Khối ngoại trở lại bán ròng hơn 570 tỷ, VnIndex giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp
Áp lực bán ròng tập trung chủ yếu tại NVL với 369,03 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, NVL giảm nhẹ 200 đồng (0,3%) xuống 61.100 đồng.
Phiên giao dịch 6/12 diễn ra khá kịch tính khi thị trường liên tục “đánh võng” trong phiên. Thời điểm tồi tệ nhất, VnIndex mất hơn 20 điểm. Tuy vậy, lực cầu bắt đáy tăng vọt những phút cuối giúp các chỉ số hồi phục tích cực.
Đóng cửa phiên giao dịch, VnIndex giảm 5,66 điểm (0,59%) xuống 947,64 điểm; Upcom-Index giảm 0,37 điểm (0,69%) xuống 53,83 điểm và thậm chí Hnx-Index còn tăng 0,14 điểm (0,12%) lên 113,37 điểm.
Trên HSX, khối ngoại có phiên bán ròng khá mạnh với hơn 1 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 571 tỷ đồng.
HPG là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất với 26,96 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là HCM (16,86 tỷ đồng), VRE (16,03 tỷ đồng), MSN (14,48 tỷ đồng), PVD (12,31 tỷ đồng). Trong đó, HCM là cổ phiếu giao dịch tích cực nhất khi tăng 2.900 đồng (5,5%) lên 55.700 đồng.
Ở chiều ngược lại, áp lực bán ròng tập trung chủ yếu tại NVL với 369,03 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, NVL giảm nhẹ 200 đồng (0,3%) xuống 61.100 đồng.
Top 5 cổ phiếu khối ngoại bán ròng nhiều nhất còn có VNM (91,59 tỷ đồng), VIC (63,22 tỷ đồng), SSI (41,41 tỷ đồng), DIG (35,11 tỷ đồng) và không cổ phiếu nào đóng cửa tăng điểm.
Trên HNX, khối ngoại có phiên mua ròng nhẹ nhàng với 254 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 2,92 tỷ đồng.
Video đang HOT
PVS là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất HNX với 15,26 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, PVS giao dịch khá tích cực khi đi ngược xu hướng thị trường và tăng 1,6% lên 19.300 đồng.
Top 5 cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên còn có HUT (2,32 tỷ đồng), DGC (0,39 tỷ đồng), CIA (0,27 tỷ đồng), HHG (0,15 tỷ đồng).
Phía bán ròng, VGC đứng đầu danh sách với 9,92 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là NTP (2,16 tỷ đồng), NDN (0,94 tỷ đồng), DHT (0,45 tỷ đồng), HLD (0,35 tỷ đồng).
Trên Upcom, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 95 liên tiếp với 184 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 11,7 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu hàng không tiếp tục được khối ngoại “gom hàng” khá mạnh. Trong top 5 cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất Upcom có tới 3 cổ phiếu trong ngành hàng không, bao gồm SCS (4,81 tỷ đồng), ACV (4,55 tỷ đồng), HVN (0,5 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, khối ngoại có phiên bán ròng khá nhẹ nhàng. Cổ phiếu bị bán mạnh nhất là VGG cũng chưa đến 1 tỷ đồng.
Theo Trí thức trẻ
Sau phiên giảm sâu bởi áp lực margin, TTCK Việt Nam sẽ sớm trở lại đà bứt phá?
Trong vài tuần gần đây, margin tại các CTCK đã có dấu hiệu "căng cứng" nhưng thị trường vẫn bứt phá mạnh nhờ dòng tiền mới từ trong dân, cũng như sự tham gia mạnh mẽ của các quỹ ngoại, đặc biệt qua các "deal" lớn gần đây như Vinamilk, DIG...
Sau chuỗi ngày tăng không ngừng, TTCK Việt Nam đã điều chỉnh khá mạnh với mức giảm gần 17 điểm (1,72%) xuống 953,3 điểm trong ngày 5/12, đánh dấu phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng 4 tháng qua.
Mặc dù việc điều chỉnh đã được dự báo sẽ sớm diễn ra, nhưng phiên giảm điểm vừa qua vẫn khiến giới đầu tư bàng hoàng bởi tâm lý thị trường đang trên đà hưng phấn và phần lớn thời gian giao dịch thị trường vẫn bứt phá mạnh. Áp lực bán mạnh chỉ diễn ra trong buổi chiều với khởi đầu là các cổ phiếu Bluechips, sau đó lan rộng ra toàn thị trường.
"Căng" margin khiến thị trường giảm sâu
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc chiến lược thị trường CTCK MBS cho rằng phiên điều chỉnh hôm nay là hệ quả của áp lực margin trên thị trường đã quá "căng". Giới đầu tư cũng như các CTCK lớn đã chủ động hạ đòn bẩy khiến lượng cung tăng mạnh, thêm nữa thị trường đang ở vùng điểm khá cao càng khiến tâm lý chốt lời gia tăng.
Nói về margin, ông Sơn cho biết việc "căng" margin tại các CTCK đã diễn ra vài tuần gần đây. Tuy nhiên thị trường vẫn tăng mạnh nhờ dòng tiền mới tham gia thị trường từ trong dân, cũng như sự tham gia mạnh mẽ của các quỹ ngoại, đặc biệt qua các "deal" lớn gần đây như Vinamilk, DIG...
