Khôi phục những vườn cây thanh trà đặc sản xứ Huế

Theo dõi VGT trên

Sau đợt thiên tai, bão lũ kéo dài, hàng trăm héc-ta thanh trà ở tỉnh Thừa Thiên-Huế bị chết hoặc bị nhiễm nấm bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với người trồng thanh trà.

Hiện các chủ vườn đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để khôi phục lại những vườn cây ăn quả đặc sản xứ Huế…

Nhiều năm qua, tận dụng lợi thế địa hình gò đồi và các diện tích đất nằm ven sông Bồ, người dân phường Hương Vân (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) đã mở rộng diện tích trồng cây thanh trà để phát triển kinh tế. Toàn phường Hương Vân có 400 hộ dân tham gia trồng thanh trà, thu nhập bình quân mỗi năm từ 150- 200 triệu đồng/1ha, giúp người dân ổn định cuộc sống.

Thế nhưng, sau đợt mưa bão, lũ lụt liên tiếp vừa qua, rất nhiều cây thanh trà bị chết do ngâm lâu ngày trong nước lũ; một số diện tích thanh trà khác thoát được lũ lụt thì nhiễm dịch bệnh nấm khiến cây rụng lá, khô héo và chết. Bà Nguyễn Thị Đào (50 tuổi, ở tổ dân phố Lại Bằng, phường Hương Vân) không giấu được sự xót xa khi nhìn vườn cây ăn quả đặc sản được trồng 5 năm nay phải nhổ bỏ gần hết để chuẩn bị trồng lại cây giống mới.

Khôi phục những vườn cây thanh trà đặc sản xứ Huế - Hình 1

Người dân ở tỉnh Thừa Thiên-Huế cải tạo, khôi phục lại vườn cây thanh trà sau bão lũ.

“Sau nhiều năm bỏ công sức chăm bẵm, vụ mùa vừa rồi vườn cây thanh trà mới ra quả bói. Cứ nghĩ vụ mùa năm sau thanh trà sẽ cho thu hoạch thì không ngờ những trận lụt liên tiếp vừa qua khiến vườn cây bị ngập úng và bị chết. Giờ vợ chồng tôi phải loại bỏ những cây đã chết để trồng lại cây mới nhằm hồi sinh vườn thanh trà”, bà Đào rầu rĩ nói.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hương Vân cho biết, toàn phường có đến 138ha diện tích trồng cây thanh trà từ 3-5 năm tuổi bị chết do mưa lũ, gây thiệt hại vô cùng lớn. Tranh thủ thời tiết tạnh ráo, người dân địa phương đã dọn vườn, chặt bỏ những cây thanh trà chết, những cây bị nấm được xử lý bằng cách bôi vôi, tỉa bớt cành lá và trồng dặm thêm cây mới để hy vọng sớm khôi phục lại những vườn thanh trà đặc sản của địa phương.

Không chỉ ở Hương Vân mà sau đợt bão lũ, hàng trăm hộ dân dân ở phường Thủy Biều, TP Huế cũng rơi vào cảnh điêu đứng khi các diện tích trồng cây thanh trà nhiều năm tuổi đều bị chết, hoặc bị nhiễm sâu bệnh làm cây yếu sức và chết. Từ năm 2015, vợ chồng anh Võ Bá Dũng (phường Thủy Biều) mạnh dạn vay vốn để trồng gần 100 gốc thanh trà; 2 năm sau, gia đình anh mở rộng diện tích vườn thanh trà lên đến 200 gốc. Tuy nhiên, các đợt mưa lũ xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11/2020 khiến vườn thanh trà của gia đình anh và các hộ dân ở địa bàn phường đều bị ngập úng dẫn đến bị chết.

Theo ông Võ Trần Tuấn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Thủy Biều, thời gian qua, người dân ở địa bàn phường đã phát triển diện tích trồng thanh trà lên gần 200ha, sản lượng thu hoạch đạt hơn 900 tấn, doanh thu đạt hơn 30 tỷ đồng/năm; bình quân mỗi ha thanh trà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

Sau khi Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế chọn Thủy Biều hỗ trợ mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP thì đã có hàng chục hộ dân đăng lý tham gia. Với những thiệt hại do mưa lũ gây ra đối với diện tích thanh trà, hiện chính quyền và người dân địa phương đang nỗ lực khắc phục để hồi sinh lại các vườn thanh trà.

