Khối nợ 680 tỉ đồng ‘giá mềm’ của CTCP Đầu tư Việt Tâm
Lô trái phiếu 680 tỉ đồng mà CTCP Đầu tư Việt Tâm phát hành hôm 2/4 có mức lãi suất cố định 9%/năm, thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung.
Phối cảnh một dự án địa ốc tại Bình Định mà CTCP Đầu tư Việt Tâm rót vốn đầu tư
CTCP Đầu tư Việt Tâm (Việt Tâm) vừa công bố thông về đợt phát hành 680 tỉ đồng trái phiếu riêng lẻ, loại hình không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm. Thương vụ được thu xếp bởi CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).
Số trái phiếu trên được phát hành ngày 2/4/2021, kỳ hạn 4 năm và có mức lãi suất cố định 9%/năm. Đây là mức lãi suất khá ‘mềm’ đối với một doanh nghiệp bất động sản chưa đại chúng như Việt Tâm và cũng thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung.
Ít ngày trước, CTCP Đầu tư Văn Phú – Invest (Mã CK: VPI) đã phát hành 230 tỉ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có đảm bảo bằng tài sản, kỳ hạn 3 năm.
Lô trái phiếu của VPI có loại hình tương đồng với trái phiếu mà Việt Tâm phát hành, dù có kỳ hạn thấp hơn, song có mức lãi suất cố định lên tới 10,3%/năm.
Trước đó nữa, ngày 30/3/2021, CTCP Tập đoàn đầu tư I.P.A (Mã CK: IPA) đã huy động 300 tỉ đồng trái phiếu, kỳ hạn 3 năm, với mức lãi suất cố định 10,4%/năm. Hay CTCP Tập đoàn Hateco, ngày 31/3/2021, đã hút về 310 tỉ đồng qua kênh trái phiếu với mức lãi suất 10,1%/năm.
Việt Tâm cho hay việc phát hành trái phiếu nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, hợp tác đầu tư phát triển hai dự án bất động sản là Khu phức hợp văn phòng, khách sạn và căn hộ tại số 1 Nguyễn Tất Thành, phường Lý Thường Kiệt, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (tên thương mại Grand Center Quy Nhơn) và dự án Chung cư Phú Mỹ 2 tại phường Phú Mỹ, Quận 7, Tp. HCM (tên thương mại Q7 Boulevard).
Video đang HOT
Đây đều là những dự án do tập đoàn địa ốc danh tiếng tại khu vực phía Nam làm chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, lô trái phiếu 680 tỉ đồng nêu trên là kết quả của đợt chào bán riêng lẻ đợt 1 năm 2021 của Việt Tâm, do đó, không loại trừ khả năng công ty này sẽ thực hiện thêm nhiều đợt phát hành trái phiếu trong thời gian tới.
Theo tìm hiểu của VietTimes, Việt Tâm được thành lập vào tháng 8/2015,đăng ký địa chỉ tại Khu dân cư Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Tp. HCM.
Tính đến ngày 25/12/2018, công ty này có vốn điều lệ 300 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: ông Dương Thái Hiền góp 150 tỉ đồng, sở hữu 50% vốn; ông Lê Thanh Tâm góp 149 tỉ đồng, sở hữu 49,67% vốn; và bà Nguyễn Thị Thanh Vi góp 1 tỉ đồng, sở hữu 0,33% vốn điều lệ. Trong đó, ông Lê Thanh Tâm (SN 1978) đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, kết quả kinh doanh của Việt Tâm có sự tăng trưởng mạnh vào năm 2019 với doanh thu thuần 2.444,3 tỉ đồng, lãi sau thuế 447,3 tỉ đồng, lần lượt cao gấp 74,7 lần và 15,2 lần so với năm 2018.
Trên bảng cân đối, tính đến ngày 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của Việt Tâm đạt 1.639,6 tỉ đồng, giảm 33,7% so với cuối năm 2018./.
Trái phiếu BĐS chiếm "ngôi vương": Băn khoăn về rủi ro
Với tỷ trọng chiếm 38% trong tổng lượng trái phiếu phát hành năm 2020, BĐS chiếm "ngôi vương" phát hành trái phiếu.