Một yếu tố khác tác động không tích cực tới thị trường là đang trong kỳ review ETF và trong quá khứ, trước khi các quỹ ETF tiến hành cơ cấu danh mục, thị trường thường có diễn biến khá thận trọng. Ngoài ra, các quỹ đầu tư có lợi nhuận lớn từ đầu năm tới nay bắt đầu chốt NAV và điều này khiến thị trường thêm phần ảnh hưởng.
Theo ông Sơn, thông thường sau mỗi đợt điều chỉnh bởi "căng" margin, thị trường sẽ mất vài phiên điều chỉnh và nhiều khả năng sẽ cân bằng hơn trong 2-3 phiên tới.
VnIndex điều chỉnh mạnh sau chuỗi ngày tăng nóng
Trong khi đó, CTCK HSC cho rằng trong thời gian qua, thị trường đã tăng mạnh trước sự lạc quan rằng các sự kiện IPO và phát hành, bán cổ phần của các doanh nghiệp lớn sẽ có số lượng đặt mua vượt đặt bán với giá giao dịch cao. Với sự kiện IPO Becamex IDC hôm thứ 6 vừa qua không thu hút được nhiều sự quan tâm cũng không bán được giá cao là một dấu hiệu cảnh báo tới thị trường.
Nhịp điều chỉnh sẽ sớm chấm dứt
Cũng theo HSC, sự kiện đấu giá cổ phần Sabeco vào ngày 18/12 tới đây sẽ thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư và điều này sẽ giúp thị trường không bị điều chỉnh mạnh. Tuy nhiên, xu hướng giảm đã phát đi một tín hiệu rõ ràng và kể từ giờ diễn biến của VnIndex nhiều khả năng sẽ thận trọng hơn. HSC cho rằng thị trường có thể sẽ còn giảm ít nhất là đầu phiên 6/12 nhưng có thể nhà đầu tư sẽ mua vào trở lại trong vài phiên tới với điều kiện không xuất hiện thông tin xấu.
Trong khi đó, CTCK BSC cho rằng phiên điều chỉnh là cần thiết khi chỉ số đang được đẩy lên quá nhanh. Dù giảm điểm mạnh nhưng thanh khoản thị trường vẫn tiếp tục tăng cho thấy lực cầu của nhà đầu tư vẫn rất mạnh, cộng với những thông tin tích cực sẽ giúp cho chỉ số thị trường quay đầu tăng điểm trong những phiên sắp tới.
Tương tự, CTCK SHS cho rằng phiên giảm mạnh này đã giúp cho đà tăng trở nên bớt nóng, từ đó làm cho rủi ro điều chỉnh mạnh trở nên thấp đi. Dự báo, trong phiên giao dịch 6/12, VnIndex có thể sẽ hồi phục trở lại với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ gần nhất lần lượt tại 957 điểm và 947 điểm. SHS khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn nên dừng mua và tiếp tục theo dõi thị trường. Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt, có triển vọng tích cực.
Ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc chiến lược thị trường MBS nhận định sau đợt điều chỉnh này, giá nhiều cổ phiếu về vùng hợp lý sẽ thu hút dòng tiền trở lại. Trong ngắn hạn, thị trường có thể rung lắc nhưng về trung hạn, đặc biệt sang năm 2018 thì việc VnIndex vượt qua đỉnh cũ 2007 (1.170 điểm) là điều không quá khó.
Lý do ông Sơn tự tin với nhận định này bởi TTCK Việt Nam hiện có nhiều nét tương đồng với Pakistan khi đã tăng mạnh vài năm trước khi được nâng hạng lên Emerging Markets. Hiện tại, UBCK, cơ quan điều hành đang liên tục hoàn thiện chính sách để phù hợp hơn với thông lệ của MSCI như phát triển thị trường phái sinh, nới room, công bố thông tin theo chuẩn...và điều này được kỳ vọng giúp thị trường Việt Nam sẽ sớm được nâng hạng.
Ngoài ra, trong năm nay và năm sau có thêm nhiều doanh nghiệp vốn hóa tỷ đô lên sàn. Việc có nhiều doanh nghiệp "chất" cùng với hoàn thiện về mặt chính sách sẽ là nền tảng thu hút dòng vốn nước ngoài đổ mạnh vào thị trường. Hơn 1 tỷ USD được đổ vào TTCK Việt Nam từ đầu năm tới nay từng là con số mơ ước, nhưng nhiều khả năng số vốn ngoại đổ vào Việt Nam sẽ còn tăng mạnh trong năm tới thông các thương vụ IPO, thoái vốn Nhà nước và đây sẽ là động lực thúc đẩy thị trường bứt phá trong trung hạn.
Theo Trí thức trẻ
Thị trường giảm sâu gần 17 điểm, khối ngoại âm thầm "gom hàng" trong phiên 5/12 NLG là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 33,5 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, NLG giao dịch khá tích cực khi giữ được sắc xanh tăng điểm, dù rằng mức tăng chỉ là 0,3%. Phiên giao dịch 5/12 khép lại với những diễn biến không thực sự tích cực khi áp lực bán tăng vọt, kéo thị...