Video đang HOT

Ông Hồ Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên-Huế thông tin, đợt bão lũ vừa qua khiến 540ha cây có múi ở tỉnh bị thiệt hại nặng, trong đó phần lớn là cây thanh trà, tập trung ở các xã, phường như Phong Thu (huyện Phong Điền); Hương Vân (thị xã Hương Trà); Thủy Biều (TP Huế).

Những ngày qua, Chi cục đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với các địa phương, hợp tác xã tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, giúp người dân kiểm tra bệnh chảy gôm, vàng lá, thối rễ ở cây thanh trà để có giải pháp phòng trừ kịp thời, tránh lây lan dịch bệnh.

Đối với các diện tích trồng mới, trồng dặm lại cây chết sau lũ lụt, Chi cục hướng dẫn người trồng nên sử dụng giống cây nguồn gốc rõ ràng, đắp mô cao và trồng đúng kỹ thuật để hạn chế bệnh phát sinh. Đồng thời theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại nhằm có biện pháp phòng trừ sau khi vườn cây được phục hồi. Có như thế mới hy vọng sớm khôi phục lại được các vườn cây thanh trà đặc sản.

Cứ thấy lũ, lụt thì đổ cho thủy điện là không đúng!

Mỗi mùa mưa đến, bão lũ về, câu hỏi liệu thủy điện có là nguyên nhân gây lũ cho vùng Hạ du lại được xới lên.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoạch - Chuyên gia, thành viên Hội đồng khoa học (Hiệp hội Năng lượng Việt Nam) cho rằng: Đã có sự hiểu không đúng, không đủ về thủy điện, dẫn đến thông tin sai lệch: Cứ thấy lũ lụt là đổ cho thủy điện. Điều này là không chính xác, không công bằng với thủy điện.

Để làm rõ hơn vấn đề mà dư luận quan tâm liên quan đến câu chuyện quy hoạch, quản lý và vận hành hệ thống thủy điện, phóng viên có cuộc trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Huy Hoạch về vấn đề này.

Thưa ông, q ua sự cố ở các thủy điện nhỏ vừa qua, dư luận "đổ lỗi" thủy điện là tội đồ gây lũ . Q uan điểm của ông về vấn đề này như thế nào ?

Là người gắn bó với lĩnh vực năng lượng nhiều năm, cá nhân tôi cảm thấy rất buồn khi mỗi mùa bão tới, lũ lụt xảy ra hay khi có sự cố, thì thông tin cho rằng do xây dựng thủy điện, làm mất diện tích rừng tự nhiên là nguyên nhân gây lũ lụt lại xuất hiện. Quan điểm như vậy là chưa đúng là hoàn toàn oan cho các dự án thủy điện. Rõ ràng là sự hiểu không đúng và không đủ về thủy điện dẫn đến thông tin sai lệch, cứ thấy lũ, lụt thì đổ cho thủy điện là không chính xác. Các bạn có thể nhìn thấy rất rõ điều này từ các công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang... đã chống lũ rất hiệu quả cho khu vực đồng bằng sông Hồng. Nếu không có các công trình trên thì đồng bằng sông Hồng, trong đó có Thủ đô Hà Nội thường phải đối mặt với lũ lụt, mà điển hình như trận lũ vào các năm 1969, 1971 đã gây thiệt hại lớn...

Có quan điểm cho rằng thủy điện không phải là tác nhân chính nhưng lại gián tiếp khiến cho lũ lụt trầm trọng thêm. Theo tiến sĩ, vì đâu đã hình thành tâm lý như vậy?

Theo tôi, lũ lụt có nhiều nguyên nhân nhưng mấu chốt vẫn là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nặng nề, các hình thái thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, cùng nhiều nhân tố khác như đô thị hoá nhanh, rừng tự nhiên tiếp tục bị khai thác trái phép, hành lang thoát lũ bị lấn chiếm... đã gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân một số địa phương khi có mưa lớn, bão, lũ.

