; SHB giảm nhẹ khớp 5,34 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. PVS giảm nhẹ, khớp 2,04 triệu đơn vị; NDN giảm sâu 4,2% về 15.900 đồng, khớp gần 3 triệu đơn vị dứng thứ 2 trên HNX.
Chốt phiên, với 51 mã tăng và 75 mã giảm, HNX-Index giảm 0,63 điểm xuống 103,46 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 23,75 triệu đơn vị, giá trị 305,3 tỷ đồng, tăng 9% về khối lượng và 11% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trên UPCoM, diễn biến chỉ số cũng giống 2 sàn niêm yết, tuy nhiên khối lượng giao dịch tăng mạnh. Chốt phiên, với 106 mã tăng và 80 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,21 điểm xuống 54,96 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 12,55 triệu đơn vị, giá trị 207 tỷ đồng, tăng 80% về khối lượng và 78% về giá trị so với phiên hôm qua.
Theo kinhtedothi.vn
Chứng khoán sáng 25/6: Rung lắc điều chỉnh, VN-Index vẫn giữ được ngưỡng 960 điểm Nhóm ngân hàng, dầu khí đều chuyển sang trạng thái giằng co đã khiến thị trường mất trụ kéo. Rung lắc dễ dàng xuất hiện khiến chỉ số giảm điểm tuy nhiên nhìn chung trạng thái tâm lý vẫn đang khá ổn định. VN-Index sáng 25/6. Rất khó để thị trường có thể tăng điểm nếu như vẫn còn vấp phải chướng ngại...