Khối tài sản hơn 500.000 tỷ của PVN thay đổi ra sao trong năm nay?
Dự phòng đã “ngốn” toàn bộ giá gốc đầu tư của PVN vào Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Khối tài sản hơn 500.000 tỷ của PVN thay đổi ra sao trong năm nay?
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mới đây đã công bố báo cáo tài chính riêng lẻ kiểm toán bán niên 2020. Báo cáo này vừa được hoàn thành trong tháng 11/2020.
Theo đó, tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng tài sản của PVN ở mức 503.620 tỷ đồng, giảm 1,7% so với hồi đầu năm.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của tập đoàn này là các khoản đầu tư tài chính dài hạn với 162.479 tỷ đồng, giảm 3,2% sau 6 tháng.
Đi sâu hơn, các khoản đầu tư vào công ty con có tổng giá gốc 155.979 tỷ đồng, giảm không đáng kể trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, lượng dự phòng cho các khoản đầu tư này lại tăng khá mạnh lên 6.268 tỷ đồng, tương đương tăng 27%, chủ yếu do gia tăng 1.232 tỷ đồng dự phòng cho khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Trong khi đó, các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết có tổng giá gốc 25.679 tỷ đồng, thay đổi không đáng kể. Tuy nhiên, lượng dự phòng tính đến cuối tháng 6/2020 lại lên đến 13.336 tỷ đồng, tăng tới 44% sau 6 tháng và chiếm hơn nửa tổng giá gốc.
Nguyên nhân chủ yếu là do dự phòng đầu tư vào Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã tăng mạnh, từ 8.566 tỷ đồng hồi đầu năm lên 12.669 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2020.
Đáng chú ý, lượng dự phòng này đã bằng toàn bộ giá gốc đầu tư, nghĩa là giá trị thuần của khoản đầu tư của PVN vào Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã về con số 0. Điều này phản ánh nguy cơ tổn thất toàn bộ phần vốn góp của PVN vào Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Bên cạnh các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của PVN. Giá trị các khoản đầu tư này đến cuối tháng 6/2020 là 131.412 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm. Toàn bộ là tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng đến 12 tháng, trong đó, 54.583 tỷ đồng là quy thu dọn mỏ giữ hộ các nhà thầu dầu khí.
Video đang HOT
Ngoài ra, tài sản của PVN cũng tập trung ở các tài sản dở dang dài hạn (80.792 tỷ đồng, tăng 2,8%), các khoản phải thu ngắn hạn (59.676 tỷ đồng, giảm 7,2%)…
Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2020 cũng tiết lộ kết quả kinh doanh của PVN trong nửa đầu năm. Theo đó, doanh thu thuần của tập đoàn này đạt 36.572 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do giảm bao tiêu xăng dầu cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp còn lại là 1.762 tỷ đồng, giảm 6,6%.
Đáng chú ý, trong kỳ, doanh thu tài chính của PVN giảm tới 40% xuống 9.692 tỷ đồng, chủ yếu do giảm cổ tức và lợi nhuận được chia.
Trong khi đó, chi phí tài chính lại tăng mạnh 59% lên 8.729 tỷ đồng, chủ yếu tăng trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư (phần lớn là tăng trích lập dự phòng cho khoản đầu tư vào Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, như đã trình bày ở trên), cùng với đó, ghi nhận thêm khoản lỗ lớn do chênh lệch tỷ giá.
Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng hơn 10%, lên 412 tỷ đồng.
Chốt 6 tháng năm 2020, lợi nhuận trước thuế của PVN chỉ đạt 2.391 tỷ đồng, giảm tới 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dầu khí Phương Đông (PDC) sắp lỗ lần đầu dưới thời đại gia 'điếu cày' Lê Thanh Thản?