Tất nhiên, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận rằng có một số trường hợp kiểu "con sâu làm rầu nồi canh", khi từ 2015 trở về trước, khi mùa mưa bão đến, có một số hồ thủy điện nhỏ, nhất là khu vực miền Trung - Tây Nguyên vì lợi ích cá nhân, chủ đập chưa tuân thủ các quy định của nhà nước nên thường xả lũ không đúng quy trình đã gây thiệt hại cho vùng hạ du. Đây có lẽ là nguyên nhân hình thành suy nghĩ trong cộng đồng là thủy điện thường gây thiệt hại cho người dân khi có mưa lũ, bão.

Tuy nhiên, tôi đồng quan điểm với PGS, TS Vũ Thanh Ca - giảng viên Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã phân tích và khẳng định, không có cơ sở khoa học nào để nói thủy điện làm tăng lũ; nếu không có đập thủy điện, lũ vẫn thế, thậm chí cao hơn. Đối với nhiều trường hợp, không có hồ thủy điện, lũ cao hơn rất nhiều!

Ông đánh giá như thế nào khi nhiều ý kiến cho rằng thủy điện gây mất rừng, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên?

Trong các đợt lũ lớn xảy ra vừa qua, đặc biệt ở miền Trung, dư luận lại rộ lên nguyên nhân lũ lớn là do hồ thủy điện vận hành xả lũ nên lũ chồng lũ. Từ đó có ý kiến cho rằng do phát triển thủy điện, rừng bị chặt phá ở khu vực lòng hồ nên diện tích rừng tự nhiên giảm nhiều dẫn đến hậu quả là lũ quét, lũ ống liên tục xẩy ra. Thực tế diện tích rừng tự nhiên giảm có rất nhiều tác nhân gây ra, đâu chỉ lỗi do phát triển thủy điện? Tất nhiên, trước khi giải phóng lòng hồ để tích nước, một số chủ đầu tư thủy điện đã lợi dụng sự giám sát lỏng lẻo của các cơ quan chuyên môn địa phương để trục lợi bằng cách khai thác rừng với diện tích lớn hơn diện tích được cấp phép. Lỗi này là do con người, không phải do xây dựng thủy điện.

Về diện tích đất dành cho thủy điện, thì quả là khi xây dựng thủy điện đã làm ngập một số diện tích rừng tự nhiên, mặc dù các chủ đầu tư đã trồng bù rừng và hàng năm đã nộp phí dịch vụ môi trường rừng, tuy nhiên diện tích rừng trồng bù đó có thể sau 5-10 năm mới đem lại màu xanh và các yếu tố khác như điều kiện của rừng tự nhiên. Tuy nhiên, như tôi phân tích ở trên nếu nói rằng xây dựng thủy điện gây mất rừng, dẫn đến lũ lụt là thiếu căn cứ. Nếu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có cuộc khảo sát và thống kê diện tích rừng tự nhiên hàng năm bị mất do nạn phá rừng lấy đất canh tác, do xây dựng các công trình phục vụ mục đích kinh tế, dân sinh (bao gồm cả xây dựng thủy điện) thì chúng ta sẽ thấy ngay tác nhân nào gây mất rừng tự nhiên là chính.

Cứ thấy lũ, lụt thì đổ cho thủy điện là không đúng! - Hình 1

Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoạch: Cứ thấy lũ, lụt thì đổ cho thủy điện là không đúng!

Ông có thể đánh giá kỹ hơn về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch thủy điện đến thời điểm hiện tại ?

Nguồn tài nguyên thủy điện của nước ta rất phong phú và được phân bố đều khắp trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên việc khai thác nguồn thủy năng để phát điện lại rất muộn so với việc khai thác nguồn nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy và phòng chống tác hại do nước gây ra. Để khai thác tối đa tiềm năng thủy điện của nước ta, vai trò quy hoạch tối ưu các bậc thang thủy điện từng lưu vực sông và thiết kế xây dựng cụ thể các công trình thủy điện hợp lý với đặc điểm điều kiện tự nhiên khác nhau là vô cùng quan trọng. Căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước theo từng giai đoạn, ngành Điện đã tổ chức nghiên cứu lập Quy hoạch bậc thang thủy điện trên dòng chính các sông lớn trên cả nước (sông Đà, Lô-Gâm-Chảy, Mã-Chu, Cả, Hương-Bồ, Vu Gia-Thu Bồn, Trà Khúc, Ba, Sê San, Srêpôk và Đồng Nai) với quy mô công suất từ 30 MW trở lên và đã được Thủ tướng Chính Phủ hoặc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt. Quy hoạch thủy điện các lưu vực sông này đã cập nhật xem xét vấn đề sử dụng tổng hợp nguồn nước, phòng chống lũ, giao thông thủy, tài nguyên khoáng sản trong lòng hồ, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng... trên lưu vực; đánh giá tác động môi trường, công tác di dân tái định cư.

