Khôi phục tín nhiệm quốc gia
Các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam lâu nay được xem là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động bao trùm lên tất cả hoạt động kinh tế xã hội và gắn liền với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế.
Do đó, việc Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s điều chỉnh đánh giá xếp hạng tín nhiệm đối với 18 NHTM Việt Nam, trong đó nhiều nhà băng bị hạ triển vọng xuống tiêu cực sẽ tác động như thế nào đến ngành NH?
Thực ra hồi đầu tháng 10-2019, Moody’s đã thông báo sẽ xem xét hạ xếp hạng của 17 NH Việt Nam, ngay sau khi tổ chức này cảnh báo có thể hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam do chậm thanh toán nợ. Và rồi đến ngày 18-12, Moody’s công bố hạ triển vọng tín nhiệm Việt Nam xuống Tiêu cực. Chính vì vậy, không riêng các NH mà kể cả các doanh nghiệp được Moody’s xếp hạng cũng đều bị hạ bậc triển vọng tín nhiệm. Trong thông báo điều chỉnh, Moody’s cũng cho biết, các hành động xếp hạng đối với 18 NH được điều khiển hoàn toàn bởi xếp hạng quốc gia, và không phản ánh sự suy yếu của hồ sơ tài chính độc lập các nhà băng.
Quan sát trong những ngày qua, cổ phiếu của một số NH niêm yết trong danh sách bị hạ triển vọng tín nhiệm cũng không có những biến động nào đáng kể, hoạt động của các NH này cũng trong trạng thái bình thường. Cũng dễ hiểu, vì công cụ xếp hạng tín nhiệm chưa được các doanh nghiệp trong nước hay cơ quan quản lý nhà nước sử dụng nhiều. Nhà đầu tư (NĐT) trong nước hay người dân cũng không quá quan tâm đến vấn đề này, lựa chọn đầu tư hay gửi tiền vào một nhà băng lâu nay chỉ dựa trên uy tín thương hiệu, chất lượng dịch vụ hoặc lợi tức.
Tuy nhiên, đối với NĐT nước ngoài, xếp hạng tín nhiệm là cơ sở quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư. Hiện xếp hạng tín nhiệm của các nhà băng được giữ nguyên, nhưng triển vọng tín nhiệm bị hạ xuống, tức là đứng trước nguy cơ có thể bị điều chỉnh giảm trong tương lai. Điều này chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của NĐT cũng như dòng vốn đầu tư từ nước ngoài trong thời gian tới. Bởi về nguyên tắc, NĐT nước ngoài tin tưởng xếp hạng tín nhiệm cao, đồng nghĩa với rủi ro thấp và sẽ an toàn hơn cho dòng vốn đầu tư.
Video đang HOT
Một tác động nữa khi các nhà băng đối mặt với nguy cơ bị hạ xếp hạng tín nhiệm trong tương lai, là khả năng sẽ làm tăng lãi suất vay nợ trên thị trường trái phiếu quốc tế (TPQT). Còn nhớ năm 2012, Vietinbank đã huy động thành công 250 triệu USD thông qua phát hành TPQT, với mức lãi suất cuống phiếu 8%/năm, kỳ hạn 5 năm.
Ngay sau đó, nhiều NH khác cũng lên kế hoạch phát hành TPQT, song đều không thực hiện được. Nguyên nhân vì tháng 9-2012, Moody’s đã hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, cùng với đó 8 NH Việt Nam cũng bị hạ bậc tín nhiệm. Kèm theo đó, tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều khó khăn, nhiều khoản nợ xấu NH bộc lộ. Các yếu tố này đẩy lãi suất và chi phí phát hành TPQT lên cao.
Khoảng 1-2 năm qua, phát hành TPQT mới bắt đầu thuận lợi trở lại. Gần đây, nhiều NH cũng đã công kế hoạch sẽ phát hành lượng TPQT hàng trăm triệu USD trong thời gian tới đây. Nhưng trong thời điểm kinh tế vĩ mô khả quan, các nhà băng đang có sức khỏe tốt lên nhiều và có kế hoạch huy động vốn quốc tế quy mô lớn, thì việc điều chỉnh triển vọng xếp hạng tín nhiệm lại dẫn đến rủi ro dựng lên rào cản đối với nhu cầu huy động vốn này.