Năm 2020, ngoài tác động chung của đại dịch Covid-19, dường như việc lâm vào hoàn cảnh "rắn mất đầu" đã khiến PDC lao đao, khi báo lỗ trước thuế 6 tỷ đồng sau 9 tháng. Có thể thấy, nếu không có sự đột phá mạnh mẽ vào quý cuối năm thì viễn cảnh PDC gánh lỗ lần đầu tiên kể từ khi đại gia "điếu cày" Lê Thanh Thản thâu tóm là kết cục rõ ràng.
Dầu khí Phương Đông (PDC) sắp lỗ lần đầu dưới thời đại gia 'điếu cày' Lê Thanh Thản?
Đại gia 'điếu cày' thâu tóm PDC từ tay Ocean Group
Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông (HNX: PDC) tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND Nghệ An với tên gọi Khách sạn Phượng Hoàng. Năm 2007, PDC được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp quản với hoạt động chính là kinh doanh phân bón và dịch vụ khách sạn.
Năm 2009, cổ phiếu PDC chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Sau khi lên sàn ít lâu, PVN chuyển nhượng hơn 60% cổ phần PDC cho Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS).
Tháng 8/2011, PVS tiếp tục sang tay lô cổ phiếu trên cho hai pháp nhân thuộc Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) là Ocean Hospitality và Ocean Bank.
Một thời gian sau, PVN thoái toàn bộ vốn còn lại tại PDC cho Tập đoàn Đại Dương, không chỉ thay đổi về cơ cấu cổ đông, hoạt động kinh doanh của PDC cũng dịch chuyển ít nhiều.
Nếu như trước đó, mảng kinh doanh phân bón chiếm phần lớn doanh thu PDC thì kể từ khi có sự hiện diện của nhóm Tập đoàn Đại Dương, doanh thu khách sạn lại trở thành mũi nhọn của công ty. Đây là điều có thể dự đoán trước, do Tập đoàn Đại Dương thời điểm đó tập trung rất nhiều và có không ít kinh nghiệm trong lĩnh vực khách sạn, nghĩ dưỡng với chuỗi Star City, Sunrise.
Đến giữa năm 2015, sau khi trải qua khá nhiều "biến cố", PDC một lần nữa "đổi chủ" khi các nhà đầu tư cá nhân thuộc "hệ sinh thái" ông Lê Thanh Thản - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mường Thanh, bao gồm bà Lê Thị Hoàng Yến (con gái ông Thản) và ông Đỗ Trung Kiên (con rể ông Thản) nắm giữ hơn 51% cổ phần PDC từ tay Tập đoàn Đại Dương.
Ước tính, với thị giá cổ phiếu PDC khi đó, đại gia "điếu cày" đã chi gần 70 tỷ đồng để nắm quyền sở hữu công ty.
Kế tiếp, ông chủ của Mường Thanh tiếp nhận vị trí Chủ tịch HĐQT PDC từ ông Nguyễn Thế Hoàng, chính thức đánh dấu thương vụ M&A "đình đám" trong giới du lịch, khách sạn này. Ái nữ nhà Mường Thanh, bà Hoàng Yến cũng có ghế trong hội đồng quản trị công ty.
Tính đến cuối năm 2019, trong bối cảnh "vướng vòng lao lý", song đại gia Lê Thanh Thản vẫn nắm giữ 20% vốn PDC, bà Hoàng Yến nẵm giữ hơn 9,3% vốn và ông Kiên nắm giữ 19% vốn.
PDC sắp lỗ lần đầu dưới thời ông Thản?
Kể từ khi đặt chân vào "hệ sinh thái" ông Lê Thanh Thản, tình hình kinh doanh của PDC được cải thiện ngay lập tức. Nếu như trước đó, công ty kết thúc năm 2015 với kết quả kinh doanh èo uột, chỉ lãi trước thuế hơn 1 tỷ đồng, trong khi doanh thu thuần đạt trên 65 tỷ đồng thì bước sang năm 2016, các chỉ số này được cải thiện đáng kể.