Trong Quy hoạch các bậc thang thủy điện trên dòng chính các sông đã bố trí dung tích phòng lũ thường xuyên từ 80 triệu m3 đến 7 tỷ m3, các công trình thủy điện đã phát huy tối đa hiệu quả tổng hợp về phát điện, cấp nước, chống hoặc giảm lũ cho hạ du. Đối với các lưu vực sông khu vực miền Trung do điều kiện tự nhiên mưa lũ lớn, lại có địa hình lòng sông hẹp và độ dốc lớn nên không thể xây dựng các hồ thủy điện có dung tích phòng lũ (vì nếu muốn có dung tích hồ chứa lớn thì phải xây dựng đập dâng cao, dẫn đến gây ngập đất nhiều, di chuyển nhiều dân ra khỏi vùng ngập của hồ chứa, ảnh hưởng lớn đến môi trường), không khả thi về kinh tế và tác động tiêu cực lớn đối với môi trường - xã hội.

Vì vậy các thủy điện khu vực miền Trung chỉ có tác dụng giảm nhẹ lũ.

Cứ thấy lũ, lụt thì đổ cho thủy điện là không đúng! - Hình 2

Ảnh minh hoạ

Các nhà máy thủy điện bậc thang trên hệ thống sông đều có Quy trình vận hành liên hồ chứa với các quy định đầy đủ, chặt chẽ, có sự phối hợp các cơ quan liên quan nhằm đảm bảo an toàn, khai thác hiệu quả tài nguyên nước trên 11 lưu vực sông.

Căn cứ các Quy hoạch thủy điện này, đến nay chúng ta đã cơ bản triển khai xây dựng và đưa vào vận hành tất cả các công trình thủy điện trên dòng chính các lưu vực sông lớn và phát huy tối đa hiệu quả tổng hợp về phát điện, cấp nước, chống hoặc giảm lũ cho hạ du.

Giai đoạn 2003-2005, chúng ta đã thực hiện Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ toàn quốc có quy mô công suất từ 1 đến 30MW. Sau năm 2005, trên các sông nhỏ và sông nhánh, quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh phần lớn do các tỉnh tổ chức, lập và phê duyệt trình Bộ Công Thương phê duyệt.

Đặc điểm các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ là có dung tích hồ chứa nhỏ, điều tiết dòng chảy ngày đêm hoặc tuần (tích nước trong ngày để phát điện phủ đỉnh vào giờ cao điểm), không có nhiệm vụ phòng lũ nên khi lũ về bao nhiêu thì được xả xuống hạ du công trình (qua đập tràn tự chảy hoặc xả tràn qua các cửa van). Điều này cho thấy nhiều ý kiến cho rằng thuỷ điện nhỏ gây thêm lũ hạ du là không có cơ sở.

Ngày 27/12/2012, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 43 quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện. Theo Thông tư này, việc nghiên cứu, lập quy hoạch bậc thang thủy điện trên các lưu vực sông chính và việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch thủy điện trên địa bàn cả nước thuộc thẩm quyền Bộ Công Thương; việc nghiên cứu, lập quy hoạch thủy điện trên các lưu vực sông nhánh thuộc thẩm quyền UBND các tỉnh. Ngoài ra, các thành phần kinh tế trong xã hội cũng được chính quyền địa phương tạo điều kiện, cho phép nghiên cứu lập quy hoạch các dự án thủy điện vừa và nhỏ để đầu tư để đầu tư xây dựng và vận hành theo đúng các quy định của pháp luật. Về tiêu chí môi trường, quy định các dự án thủy điện không được chiếm dụng đất (bao gồm cả diện tích rừng) không quá 10ha/1 MW công suất lắp máy và không được di dân quá số lượng 1 hộ/1 MW công suất lắp máy; phải tuân thủ quy định tại Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xât dựng, Luật Điện lực...