Tháo gỡ nguy cơ này bằng giải pháp nào đang là vấn đề đặt ra, khi nhiều NH đang xem việc gọi vốn từ NĐT nước ngoài hay huy động TPQT để đảm bảo năng lực tài chính theo chuẩn Basel II, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Đó là phải sớm cải thiện những vấn đề tồn tại gây ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Bộ Tài chính đã phản ứng trước việc Moody’s thông báo giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, điều chỉnh triển vọng xuống Tiêu cực.
Tuy nhiên, đánh giá xếp hạng của các tổ chức chức này không dựa trên các giải trình chung chung. Do đó, việc cần làm tiếp theo là phải có biện pháp hiệu quả hơn để cải thiện tích cực công tác quản lý nợ nước ngoài, đặc biệt là nợ được Chính phủ bảo lãnh. Khi cải thiện được điều này, Việt Nam mới có thể yêu cầu Moody’s điều chỉnh đánh giá xếp hạng tín nhiệm cho quốc gia nói chung và các NH nói riêng.
Theo ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
PwC: Hơn 24 tỷ USD tồn đọng trong vốn lưu động của doanh nghiệp tại Việt Nam
Nhận xét về hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam, ông Mohammad Mudasser, Lãnh đạo Dịch vụ tư vấn Quản lý vốn lưu động của PwC Việt Nam cho rằng, hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã và đang bị đánh đổi để đạt được tăng trưởng doanh thu, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực hoạt động bền vững của doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn lưu động chủ yếu đang được tài trợ bằng nợ vay ngắn hạn. Ảnh: Internet
Một trong 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới vừa công bố báo cáo nghiên cứu về "Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản". Báo cáo thực hiện trên dữ liệu tài chính trong bốn năm gần nhất của 509 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất từ 15 nhóm ngành hiện đang niêm yết trên hai sàn giao dịch TP HCM và Hà Nội.
Theo PwC, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn năm tài chính 2017-2018 ở mức hai con số, đạt 15%. Tuy nhiên, biên lợi nhuận chưa tăng trưởng ở mức tương ứng do kém hiệu quả trong việc quản lý chi phí.
Kết quả là, tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE) của các doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu tiếp tục xu hướng suy giảm, riêng trong năm 2018 đã giảm 6,7%.
Báo cáo phân tích, việc tối ưu hóa quản lý vốn lưu động giúp ích trong việc nâng cao thanh khoản. Trong những năm gần đây, tình trạng phụ thuộc vào nguồn vốn vay mượn ngày càng phổ biến, trong khi lượng tiền mặt bị tồn đọng trong vốn lưu động ngày một gia tăng.
PwC cho hay, trong năm tài chính 2018, các doanh nghiệp có cơ hội giải phóng tiền mặt lên đến 11,3 tỷ USD, khoảng 24,1 tỷ USD tiền mặt hiện đang bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nhu cầu vốn lưu động chủ yếu đang được tài trợ bằng nợ vay ngắn hạn thay vì nỗ lực giải phóng tiền mặt từ hoạt động của doanh nghiệp.
Báo cáo của PwC chỉ ra rằng, số ngày C2C (chu kỳ tiền mặt) năm tài chính 2018 đạt 67 ngày, tăng 2 ngày so với 2017, chủ yếu là do sự sụt giảm của chu kỳ khoản phải trả người bán của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh (với tăng trưởng doanh thu bốn năm gần nhất cao hơn mức trung vị trong bốn năm gần nhất) gia tăng việc sử dụng nợ vay ngắn hạn, với tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm (CAGR) nợ vay ngắn hạn bốn năm gần nhất ở mức 13,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng doanh thu. Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khả năng hoạt động bền vững của doanh nghiệp.
So sánh với các nước, PwC cho biết, doanh nghiệp Việt Nam có C2C cao hơn 9 ngày so với trung vị châu Á và cao hơn đến 13 ngày so với Malaysia.
Đáng chú ý, mức chênh lệch gần như tương phản giữa chỉ số tăng doanh thu (15%) và biên lợi nhuận (3%) ở các doanh nghiệp tại Việt Nam làm nổi cộm lên gánh nặng về chi phí vận hành.
Hương Dịu
Theo Haiquanonline.vn
Năm 2019, tín dụng tăng trên 13%, nợ xấu ở mức 1,89% Tính đến cuối 2019, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng 13%. Toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý được 1.064 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Đây là thông tin được Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại cuộc họp báo tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020, sáng nay 31/12....