Thống kê chung của Công ty Quản Lý Quỹ Dragon Capital Việt Nam, trái phiếu doanh nghiệp, quy mô đang tăng rất nhanh trong giai đoạn 2016-2020, tổng giá trị thị trường này đã đạt khoảng 950.000 tỷ đồng tính đến cuối 2020, chiếm 15,6% GDP. Đặc biệt, quy mô thị trường tăng vọt trong 2 năm trở lại đây (giai đoạn năm 2019-2020) với mức tăng tới 45%.
Trái phiếu BĐS vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Ảnh minh họa
Tính riêng trong năm 2020, trái phiếu doanh nghiệp thực sự bùng nổ khi phát hành sơ cấp đạt 431.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với trái phiếu Chính phủ và gấp 1,3 lần năm 2019 khi tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 320.000 tỷ đồng, cũng gấp gần 3 lần năm 2018.
Các doanh nghiệp BĐS và ngân hàng là những lĩnh vực hút được lượng tiền lớn thông qua kênh phát hành trái phiếu.
Cụ thể, các danh nghiệp thuộc lĩnh vực BĐS đã dẫn đầu khi chiếm tỷ trọng 38% trong tổng lượng trái phiếu phát hành năm 2020, BĐS chiếm "ngôi vương" phát hành trái phiếu.
Tỷ trọng này tăng tới 24% so với năm 2019 và giúp lĩnh vực BĐS thu về nguồn tiền 163.700 tỷ đồng.
Xếp thứ hai là ngành ngân hàng với tỷ trọng 30% trong tổng lượng trái phiếu phát hành năm 2020. Tỷ trọng này thấp hơn năm 2019 là 37% nhưng cũng giúp cho lĩnh vực này huy động được nguồn tiền 129.300 tỷ đồng.
Tính chung trong 2 năm qua, lãi suất huy động trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh ở lĩnh vực bất động sản, từ mức trên 8,5%/năm lên 10,5%/năm, giúp lĩnh vực này gom được nguồn tiền rất lớn.
Rủi ro
Trước tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng "nóng", Bộ Tài chính đã đưa ra khuyến nghị đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Theo đó, Bộ yêu cầu doanh nghiệp phải tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ... Với các nhà đầu tư cần cẩn trọng, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng tránh rủi ro...
Đặc biệt, với vai trò quản lý, Bộ Tài chính sẽ phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Khuyến nghị của Bộ Tài chính đưa ra sau khi có nhiều lo ngại về tính rủi ro từ thị trường trái phiếu BĐS.
Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo, thị trường trái phiếu bất động sản phát triển nhanh sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh lãi suất, chất lượng trái phiếu doanh nghiệp không đồng đều, đẩy rủi ro về phía người mua phải tự thẩm định, đánh giá.
Nhà đầu tư phải cẩn trọng với những công ty bất động sản đưa ra mức lãi suất trái phiếu cao gấp đôi lãi suất ngân hàng bình thường. Bởi lãi suất càng cao sẽ đi đôi với những rủi ro càng cao.
Báo Tiền phong dẫn lời chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng cho hay: "Nhiều doanh nghiệp muốn thúc đẩy nhanh các dự án bất động sản, bởi nếu trì hoãn, chậm tiến độ, có nguy cơ bị thu hồi. Vì vậy, để phát hành trái phiếu thành công, lãi suất phải hấp dẫn".
Trong khi đó, thạc sĩ tài chính Nguyễn Bảo Chương nói rằng, hiện nay các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu đều không có ngân hàng bảo lãnh. Các ngân hàng khá e dè việc bảo lãnh này vì bị tính vào room tín dụng bất động sản.
Còn các doanh nghiệp bất động sản lại lập lờ bằng cách nhờ công ty chứng khoán của các ngân hàng đứng ra phát hành. Ở đây, công ty chứng khoán chỉ đóng vai trò môi giới, còn các quyền, nghĩa vụ, sinh lợi hay rủi ro... đều thuộc về nhà đầu tư.
Quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Nghị định gồm 8 Chương 26 Điều với một số nội dung mới. Theo đó, về phương án tài chính của dự án PPP, Nghị định quy định nguyên tắc phương án tài chính phải phản...