Theo thống kê các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã được xây dựng và đang vận hành thì diện tích chiếm đất các loại bình quân vào khoảng 1,9 ha/ 1 MW, nhỏ hơn nhiều so với quy định tại Thông tư 43 của Bộ Công Thương. Tính đến thời điểm hiện tại Bộ Công Thương đã loại bỏ khỏi quy hoạch 8 dự án thủy điện bậc thang, 472 dự án thủy điện vừa và nhỏ và 213 vị trí tiềm năng có thể xây dựng công trình thủy điện do các dự án này có diện tích chiếm dụng đất lớn hoặc có tác động lớn đến môi trường, kinh tế và xã hội.

Để công tác quản lý vận hành thủy điện tốt và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, theo tiến sĩ, chúng ta cần phải có hành động cụ thể nào?

Như tôi đánh giá ở trên thì hiện tại, công tác quy hoạch thủy điện nước ta đã thực hiện tốt, làm đúng vai trò của nó là khai thác triệt để, hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo để phục vụ phát triển kinh tế của đất nước. Các nhà máy thủy điện đã được xây dựng và đưa vào vận đóng vai trò to lớn trong việc cung cấp nguồn năng lượng cho hệ thống điện, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đồng thời, do giá thành của thủy điện rẻ, điều tiết hợp lý giá điện, tạo ra nhiều công việc và thu nhập cho lực lượng lao động trên cả nước, đóng góp đáng kể cho ngân sách... Cùng với phát triển thủy điện, cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, trường, trạm,...) và điều kiện sinh hoạt, sản xuất của người dân ở các địa phương có dự án được cải thiện, hoàn chỉnh. Nhìn chung, việc phát triển thủy điện đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; người dân tái định cư ngày càng ổn định cuộc sống, tăng thu nhập của người dân địa phương. Trong những năm qua, thủy điện là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo và giá thành điện năng rẻ hơn so với các nguồn điện khác, đã góp phần đáng kể trong việc giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt; chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp tại các vùng có dự án; tăng hiệu quả sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước có sử dụng điện; tạo thêm nhiều việc làm cho các lực lượng lao động trong cả nước.

Tuy nhiên, trong quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành vẫn còn đó những tồn tại cần phải được giải quyết. Trước hết, công tác quản lý quy hoạch thủy điện còn chồng chéo giữa các bộ, ngành. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy hoạch phát triển tài nguyên nước, Bộ Công Thương quy hoạch bậc thang thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy hoạch thủy lợi,... do vậy, khi triển khai đầu tư xây dựng công trình phải xin thỏa thuận của nhiều bộ, ngành. Thậm chí có dự án khi triển khai xây dựng mới phát hiện sự chồng chéo về mặt quy hoạch, phải xử lý gây lãng phí, chậm tiến độ.

Thứ hai, việc phân cấp cho địa phương chưa phù hợp: Các quy hoạch vùng do địa phương quản lý thường được ưu tiên giao cho các đơn vị tư vấn trên địa bàn thực hiện (với lý do là để dễ quản lý), trong khi trình độ, kinh nghiệm còn non kém, hạn chế, điều tra, khảo sát không đầy đủ dẫn đến chất lượng quy hoạch chưa đáp ứng, do vậy, thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung; danh mục, sơ đồ khai thác và quy mô dự án chưa nghiên cứu toàn diện lưu vực; chưa cập nhật đồng bộ với các quy hoạch khác có liên quan. Các tài liệu cơ bản cho quy hoạch còn thiếu, hoặc độ chính xác thấp do công tác điều tra, khảo sát thực tế còn hạn chế, yếu kém.

Thứ ba, các dự án thủy điện nhỏ do địa phương quản lý: việc giao lập dự án đầu tư cho các đơn vị tư vấn, hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho chủ đầu tư chưa xem xét kỹ về năng lực tài chính và kinh nghiệm của các đơn vị, chất lượng hồ sơ dự án đăng ký đầu tư, điều kiện đầu tư không đảm bảo về mặt kỹ thuật. Công tác quản lý đầu tư xây dựng chưa được quan tâm chỉ đạo, thực hiện đúng mức. Một số dự án được khởi công xây dựng khi chưa đảm bảo các điều kiện về trình tự xây dựng cơ bản. Việc kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư đối với các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công chưa được thường xuyên, đầy đủ để đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thực hiện, các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường..v.v.