Theo đó, năm 2016 PDC ghi nhận lợi nhuận trước thuế lên 6,3 tỷ đồng mặc dù doanh thu thuần giảm 17% còn 54 tỷ đồng. Kết quả lạc quan này kéo đến năm 2017, khi PDC tổng kết năm với 94,5 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến năm 2018 do doanh thu thuần giảm hơn 36% xuống còn 60 tỷ đồng, trong khi các chi phí vận hành vẫn ở mức cao, lợi nhuận trước thuế của PDC đã "rớt thảm" xuống còn 1,3 tỷ đồng, tương đương giảm 83%.
Ban lãnh đạo PDC khi đó cho biết, năm 2018 doanh thu từ khách sạn giảm mạnh do các khách sạn bước vào giai đoạn cải tạo, sửa chữa khối nhà hàng và phòng ngủ, gây bụi và tiếng ồn khiến lượng khách giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, công ty cũng chi mạnh các khoản mua sắm thay thế trang thiết bị đã cũ, nên lợi nhuận bị "bào mòn".
Tuy nhiên, bức tranh kinh doanh ảm đảm tiếp tục đeo bám PDC đến hết năm 2019 khi doanh thu thuần tiếp tục giảm xuống còn 53 tỷ đồng, tương mức giảm 12%. Các chi phí chẳng vì đó mà thuyên giảm, khiến lợi nhuận sau thuế đạt vỏn vẹn 2,4 tỷ đồng, khá khiêm tốn so với khối tài sản hơn 300 tỷ đồng.
Thêm vào đó, năm 2019 Chủ tịch HĐQT Lê Thanh Thản bị khởi tố vì liên quan đến vụ án "Lừa dối khách hàng" xảy ra tại Công ty Cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu Bemes do ông Thản làm Tổng giám đốc.
Theo Công an TP. Hà Nội, ông Thản đã vi phạm pháp luật tại dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes (CT6), phường Kiến Hưng, quận Hà Đông (Công ty xuất nhập khẩu Bemes là chủ đầu tư).
Năm 2020, ngoài tác động chung của đại dịch Covid-19, dường như việc lâm vào hoàn cảnh "rắn mất đầu" đã khiến PDC lao đao, báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020 cho thấy, lũy kế 9 tháng công ty mới chỉ ghi nhân 22 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm một nửa so với cùng cùng giai đoạn 2019.
Trong khi đó, giá vốn vẫn giữ ở mức xấp xỉ năm ngoái, khiến PDC báo lỗ trước thuế 6 tỷ đồng. Có thể thấy, nếu PDC không có sự đột phá mạnh mẽ vào quý cuối năm, thì viễn cảnh công ty gánh lỗ lần đầu tiên kể từ khi đại gia Lê Thanh Thản "thâu tóm" là điều rõ ràng.
Tính đến ngày 30/9/2020, tổng tài sản của PDC đạt trên 302 tỷ đồng. Trong đó công ty nắm giữ 2,8 tỷ đồng tiền mặt, khoản "phải thu khách hàng ngắn hạn" là 103 tỷ đồng, chiếm phần lớn là "con nợ" khách sạn Mường Thanh Cửa Đông với 83,4 tỷ đồng. Công ty cũng có khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lên đến 45,5 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, nợ phải trả của PDC là 157 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 146 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,1 lần. Kết quả kinh doanh kém tích cực khiến khoản lỗ lũy kế tiếp tục gia tăng lên 28,7 tỷ đồng, trong khi cuối năm 2019 là 22,7 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu PDC đứng ở mức 3.400 đồng/cổ phiếu, vẫn trong diện bị cảnh báo (từ 22/6/2017) do công ty liên tiếp vi phạm quy định công bố thông tin.
MobiFone kinh doanh 6 tháng đầu năm: Nhìn từ những con số sinh lời giữa "cơn bão" Covid -19 Hoạt động kinh doanh trong kỳ 6 tháng đầu năm 2020 của Tổng công ty Viễn thông MobiFone bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-2019, nhưng nhìn vào từng con số sinh lời trên vốn, trên tài sản cho thấy tính hiệu quả về việc sử dụng đồng vốn của nhà mạng này. Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020...