Xin cảm ơn ông!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Xác định nguyên nhân vụ cháy ở quận Tân Bình khiến 2 người chếtXác định nguyên nhân vụ cháy ở quận Tân Bình khiến 2 người chết
07:46:53 21/12/2024
Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệcHà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc
12:44:17 21/12/2024
Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí MinhKhẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí Minh
14:51:19 20/12/2024
Cháy nhà 16 người thương vong: Tiếng cầu cứu trong khói đen, có ca nhảy lầuCháy nhà 16 người thương vong: Tiếng cầu cứu trong khói đen, có ca nhảy lầu
22:11:58 20/12/2024
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Tòa yêu cầu bổ sung hồ sơVụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Tòa yêu cầu bổ sung hồ sơ
09:14:20 22/12/2024
Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"
19:35:47 20/12/2024
Người hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCMNgười hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCM
21:17:05 20/12/2024

Tin đang nóng

HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!
06:14:12 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
07:17:20 22/12/2024
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mêMỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mê
06:03:01 22/12/2024
Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."
09:18:47 22/12/2024
Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
06:55:23 22/12/2024
Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"
07:07:16 22/12/2024
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững ngườiBố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
10:11:52 22/12/2024

Tin mới nhất

Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

09:20:47 22/12/2024
Nam tài xế lái xe đầu kéo container trên cầu vượt Sóng Thần, TP Thủ Đức (TPHCM), xảy ra va chạm với xe máy làm một người tử vong, một người bị thương.
Tài xế lái xe lấn làn, dọa đánh người ở Bình Dương

Tài xế lái xe lấn làn, dọa đánh người ở Bình Dương

09:17:16 22/12/2024
Người đàn ông lái ô tô vượt trái ở đoạn đường cấm vượt tại TP Dĩ An (Bình Dương) và bị xe đi đúng chiều cản lại, tài xế này xuống xe chửi bới, đe dọa đánh người.
Đấu giá căn hộ của ông Trịnh Xuân Thanh ở Nha Trang được trên 7 tỷ đồng

Đấu giá căn hộ của ông Trịnh Xuân Thanh ở Nha Trang được trên 7 tỷ đồng

08:11:58 22/12/2024
Căn hộ chung cư 125,5m2 ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) của ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch PVC, được bán đấu giá thành công để bồi thường cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gần 6,3 tỷ đồng.
Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

20:00:12 21/12/2024
Sau sự việc hàng chục tảng đá lớn lăn xuống sát làng Tu Hon (xã Trà Don, huyện Nam Trà My) do dư chấn động đất, tỉnh Quảng Nam đã công bố tình huống khẩn cấp tại đây để triển khai các biện pháp ứng phó.
Áp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớn

Áp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớn

12:26:35 21/12/2024
Áp thấp nhiệt đới hình thành trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông, kết hợp với không khí lạnh nên từ 23-26/12, ở Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có đợt mưa lớn.
Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

07:58:01 21/12/2024
Khi ông T. chuẩn bị dẫn trâu ra đồng, bất ngờ bị con vật rượt đuổi. Sau đó, con trâu này đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu khiến họ bị thương.
Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

22:17:28 20/12/2024
Một nhà máy chế biến thực phẩm tại Đài Loan (Trung Quốc) cháy lớn, khiến 9 người tử vong, trong đó có 2 nạn nhân là người Việt.
Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để học sinh vi phạm giao thông

Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để học sinh vi phạm giao thông

21:47:56 20/12/2024
Tùy mức độ vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh, người đứng đầu và tập thể đơn vị, giáo viên sẽ bị nhắc nhở, phê bình, hạ xếp loại hoặc nặng hơn là không xét thi đua.
Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong

Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong

09:43:21 20/12/2024
Đám cháy lớn căn nhà 4 tầng với 20 phòng trọ cho thuê gần Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình, TPHCM khiến 2 người tử vong, nhiều người bị thương phải nhập viện.
Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

09:37:47 20/12/2024
Mặc dù xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm 2 tháng, nhưng Trung tâm cấp cứu 115 Khánh Hòa vẫn để tài xế điều khiển ô tô đi đón bệnh nhân.
Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

09:23:17 20/12/2024
Người dân phát hiện đám cháy nhanh chóng nhờ mùi khét nồng nặc, tuy nhiên lại khó dập tắt bước đầu do lửa bùng lên nhanh và mạnh, nếu tiếp cận không có đồ bảo hộ sẽ nguy hiểm.
Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lương

Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lương

08:49:23 20/12/2024
Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ điều trị khớp gối, bác sĩ Lê Khắc Thu ở Thừa Thiên Huế không được bố trí công tác chuyên môn rõ ràng, 2 tháng chưa được nhận lương.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

Sao thể thao

11:39:31 22/12/2024
Hai em nhỏ được Thủ tướng Phạm Minh Chính bế trên SVĐ Việt Trì, Phú Thọ là những gương mặt thân quen làng bóng đá.
Đừng ngại khoe dáng với những chiếc áo trễ vai kiểu cách

Đừng ngại khoe dáng với những chiếc áo trễ vai kiểu cách

Thời trang

11:23:50 22/12/2024
Một trong những cách kết hợp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả là phối áo trễ vai với quần âu. Đây là bộ đôi hoàn hảo cho những ngày dạo phố hay đi làm trong môi trường công sở.
Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

Làm đẹp

11:18:23 22/12/2024
Ngoài có mặt trong kem chống nắng, Titan dioxide còn được dùng trong các sản phẩm khác như phấn nén, đồ trang điểm có SPF, mỹ phẩm làm trắng hoặc kem dưỡng da.
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"

Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"

Netizen

11:08:34 22/12/2024
Một cụ 86 tuổi, nguyên là hiệu trưởng trường Trung học quyết tâm kết hôn cùng mối tình đầu của mình trong sự chúc phúc của con cháu và bạn bè.
Vụ tấn công khủng bố ở Đức: Nghi phạm là một bác sĩ 50 tuổi

Vụ tấn công khủng bố ở Đức: Nghi phạm là một bác sĩ 50 tuổi

Thế giới

11:07:25 22/12/2024
Tờ Die Welt đưa tin một kiện hành lý được tìm thấy trên ghế phụ và chưa rõ liệu có thiết bị nổ bên trong hay không , thêm rằng các cơ quan chức năng chưa loại trừ kịch bản này .
Từ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất Iraq

Từ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất Iraq

Lạ vui

11:05:43 22/12/2024
Dấu tích thủ đô tráng lệ 2.700 tuổi của Vương quốc Assyria đã được tìm thấy bởi một nhóm khảo cổ quốc tế, nhờ máy đo từ trường.
Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Sáng tạo

11:04:24 22/12/2024
Tòa nhà 8 tầng có 1.182 tấm pin quang điện trên mặt tiền, thu thập ánh sáng mặt trời và chuyển thành điện. Hệ thống này thu được năng lượng nhiều hơn 50 lần so với các tấm pin mặt trời trên mái nhà tại các khu dân cư.
4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

Trắc nghiệm

11:04:12 22/12/2024
Trong cuộc sống, mỗi người đều có tính cách và khí chất riêng biệt. Điều thú vị là, nóng tính không đồng nghĩa với việc làm người không đáng tin, và bốn con giáp dưới đây là minh chứng rõ ràng nhất.
Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'

Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

11:03:27 22/12/2024
Trong công diễn 4 Chị đẹp đạp gió , diva Mỹ Linh gây bất ngờ khi thể hiện màn nhào lộn, ke đầu còn nữ ca sĩ Minh Tuyết chứng tỏ bản thân với màn đu dây hát bolero.
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao châu á

10:57:25 22/12/2024
Song Hye Kyo gây sốc với tạo hình nữ tu sĩ trong bộ phim Dark Nuns ; Jang Nara khóc khi nhận giải thưởng lớn ở SBS Drama Awards.
Sony biết lúc nào người chơi đang phẫn nộ?

Sony biết lúc nào người chơi đang phẫn nộ?

Mọt game

10:52:10 22/12/2024
Việc các game thủ cảm thấy nóng mặt khi bị game làm khó đã không còn là chuyện hiếm gặp. Dù vậy, đôi khi nếu có xả giận thì cơ hội vượt ải vẫn là cực kỳ khó khăn, khiến cơn giận ngày càng gia tăng mà gây ức chế, bực bội.